Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

0
115
Rate this post

Đề bài: Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

phan tich cam hung thu sau sac va tinh te cua huu thinh trong bai sang thu

Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

Bạn đang xem: Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu

I. Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu.

2. Thân bài

a. Cảm hứng thu tinh tế của tác giả được thể hiện qua cảm nhận về thiên nhiên
– Cảm hứng thu tinh tế được tái hiện qua những tín hiệu giao mùa mang tính chất trừu tượng
+ Hương ổi
+ Gió se
+ “Sương chùng chình”

– Cảm nhận tinh tế, tâm hồn nhạy cảm của tác giả được thể hiện qua:
+ Sự vận dụng mọi giác quan để đón nhận thay đổi của đất trời.
+ Cảm giác bâng khuâng, bất ngờ, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình lúc “sang thu”
– Cảm hứng thu tinh tế qua quang cảnh thiên nhiên phút giao mùa…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích cảm hứng thu sâu sắc và tinh tế của Hữu thỉnh trong bài Sang thu (Chuẩn)

Cảm hứng thu tinh tế được nhà thơ Hữu Thỉnh thể hiện đây sinh động qua bức tranh thiên nhiên đất trời lúc giao mùa. Thời khắc vô hình đó đã được thi sĩ tái hiện qua những tín hiệu quen thuộc và gần gũi:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

“Hương ổi”, “gió se” vốn là những dấu hiệu mang tính chất trừu tượng, không hề hiển thị thành những hình khối, đường nét đã được cảm nhận thông qua một tâm hồn giàu cảm xúc và tinh tế. “Hương ổi” phảng phất “phả” vào trong làn “gió se” – cơn gió heo may thoáng chút se lạnh đã ướp ngọt không gian, tạo nên một phong vị riêng trong vô vàn bức tranh miêu tả mùa thu. Làn sương qua biện pháp nhân hóa đã hiện lên với trạng thái “chùng chình” – dáng vẻ lưu luyến cố ý chậm lại trước bước đi của thời gian. Như vậy, tác giả đã vận dụng nhiều giác quan, bao gồm khứu giác, xúc giác và thị giác để đón nhận khoảnh khắc giao mùa. Đồng thời, những từ ngữ như “bỗng”, “hình như” vang lên đã thể hiện cảm giác bâng khuâng, bất ngờ, ngỡ ngàng và cảm nhận mang tính chất mơ hồ, hoài nghi, thể hiện rõ một tầm hồn tinh tế, nhạy cảm trước những biến chuyển của đất trời.

Sự tinh tế trong cảm nhận về mùa thu còn được thể hiện qua quang cảnh thiên nhiên khoảnh khắc giao mùa với những hình ảnh đặc trưng:

“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Ở hai câu thơ đầu của khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa kết hợp thủ pháp đối lập để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Dòng sông sau khi trải qua những bão giông của mùa hè, giờ đây tĩnh lặng, trong trẻo trong trạng thái nghỉ ngơi với làn nước hiền hòa cùng dòng chảy “dềnh dàng”. Ngược lại, những chú chim lại bắt đầu hành trình bay về phương Nam tránh rét trong sự “vội vã” sau khi nhận ra những làn gió heo may se lạnh đã xuất hiện. Đặc biệt, sự xuất hiện của đám mây trong trạng thái “Vắt nửa mình sang thu” đã đem đến một mỹ cảm mới lạ và thi vị về khoảnh khắc chớm thu. Đám mây đã được nhân hóa để trở nên sinh động và có hồn, hệt như một dải lụa đang nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu, gợi lên sự trôi chảy và khiến cho bước đi trừu tượng của thời gian hiện lên một cách cụ thể và hữu hình. Như vậy, trong đoạn thơ, tác giả đã vận dụng thành công biện pháp nhân hóa: sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình”, khiến cho nét vẽ về thiên nhiên hiện lên với những hành động, trạng thái của con người.

Không chỉ chứa đựng sự tinh tế trong cách cảm nhận mùa thu, bài thơ còn thể hiện cảm hứng thu vô cùng sâu sắc qua những suy nghĩ, chiêm nghiệm mang tính triết lí của tác giả. Trước hết, điều này được thể hiện rõ qua nhan đề “Sang thu”. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa động từ lên trước danh từ để tạo nên cách nói độc đáo, diễn tả khoảnh khắc chớm thu trong phút giây giao mùa của đất trời. Tuy nhiên, “sang thu” còn mang ý niệm ẩn dụ gợi lên khoảnh khắc chuyển giao trong cuộc sống của con người khi vận động từ tuổi trẻ sang độ tuổi trưởng thành với sự từng trải, vững vàng hơn. Điều này đã được tác giả làm nổi bật hơn nữa qua những câu thơ:

“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Với ý nghĩa tả thực, vào cuối thu, những tiếng sấm đã ít đi và cũng không còn khiến người ta bất ngờ nữa. Sâu sắc hơn, câu thơ còn chứa đựng những triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc. Với những con người đã từng đi qua bão tố của cuộc đời, đã trải nghiệm hết những biến động vô thường của cuộc sống thì những “tiếng sấm” cũng không thể mang đến những bất ngờ.

——————-HẾT——————

Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ là bức tranh thiên nhiên của đất trời vào khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu mà còn chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc. Các em hãy cùng tham khảo Chất trữ tình và triết lí sâu lắng trong bài thơ Sang thu, Phân tích đoạn thơ trong bài Sang thu Bỗng nhận ra hương ổi… Vắt nửa mình sang thu, Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu, Suy nghĩ của em về bài thơ Sang thu để củng cố vốn kiến thức về bài học của mình.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-cam-hung-thu-sau-sac-va-tinh-te-cua-huu-thinh-trong-bai-sang-thu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp