Đề bài: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2 bài văn mẫu Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Bạn đang xem: Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, mẫu số 1:
Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do mục đích sáng tác ban đầu là để đọc truyền miệng, kể thơ, vì thế tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, cũng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm, giống như truyện cổ dân gian. Hai nhân vật chính trong đoạn được giới thiệu bằng vài nét ước lệ còn chủ yếu được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống xung đột của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình tự bộc lộ tính cách.
Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.
Ngôn ngữ đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.
—————HẾT BÀI 1—————–
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn thơ: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và cùng với phần Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hơn
2. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, mẫu số 2:
Phương thức miêu tả nhân vật trong đoạn truyện :
Trong đoạn truyện này nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do bị mù nên Truyện LVT sáng tác là để đọc truyền miệng. Dù các học trò và mọi người có ghi chép lại nhưng nói chung đã lưu truếyn trong nhân gian chủ yếu qua các hình thức nói thơ, kể thơ. Cũng vì thế nên khi mô tả nhân vật tác giả ít chú ý khắc hoạ ngoại hình, cũng ít đi sâu phân tích nội tâm nhân vật. Nhân vật trong LVT thường đặt trong những mối quan hệ xã hội, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình mà tự bộc lộ tính cách ra. Ngoài ra tác giả cũng tỏ thái độ của mình trong việc ca ngợi hay phê phán nhân vật đó.
Ngôn ngữ của tác phẩm qua đoạn trích :
Lời thơ mộc mạc giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày và mang đậm sắc thái địa phương Nam bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên ít trau chuốt uyển chuyển nhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân. Trong đoạn trích này, sắc thái ngôn ngữ đa dạng. Lời thơ bình dị chất pghác nhất là trong đoạn đầu, đoạn kế tiếp lời Vân Tiên bất bình, phẩn nộ cùng với lời tên cướp tự phụ hống hách và đoạn đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thì lời thơ mềm mỏng, xúc động chân thành.
————-HẾT————–
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 9 phần bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) là một nội dung quan trọng các em cần chú ý Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và nói lên cảm nghĩ của em đầy đủ.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp