Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương

0
61
Rate this post

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để thấy được những hình tượng nghệ thuật độc đáo, vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị nhân văn sâu sắc. Tham khảo những bài văn mẫu dưới đây do tổng hợp để có thêm nhiều ý tưởng làm bài em nhé!

Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương

Đề bài: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

——————

* Trước khi làm bài, các em hãy tham khảo dàn ý phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương để nắm được các ý chính cần triển khai đối với dạng bài này nhé!

Bài văn mẫu phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương

Bài văn mẫu 1

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Bạn đang xem: Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương

(Tố Hữu)

Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại một cách đau xót, trong giây phút chủ quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên.

Đọc “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.

Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hòa. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu – một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triều Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc ? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia.

Nỗi đau mất nước ấy quả thật là quá lớn. Nhưng ta lại càng đau xót trước tình yêu chân thành của nàng công chúa phương Nam.

Bài văn mẫu 2

Hẳn là mỗi lần nhắc đến cái nỏ thần chúng ta đêu nhớ đến câu chuyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện ấy như một câu chuyện lịch sử và cũng có những yếu tố hư cấu thể hiện được những buổi đầu dựng nước của ông cha ta. Đọc truyện ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.

Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.

Năm ấy, Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hòa. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu – một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triều Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn “kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.

Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc ? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.

Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia.

Sẽ là thiếu sót nếu tìm hiểu bi kịch mất nước của An Dương Vương mà không khám phá bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy. Mối tình Mị Châu – Trọng Thủy là mối tình éo le, bởi song song và đan cài với sự nghiệp giữ nước Âu Lạc là mối tình của hai người, mà nguyên nhân của nó chính là bài học muôn đời cho những ai muốn đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc, tác tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nếu có thể coi quan hệ Mị Châu – Trọng Thủy là một mối tình thì đó cũng không thể là mối tình chung thủy, bởi trong khi Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy đã sẵn có âm mưu chiếm bí mật nỏ thần. Trọng Thủy đến Âu Lạc vì mục tiêu duy nhất đó. Nhưng những ngày ở Âu Lạc, bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết, trong sáng và tin yêu. Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự chân thành với Mị Châu, cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thủy, tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và tham vọng trọn tình với người đẹp. Vì vậy, trộm được nỏ thần, về nước để chuẩn bị chiến tranh, Trọng Thủy vẫn muốn tìm lại Mị Châu nhờ dấu lông ngỗng đưa đường, hi vọng sẽ sống với Mị Châu trên đất Âu Lạc mà mình làm bá chủ. Nhưng hai tham vọng đó làm sao có thể dung hòa! Trọng Thủy có thể vừa chiếm nước Âu Lạc vừa tận hưởng hạnh phúc bên người con gái biết mình vô tình bán nước được chăng? Rắc lông ngỗng dọc đường chạy loạn, lại một lần nữa Mị Châu đã vô tình chỉ dẫn cho quân giặc đuổi theo, vô tình đưa hai cha con đến chỗ cùng đường. Nàng chỉ kịp nhận ra sự thật đau lòng đó trước lúc rơi đầu, khi Kim Quy kết tội nàng là “giặc”. Cái chết của Mị Châu khiến tham vọng của Trọng Thủy cũng tiêu tan. Vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ phải là người vui mừng hưởng thụ vinh quang thì Trọng Thủy lại tự tử vì nỗi “tiếc thương Mị Châu khôn cùng“. Thủy đã tự vẫn vì không thể chỉ chọn một trong hai tham vọng, chết vì bị giày vò bởi mối tình mâu thuẫn không thể giải quyết nổi trong con người anh. Cái chết đó đã gợi chút xót xa cho mọi người. Mối tình giữa Mị Châu – Trọng Thủy éo le, giang dở là do luôn có âm mưu gây chiến của Triệu Đà len lỏi vào. Nếu như Đà thực sự cầu hòa, nếu như hai nước đều lấy hòa bình làm trọng, thì mối tình Mị Châu – Trọng Thủy chẳng phải là mối tình đẹp đẽ giữa trai tài gái sắc sao? Kết thúc bi thảm của mối tình đó có nguyên nhân sâu xa từ âm mưu xâm lược và đã thực sự mang ý nghĩa tố cáo chiến tranh.

Tham khảo thêmPhân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Bài văn mẫu 3

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”

Câu thơ của Lâm Thị Vỹ Dạ đã cho thấy tình yêu sâu sắc của tác giả đối với những câu chuyện dân gian cổ xưa của dân tộc. Bởi vì trong mỗi câu chuyện lại chứa đựng rất nhiều những triết lý nhân sinh về cuộc đời và con người. Với tác phẩm “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, dân gian đã mang đến sự xót xa về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu. Từ đó, rung lên trong lòng độc giả những dư âm sâu lắng.

Trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, hai bi kịch đan lồng vào nhau tạo nên một cốt truyện kịch tính, gay cấn nhưng cũng không kém phần đau thương, xót xa. Cả vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu đều rơi vào bi kịch bởi chính niềm tin mù quáng của mình. Cả hai đã lầm lỡ khi tin vào chính kẻ đã lừa mình để cướp Nỏ thần, cướp nước và phản bội lại tình nghĩa vợ chồng. Dân gian thật sâu sắc khi khắc họa những hình tượng nghệ thuật độc đáo, vừa có giá trị nghệ thuật lại vừa có giá trị nhân văn sâu sắc.

Bi kịch mất nước có nguồn gốc từ mâu thuẫn lợi ích và tham vọng giữa Triệu Đà và An Dương Vương. Với tầm nhìn chiến lược, An Dương Vương đã nhìn thấy Cổ Loa là một vùng đất trù phú, tốt tươi có địa hình bằng phẳng, rộng rãi và thuận lợi cho việc giao thương buôn bán. Bởi vậy, ông quyết định cho dời kinh đô về Cổ Loa và tiếp tục sự nghiệp kiến thiết đất nước của cha ông. Được sự giúp đỡ của thần Kim Quy, ông đã xây dựng Loa Thành với chín vòng kiên cố, đảm bảo an toàn và vô cùng vững chãi. Đặc biệt, Rùa Vàng còn giúp An Dương Vương đánh bại kẻ thù là Triệu Đà với âm mưu xâm lược và cướp nước. Khung cảnh tươi sáng, phồn thịnh của nước Nam hiện ra vô cùng đẹp đẽ với một vị vua anh minh sáng suốt. Vậy nhưng, chưa được bao lâu, toàn thể nhân dân nói chung và vua An Dương Vương nói riêng bị rơi vào bi kịch mất nước.

Bi kịch mất nước của An Dương Vương mở đầu bằng việc Vua đồng ý lời cầu hôn của Triệu Đà, gả công chua Mị Châu cho con trai của hắn là Trọng Thủy. Triệu Đà là một tên lòng dạ tàn độc, sau khi bị bại trận trước An Dương Vương, hắn không cam lòng chịu thua trận và nhục nhã. Bởi vậy, hắn đã tìm đủ mọi cách, thương thuyết bằng bao lời ngon ngọt và thiện ý hòa hoãn để đưa Trọng Thủy đến cầu thân Mị Châu nhưng thực chất là dùng con trai làm gián điệp cho mình.

Tuy là một vị vua anh minh nhưng vì mong muốn đất nước được hoà bình mà mang tâm thế chủ quan, khinh địch, An Dương Vương đã đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy mà không mảy may nghi ngờ. Ông hoàn toàn không hề biết, mình đã giao trứng cho ác và châm ngòi cho bi kịch mất nước.

Tin vào lựa chọn của vua cha, nàng Mị Châu xinh đẹp đã không mảy may nghi ngờ người chồng của mình. Cùng chung sống dưới một mái ấm với Trọng Thủy, nàng hết mực yêu thương người chồng của mình và luôn làm tròn bổn phận của một người vợ. Còn Trọng Thủy, hắn vẫn giữ kín bộ mặt thật giả tạo của mình mà không để cho ai phát hiện. Nhờ vậy, hắn đã tìm được cách đánh cắp Nỏ thần một cách hoàn hảo và chờ thời cơ đánh bại An Dương Vương.

Không giống như lần đầu, khi quân Triệu Đà kéo sang xâm lược lần hai, An Dương Vương vẫn bình thản chơi cờ vì nghĩ rằng không kẻ nào có thể đánh bại được Nỏ thần. Quân của Triệu Đà ngang nhiên xông vào thành vô cùng hung bạo, chúng càn quét khiến cho người dân điêu đứng. Lúc này, An Dương Vương mới đi tìm nỏ thần nhưng Nỏ thần đã không còn sử dụng được nữa. Ông đâu có ngờ nỏ thần đã bị đánh tráo từ lâu. An Dương Vương hoảng loạn vội vã đưa con gái Mị Châu đi trốn nhưng quân giặc đã ráo riết đuổi theo phía sau lưng. Ra đến biển lớn, bị dồn vào đường cùng, An Dương Vương chỉ còn cách nhờ Rùa Vàng ngoi lên giúp đỡ. Thế nhưng, đau lòng thay, nước đã không cứu được, chính bản thân ông lại phát hiện ra bí mật động trời. Hóa ra bấy lâu nay Trọng Thủy chính là gián điệp giúp Triệu Đà có được Nỏ thần và đau lòng hơn, chính Mị Châu – con gái ông đã giúp Trọng Thuỷ lấy Nỏ thần, trên đường chạy trốn còn rải lông ngỗng khiến quân giặc tìm đến ông một cách dễ dàng. Quá đau lòng cùng sự thức tỉnh muộn màng, An Dương Vương đã giết chết con gái mình rồi theo thần Kim Quy xuống biển. Đó là sự trả giá cho những lỗi lầm mà một vị vua đã gây ra cho dân tộc.

Truyền thuyết còn nói về bi kịch tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ. Mị Châu là nàng công chúa hồn nhiên, ngây thơ, được sống bao bọc trong nhung lụa và sự yêu thương, che chở của vua cha. Cuộc đời nàng bước sang một trang mới khi nghe theo lời vua cha lấy Trọng Thủy làm chồng. Trong những năm tháng chung sống dưới một mái ấm, cả hai người đã nảy sinh trong nhau tình yêu và tình nghĩa vợ chồng. Mị Châu trải qua những tháng ngày hạnh phúc, đắm chìm trong tình yêu và cảm nhận thứ tình cảm thủy chung của một người vợ dành cho người chồng của mình. Chính vì thế, dù là con trai của kẻ thù nhưng nàng vẫn không mảy may nghi ngờ Trọng Thủy. Và có lẽ, đó chính là những ngày tháng hạnh phúc nhất của hai người.

Tuy vậy, tình yêu của Trọng Thủy dành cho Mị Châu không đơn thuần và trong trắng như nàng dành cho chàng. Nếu trước đây, Trọng Thủy cưới Mị Châu chỉ là làm theo lời căn dặn của vua cha với âm mưu làm nội gián và ăn cắp Nỏ thần thì sau này, trong chàng đã nảy sinh tình yêu với cô công chúa nước Nam. Trong lòng Trọng Thủy vô cùng mâu thuẫn giữa một bên là tình yêu và một bên là bổn phận đối với dân tộc. Và cuối cùng, chàng đã chấp nhận hi sinh tình yêu, làm tổn thương người vợ đầu ấp tay kề với mình để trả thù cho vua cha. Trọng Thủy đã lừa dối Mị Châu để ăn cắp nỏ thần và bí mật đưa về nước. Khi chiến tranh xảy ra, mặc dù rơi vào hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc nhưng Mị Châu vẫn không hề nghi ngờ người chồng của mình. Ngược lại, nàng vẫn tin tưởng, rải lông ngỗng trên đường đi trốn để mong Trọng Thủy sẽ đến cứu mình. Nhưng chao ôi, Mị Châu quả thật đáng thương khi đặt niềm tin của mình lẫm chỗ. Đến cuối cùng, nàng mới nhận ra sự thật vì tất cả đã muộn. Tình yêu sâu nặng mà nàng dành cho chàng hóa thành nỗi đau và niềm hận thù không bao giờ nguôi cạn. Từ một đôi trai tài gái sắc bỗng trở thành bi kịch tình yêu khiến ai cũng vô cùng thương xót.

Để hóa giải cho bi kịch tình yêu và đặt ra bài học nhân sinh có ý nghĩa, dân gian đã nghĩ ra chi tiết ngọc trai – giếng nước. Trọng Thủy sau khi Mị Châu chết đã quá đau lòng nhảy xuống giếng tự vẫn. Máu Mị Châu chảy xuống biển biến thành ngọc châu, khi lấy ngọc ấy rửa với nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn thì càng sáng đẹp hơn. Chi tiết này cho thấy tấm lòng của Mị Châu và Trọng Thủy, dù đã hóa kiếp nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi. Bởi suy cho cùng, tình yêu không có lỗi, lỗi là ở hoàn cảnh hai người quá khác nhau mà thôi. Trọng Thủy cuối cùng cũng phải trả giá. Dù mang về lợi ích cho dân tộc nhưng chàng mãi mãi mất đi người vợ mình yêu thương nhất, cũng như tình yêu sâu nặng nhất cuộc đời. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước qua đó cũng minh oan cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu và thể hiện sự tha thứ của dân gian đối với nàng.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy mặc dù mang hai bi kịch: Bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu nhưng vẫn để lại cho độc giả những bài học nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời.

Bài liên quan: Ý kiến về hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần của Mị Châu

************

Hy vọng rằng những bài văn mẫu phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại . Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

 

[Văn mẫu 10] Phân tích bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất do thcs-thptlongphu tổng hợp.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bi-kich-mat-nuoc-va-bi-kich-tinh-yeu-trong-truyen-an-duong-vuong-hay-nhat/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp