Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng

0
151
Rate this post

Đề bài: Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng

phan tich buc chan dung tu hoa cua nguyen cong tru trong bai ca ngat nguong

Bạn đang xem: Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng

2 bài văn mẫu Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng

1. Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, mẫu 1:

Từ xa xưa đến nay, thơ trước hết là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tình cảm của chính nhà thơ. Không những thế, qua thơ, người đọc còn thấy rất rõ cốt cách và phong độ của mỗi thi nhân. Ai đó đã nói: văn là người. Điều đó thật đúng với những nhà văn, nhà thơ lớn. Ở họ, văn với người là một, con người trong văn chương và con người ngoài đời tuy không hẳn đồng nhất, nhưng rất thống nhất. Nguyễn Công Trứ thuộc những nhà văn như thế. Cho nên, qua Bài ca ngất ngưởng, ta có thể hình dung rất rõ chân dung một Nguyễn Công Trứ tự họa.

Bao trùm lên toàn bộ bài ca là hình tượng một con người ngất ngưởng. Nhưng đó không phải là cái ngất ngưởng của một người gàn dở, tự hợm mình và hợm đời, mà là cái ngất ngưởng của một con người đầy tự tin và đầy bản lĩnh. Con người ấy ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính mình. Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải là kiểu sống ngất ngưởng thông thường mà là một lối sống độc đáo, một vẻ đẹp ngang tàng, phóng túng của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.

phan tich chan dung tu hoa cua tac gia trong bai ca ngat nguong

Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng hay nhất

Chẳng thế mà ngay từ câu đầu của bài ca, Nguyễn Công Trứ đã coi: mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ông Vũ trụ nội mạc phi phận sự. Câu thơ toàn là âm Hán, vang lên trang trọng, thiêng liêng, biểu lộ một thái độ đầy tự tin, kiêu hãnh và một ý thức rất sâu sắc về trách nhiệm của chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà khi đọc thơ của Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy rất nhiều lần ông nhắc tới Chí nam nhi, Chí làm trai, Chí tang bồng, Phận sự làm trai, Nợ nam nhi, Nợ tang bồng… Phải chăng đó chính là lẽ sống nhập thế tích cực của một nhà Nho chân chính. Trong bài thơ này thái độ tự tin, kiêu hãnh ấy lại được thể hiện bằng một giọng điệu ngất ngưởng, ngang tàng. Cứ xem cách xưng hô ở câu thứ hai, Nguyễn Công Trứ tự gọi mình là Ông Hi Văn, giới thiệu chính mình là người có tài lớn và coi việc ra làm quan như đã vào lồng, ta cũng đủ thấy rất rõ thái độ người viết vừa trang nghiêm, lại vừa như hài hước.

Thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ không phải chỉ lúc làm quan đương chức: Khỉ Thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông. Hoặc Lúc bình Tây, cờ đại tướng; có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên mà sau khi về hưu, không làm quan nữa, thái độ ấy càng thêm đậm nét, tính cách ngất ngưởng càng thêm ổn đinh. Phải chăng khi đã thoát ra khỏi chốn quan trường, khi đã tháo cũi, sổ lồng, không chịu một sự ràng buộc nào nên ông càng trở nên ngất ngưởng. Ông ngất ngưởng trong cung cách sống. Một cách sống có vẻ khác người, ngược đời: người đời thường cưỡi ngựa, Nguyễn Công Trứ cưỡi bò, đeo nhạc ngựa và thung dung trong tư thế:

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Không chỉ mình cung cách sống, thái độ ngất ngưởng của ông còn thể hiện rất rõ trong quan niệm được mất và sự lạc quan, bình thản trước cuộc đời:

Được mất dương dương người thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Cũng giống như chuyện ông già biên ải mất ngựa (Tái ông thất mã), Nguyễn Công Trứ quan niệm được mất là lẽ thường tình; ở đời may rủi hay sướng khổ đều như nhau, vì thế không có gì phải vội vàng hốt hoảng. Cũng như khen chê là chuyện binh thường, có gì mà phải bi quan sầu muộn, hãy phơi phới như ngọn đông phong; hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống (Lâm Ngữ Đường):

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Trong xã hội phong kiến, một xã hội đầy những khuôn mẫu, lễ nghi và nhiều điều lệ hết sức chặt chẽ, hà khắc, quan niệm và cách sống ngất ngưởng, ngông nghênh kiểu Nguyễn Công Trứ như trên quả là một sự thách thức, một sự chòng ghẹo cuộc đời. Thực ra thái độ và cách sống ấy của ông được bắt nguồn, từ một bản lĩnh và một ý thức muốn khẳng định cái cá nhân độc đáo của mình. Dường như ông muốn chống lại sự vùi dập và bóp nghẹt cái tôi cá nhân của xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mặt khác, quan niệm và cách sống ấy cũng bắt nguồn từ sự tự ý thức rất rõ về tài năng và phẩm giá của chính bản thân mình. Chẳng thế mà ông tự ví mình với bao danh tướng từ đời Hán đến đời Tống của Trung Hoa: Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú. Chẳng thế mà ông đau đáu một tấm lòng trước sau thủy chung như nhất: Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung. Câu thơ rưng rưng một niềm cảm động và vang lên như một lời thề son sắt. Sinh ra và lớn lên vào buổi giao thời cuối Lê đầu Nguyễn, ông đỗ đạt và làm quan vào thời kì mà nhà Nguyễn Mới thống nhất đất nước, chấm dứt nội chiến, củng cố quân quyền và phục hưng nho học. Hoàn cảnh lịch sử ấy là cơ sở tinh thần cho cả một tầng lớp Nho sĩ đang hăm hở bước vào một triều đại mới với một lẽ sống mới, cố gắng vươn lên trong một vận hội mới để khẳng định mình. Chính Nguyễn Công Trứ từng tự nhủ:

Đã sinh ra ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông.

Ông tâm niệm thế và đã làm được hơn thế. Tên tuổi của ông đã được non sông ghi nhận. Hình bóng và phong cách của Nguyễn Công Trứ vẫn còn in đậm trong mỗi trang thơ của chính ông.

Kết thúc bài ca. Nguyễn Công Trứ viết Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Câu thơ buông lấp lửng: vừa như hỏi vừa khẳng định; vừa như tự hào, ngợi ca, vừa tự giễu mình một cách thấm thìa; vừa như tự bạch của ông, lại vừa như một nhận xét bình giá của người đời. Đúng là câu thơ và cả bài thơ cũng ngất ngưởng như ông vậy. Cái vẻ đẹp ngất ngưởng từ bài ca và cuộc đời Nguyền Công Trứ đã trở thành một cách sống, một mẫu hình in đậm trong hàng loạt nhà nho tài tử sau này. Ta như còn gặp lại hình bóng và cốt cách ấy của ông ở một Tú Xương, một Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu và phần nào ở nhà văn Nguyễn Tuân.

————– HẾT BÀI 1—————-

Trên đây là phần Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng hay, đặc sắc. Tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Bài ca ngất ngưởng và cùng với phần Hoàn cảnh sáng tác Bài ca ngất ngưởng để học tốt môn Ngữ Văn lớp 11 hơn.
 

2. Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, mẫu 2:

Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó. Là một con người tài năng, đức độ luôn khao khát lập công danh sự nghiệp, Nguyễn Công Trứ đã theo đuổi sự nghiệp quan trường. Tuy nhiên với lối sống phóng khoáng, ông không chịu khép mình trong luật lệ hà khắc mà luôn muốn thoát ra khỏi vòng cương toả, sống “ngất ngưởng” với đời. “Bức chân dung” về bản thân đã được ông tự họa lại trong tác phẩm kiệt xuất Bài ca ngấtngưởng.

Để họa bức chân dung đó, Nguyễn Công Trứ đã chọn một thể loại hết sức phù hợp, “hát nói”, một thể hiện của ca trù. Sự lựa chọn một thể thơ tương đối tự do đó đã chứng tỏông là một con người sống rất phóng khoáng. Nhưng hơn thế, Nguyễn Công Trứ trong tác phẩm này cũng như ngoài đời sống còn là một Nguyễn Công Trứ ngông nghênh và “ngất ngưởng” ở các vị trí then chốt của bài thơ, một từở nhan đề, ba từở cuối mỗi khổ thơ, một từởcâu kết, câu thâu tóm ý toàn bài. Theo nghĩa thông thường, “ngất ngưởng” chỉ trạng thái của một có độ cao nhưng không chịu giữ yên vị trí mà cứ lúc lắc, chông chênh chực như đổ xuống song lại không đổ. Tuy nhiên, “ngất ngưởng” trong tác phẩm không chỉ là một cử chỉ, hành động nhất thời mà chỉ một tư thế riêng, một phong cách sống, vượt lên trên thế tục, khác đời, khác người đối lập với xung quanh. Vì đã là phong cách sống nên Nguyễn Công Trứ luôn luôn “ngất ngưởng” dù khi ông làm quan đương triều hay khi đã cáo lão về quê.

Ngay từ thời trai trẻ, vị quan họ Nguyễn này đã khao khát lập công danh và coi đó là lẽ sống:

Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.

Vì vậy khi đã làm quan, ông luôn có ý thức về bổn phận và trách nhiệm của mình trong cuộc đời:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự
(Trong vũ trụ không có việc nào không phải phận sự cua ta)

bai phan tich buc chan dung tu hoa cua nguyen cong tru trong bai ca ngat nguong

Bài văn Phân tích bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng mẫu 2

Quan niệm này đã được ông nhắc tới nhiều lần trong các tác phẩm của mình như rong Gánh trung hiếu,ông viết “Vũ trụ chức phận nội” và Luận kẻsĩ,”Vũ trụ giao ngô phận sự”. Nhưng câu thơ chữ Hán trang trọng này không chỉ đơn thuần nói tới phận sự của bậc “tu mi nam tử” mà còn cao hơn, rộng hơn, nó cho ta thấy niềm tự hào của nhà thơ vềsựcó mặt của mình trong cuộc đời và sự kiêu hãnh khi được đóng góp sức mình cho đất nước. Suy nghĩ này đã khiến Nguyễn Công Trứ nói vềmình đầy tựhào ở câu sau:

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Cách xưng tên, biệt liệu đã được nhiều tác giả nhắc tới trong các tác phẩm của mình như Hồ Xuân Hương trong Tự tìnhhay Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kỷ… nhưng cách gọi mình đầy kính trọng “ông” thì ta mới chỉ gặp ở Nguyễn Công Trứ. Bản thân ông cho rằng mình có tài và các tài năng đó đã trở thành bộ dạng, phong cách được xếp vào lồng trời đất. Cái lối nói “khoa trương” đó khiến nhiều người sẽ nghĩ ông là người “khoe mẽ” nhưng thực chất đó là tiếng nói chân thành của một con người có ý thức sâu sắc về giá trị cá nhân, ở đây Nguyễn Công Trứ nói mình đã vào lồng. Điều này xem ra có phần khác so với thời trai trẻ:

Chí làm trai nam, bắc, đông, tây,
Cho thoả sức vẫy vùng bốn bể.

Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ giờ đây đã là một vị quan từng trải đủ mọi phiền luỵchốn quan trường. “Lợm mùi giáng chức với thăng quan” nên suy nghĩ đó là không tránh khỏi. Mặc dầu vậy, khi nhắc tới những gì mình đã làm ông không khỏi hạnh phúc, tự hào:

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Khi bình Táy, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Một loạt những từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng “Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, bình Tây, đại tướng, Phủdoãn” cùng với biện pháp hệt kê “lúc, khi” đã chứng tỏông là một con người “văn võ toàn tài” và ông tự hào về điều đó:

Gồm thao lược dã nên tay ngất ngưởng

Tay “ngất ngưởng” cho phép ta hiểu rằng mặc dầu đang làm quan bị trói mình trong phép “phụ tử, quân thần” Nguyễn Công Trứ vẫn luôn sống ngất ngưởng vượt lên trên, khác hẳn với lũ vua quan sa đoạ chỉ biết ăn chơi hưởng lạc “Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen”. Nét độc đáo ở cách nói này còn ở chỗông nói về mình mà lại đứng ngoài mình nhằm thể hiện sự đồng tình của công luận.

Khi làm quan đã “ngất ngưởng” như vậy nhưng khi về hưu ông cũng “ngất ngưởng” hơn. Mười ba câu trong mười chín câu thơ, ba trên năm từ “ngất ngưởng” của cả bài tập trung vào đoạn này đã thể hiện điều đó. Có lẽ khi thoát khỏi chốn quan trường, ông càng có cơ hội bộc lộ mình hơn, sống thoải mái hơn. Như các vị quan khác, khi cáo lão có vật phẩm vua ban, cưỡi ngựa về làng… thì vị quan họ Nguyên lại hoàn toàn khác. Ân tượng về ngày “đô môn giải tổ” còn đọng lại trong ông chỉcó một sự kiện:

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

“Đạc ngựa” mà lại đi đeo cho bò vàng. Một thứ trang sức của một con vật cao sang lại đem đeo cho một con vật bình thường chứng tỏ Nguyễn Công Trứ là người không để ý tới sự giàu sang. Hành động có phần ngông đó lại một lần nữa khẳng định ông “ngất ngưởng”.

Là một con người phóng khoáng, ưa cuộc sống hưởng thụ, việc giao du sơn thuỷ vui thú tuổi già là không có gì lạở một con người như Nguyễn Công Trứ:

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Nhưng ở đây điều đáng nói là ông không “ngao du” một cách bình thường mà lại khác người, khác đời:

Tay kiếm xung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Nguyễn Công Trứ giờ đây không còn là một vị quan một vị tướng quân từng dẹp loạn ở biên giới Tây Bắc hay đánh giặc ở biên giới Tây Nam mà là một cụ già trong dáng dấp tín đồ nhà Phật “từ bi” với “gót tiên”. Nhưng con người ấy khi đến nơi thanh tịnh lại dắt theo một đôi dì, lại làm một điều “chướng” bằng một phong cách khá “đủng đinh”. Ông bước từng bước chậm rãi không hề giấu giếm những việc mình làm. Điều đó có lẽ chưa có ai dám làm ngoài Nguyễn Công Trứ. Trước hành động “ngông ngạo” đó, Bụt không còn cách nào khác là phì cười. Nguyễn Công Trứ đã chứng tỏ mình không chỉ ngông khi làm quan, khi ở làng quê mà cảở những nơi ít người ngờ tới nhất.; Sự “ngất ngưởng” đó của ông không chỉ được người đời thừa nhận mà cả Bụt cũng vậy: “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”.

Sự “ngông nghênh” của Nguyễn Công Trứ không phải là một sự ngông nghênh vô lối, tự cao, tự đại, ông “ngất ngưởng” và thoát ra khỏi cái xã hội mục nát lúc bấy giờ. Ông theo đuổi kiểu sống hưởng thụ nhưng vẫn đề ra và thực hiện triết lý sống của riêng mình:

Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục.

Đối với những người bình thường, chuyện được, mất, khen, chê đã rất quan trọng với cuộc sống của họ. Nhưng cụ Nguyễn lại khác, ông coi đó như cơn gió thoảng qua và chẳng có gì đáng phải nói tới. Dù được hay mất thì ông vẫn cứ “dương dương” như người tái thượng hay “phơi phới” như ngọn gió đông. Ông vui thú với chén rượu, lời ca, tiếng trống chầu và những cuộc hành lạc. Ông khẳng định ông không bị chi phối bởi tiên Phật cũng không phạm vào thói tục, ông sống theo triết lý sống của riêng mình và vui thú với cách sống đó.

Tuy nhiên, Nguyễn Công Trứ vẫn luôn mang nặng trong mình tư tưởng sống sao có ích, sao lưu lại tiếng thơm sao cho vẹn nghĩa quân thần:

Chẳng Trái, Nhạc cũng phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi trọn vẹn dạo sơ chung.

Dù ông có “ngất ngưởng” hay vui chơi thoả chí, thoả thích thế nào đi chăng nữa, ông vẫn luôn lo lắng cho đất nước, coi việc “kinh bang tế thế” phò vua là trách nhiệm, là điều phải làm. Ông là một con người “sơ chung” mãi mãi không thay đổi tấm lòng son sắt đó.

Kết lại bài thơ là một câu nói đầy thách thức:
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Đây là một câu hỏi cũng là một câu hỏi tu từ. Ông như thách thức với cả tập đoàn phong kiến bấy giờ: có ai vừa vui chơi hưởng lạc vừa trọn nghĩa vua tôi như ông. Ông trở thành một cá nhân riêng lẻ tách hẳn với triều đình phong kiến. Đó là một tư thếsống rất đáng ca ngợi vừa nghệsĩ, vừa thanh cao của kẻsĩ thời bấy giờ.

Tóm lại, Nguyễn Công Trứ trong tác phẩm Bài ca ngất ngưởnglà một Nguyễn Công Trứ vừa “ngất ngưởng” vừa “vẹn nghĩa”. Có lẽ đây cũng là điều mà những người muốn theo đuổi: khi đã cống hiến hết mình thì nên cho phép cho mình hưởng lạc. Qua đây chúng ta rút ra được bài học là mỗi người hãy rút ra triết lý sống tốt đẹp, tích cực cho bản thân và hãy sống và đeo đuổi triết lý đó để sống đẹp và sống có ích hơn.

—————— HẾT —————-

Bức tranh chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng “Bài ca ngất ngưởng” đã cho thấy rõ sự khác biệt, cái ngất ngưởng trong suy nghĩ của một nhà nho chân chính, không bị trói buộc trong những tư tưởng Nho giáo lỗi thời. Để hiểu và cảm nhận rõ hơn về phong cách sống độc đáo của ông, các em có thể tham khảo thêm các bài Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Bình luận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Tìm hiểu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng, Phân tích cái tôi ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ Bài ca ngất ngưởng,…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-buc-chan-dung-tu-hoa-cua-nguyen-cong-tru-trong-bai-ca-ngat-nguong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp