Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải

0
114
Rate this post

phan tich doan tho kieu gap tu hai

Mẫu phân tích 1

Bài làm:

Bạn đang xem: Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải

Đoạn trích này nằm ở gần cuối phần hai (Gia biến và lưu lạc) của Truyện Kiều. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều đã bước chân lên cỗ xe định mệnh của cuộc đời. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều đã phải trải qua bao nhiêu cảnh ngộ đau thương: Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương… Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần… Những tưởng nàng sẽ bị giam cầm mãi mãi trong kiếp sống ê chề, tủi nhục của một kĩ nữ, nhưng bất chợt, Từ Hải đã đến với nàng, thay đổi hẳn thân phận nàng, đem tới cho nàng cuộc sống hạnh phúc, vinh quang của một bậc phu nhân quyền quý.

Nhà thơ Nguyễn Du đã khắc họa tài tình chân dung và tính cách Từ Hải – người anh hùng tượng trưng cho khát vọng tự do, cho ước mơ công lí ngàn đời của con người bị áp bức trong xã hội cũ.

Bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Từ Hải chỉ được tác giả miêu tả vỏn vẹn trong một câu: Lần thâu gió mát, trăng thanh. Trong đêm trăng thanh gió mát ấy, bất chợt có khách biên đình sang chơi. Khách biên đình tức là khách từ nơi quan ải, từ miền biên thùy xa xôi nào đó đến đây. Hình dáng, tướng mạo của người khách ấy ngay lúc đầu tiện đã gây ấn tượng mạnh với Kiều:

Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Bút pháp ước lệ được nhà thơ sử dụng để miêu tả Từ Hải nhưng tính công thức, khuôn sáo của nó đã bị phá vỡ, thay thế vào đó là khả năng gợi tả, gợi cảm rất lớn. Chỉ có cách tả này mới làm nổi bật lên vẻ ngoài uy dũng của một vị anh hùng tiếng tăm lẫy lừng như Từ Hải.

Người đọc như hình dung ra trước mắt hình ảnh Nguyễn Du hào hứng, phấn khích múa bút tạo ra những từ ngữ lấp lánh hào quang để dệt nên bức chân dung đẹp vào bậc nhất trong các chân dung nhân vật của Truyện Kiều:

Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
Đội trời đạp đất ở đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.

Chỉ bằng mấy câu thơ mà tác giả đã giới thiệu khá đầy đủ về vị khách biên đình này. Từ hình dáng đến tài năng, chí khí và sự nghiệp; tất cả đều phi thường, hiếm có. Từ Hải là hiện thân ý chí đội trời đạp đất và khát vọng tự do của người dân. Con người ấy chỉ tôn thờ chính nghĩa và không chịu khuất phục trước bất cứ cường quyền, bạo lực nào. Bởi vậy, chàng coi khinh cái triều đình mục ruỗng, thối nát đương thời. Từ Hải hơn người, khác người ở thái độ: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai.

Từ Hải nghe đồn đại về Thúy Kiều đã lâu và thầm mến phục nàng: Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng. Trước là “văn kì thanh”, giờ mới “kiến kì hình”, quả là lời đồn đại không sai. Ngay từ lúc gặp gỡ đầu tiên, hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa và Từ Hải linh cảm rằng chàng đã tìm được người tri âm, tri kỉ. Bởi vậy, chàng đã nói thẳng ý định của mình là muốn kết thành đôi lứa tâm phúc tường cờ với Kiều, chứ không phải là chuyện trăng gió qua đường như bao khách làng chơi khác.

Lời nói bộc trực chân thành của Từ Hải khiến Thúy Kiều cảm động:

Thưa rằng: “Lượng cả bao dong,
Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
Rộng thương cỏ nội, hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau

Lời đáp trên của Kiều cũng không kém phần thông minh, tế nhị. Nàng ca ngợi Từ Hải là bậc trượng phu, quân tử đại lượng, giàu lòng nhân ái. Nàng hi vọng vào sự nghiệp vinh quang của chàng nhưng bởi còn mặc cảm với thân phận nên không dám phiền lụy chàng…

Nghe Kiều nói, Từ Hải càng mến phục, càng coi Thúy Kiều là tri kỉ:

Nghe lời vừa ý, gật đầu
Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người!”
Khen cho con mắt tinh đời,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!
Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau.

Nguyễn Du chú trọng tới sự nhất quán trong quá trình miêu tả tính cách nhân vật. Từ Hải vóc dáng, diện mạo khác thường thì ngôn ngữ cũng khác thường, rõ ra khẩu khí trượng phu và hành động thì dứt khoát, phóng khoáng, xứng với tầm cỡ anh hùng. Từ Hải hào hiệp chuộc Kiều ra khỏi chốn lầu xanh nhơ bẩn. Đáng quý hơn nữa là chàng đã tổ chức một đám cưới thật linh đình, sang trọng: Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên để cho xứng với tài sắc của Kiều, xứng với mối duyên kì ngộ tốt đẹp của hai người.

Dường như nhà thơ thật sự vui mừng trước sự tác hợp này. Không vui mừng sao được khi Thúy Kiều đã được Từ Hải cứu thoát khỏi chốn bùn nhơ. Có lẽ, không có lời bình nào hay hơn hình ảnh: Trai anh hùng, gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng. Sau cuộc hôn nhân này, đời Kiều chuyển sang một bước ngoặt lớn lao. Từ Hải sẽ đưa nàng lên tới tột đỉnh vinh quang, Từ Hải sẽ giúp nàng báo ân, báo oán…

Khác hẳn mối tình đầu đam mê, trong sáng với Kim Trọng; mối tình chắp nối vui ít buồn nhiều với Thúc Sinh; mối tình giữa Thúy Kiều với Từ Hải có thể coi là điểm son trong suốt quãng đời mười mấy năm lưu lạc của nàng. Từ Hải xuất hiện, bao mây đen vây phủ đời nàng bấy nay tan biến. Chỉ có sức mạnh phi thường của người anh hùng này mời có thể đem lại ánh sáng và niềm vui thực sự cho Thúy Kiều. Người con gái tài sắc vẹn toàn ấy xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Đó là mong ước của Nguyễn Du và của tất cả chúng ta.

Qua đoạn trích, một lần nữa người đọc được thưởng thức tài nghệ tuyệt vời của nhà thơ trong việc khắc họa chân dung nhân vật. Từ Hải tượng trưng cho khát vọng tự do, công lí của nhân dân. Tầm cỡ nhân vật Từ Hải xứng đáng với tầm cỡ Truyện Kiểu và điều đó đã góp phần làm cho tên tuổi Nguyễn Du trở nên bất tử.

Mẫu phân tích 2

Bài làm:

Sau khi sa vào lầu xanh lần thứ hai, Thúy Kiều bỗng gặp Từ Hải. Gặp Từ Hải, cuộc đời của nàng chuyển sang bước ngoặt lớn. Đoạn thơ kể lại cuộc gặp gỡ giữa Kiều và Từ Hải trong chốn thanh lâu để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Sự xuất hiện của nhân vật Từ Hải thật là kì diệu. Cuộc đời của Thúy Kiều đang lâm vào cảnh bế tắc không có lối thoát thì bỗng đâu Từ Hải xuất hiện. Từ Hải xuất hiện chẳng khác gì tia chớp xé tan mây mù. Hình tượng Từ Hải không chỉ phản ánh một quan niệm mới mẻ về cách nhìn nhận đánh giá con người, về quan hệ luyến ái nam nữ; mà còn phản ánh khát vọng tự do, “một khuynh hướng tự do không chỉ đụng chạm đến lễ giáo, đạo đức chính thống mà còn xúc phạm chính trị phong kiến. Hình tượng Từ Hải – con người đã san bằng bất bình, bênh vực người bị áp bức bằng nghĩa khí và tài năng cá nhân – đã tạo nội dung phong phú sâu xa của Truyện Kiều so với tất cả các truyện thơ nôm khác ở chủ đề tự do và công lý chính nghĩa giàu giá trị nhân văn dân chủ, phản ánh tính chất sử thi của xã hội Việt Nam đương thời”(Đặng Thanh Lê). Chân dung người anh hùng này được Nguyễn Du miêu tả thật là trang trọng, đầy oai phong lẫm liệt. Đang trong cảnh thanh bình êm ả, “gió mát, trăng thanh”, Từ Hải đột ngột xuất hiện, xuất hiện trong tư thế đàng hoàng với tầm vóc, dung mạo có tính chất phi thường. Trong chốc lát, hình ảnh Từ Hải như choáng ngợp cả chốn lầu xanh chật hẹp.

Dù hình ảnh ngôn ngữ vẫn mang tính chất công thức ước lệ, nhưng đây là con người anh hùng, từ hình dáng bên ngoài đến tài năng, bản lĩnh,… đều bỗng chốc thu phục cả xung quanh.

Trước hết đó là con người có bề ngoài phi thường:

Râu hùm, hàm én, mày ngài,
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Con người này chắc chắn là có một bản lĩnh cao cường:

Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

Có bao nhiêu ý nghĩa hàm chứa trong một từ “đường đường” và chỉ một từ “đấng trong “đấng anh hào”, tác giả đã gửi vào đó bao nhiêu tình cảm kính nể. Hơn nữa, Nguyễn Du còn dùng những từ ngữ tôn xưng như “anh hung” trong đoạn thơ này và trong nhiều đoạn khác như “thần bách chiến”, “đấng anh hùng’, “đại vương” “Từ Công”… để thể hiện rõ Từ Hải là con người phi thường, siêu phàm.

Sau khi giới thiêu vẻ đẹp và tài năng phi thường, tác giả mới đi vào giới thiệu kĩ hơn về lai lịch, họ tên:

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

Con người này – như trên đã nói – có khí phách anh hùng, tài sức lớn lao: “Đội trời đạp đất ở đời”, sống ngang tàng, không để cho những cương tỏa của thói thường câu thúc sở nguyện cá nhân: “Giang hồ quen thói vẫy vùng – Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”… nhưng lại cũng rất tế nhị, thanh cao. Xuất hiện ở chốn lầu hồng, Từ Hải đường đường chính chính, luôn tự khẳng định nhân cách của mình:

Từ rằng: tâm phúc tương cờ,
Phải người trăng gió vật vờ hay sao?

Con người này, phong độ, cốt cách toát ra đầy vẻ chân thành và rất có ý thức vẻ mình. Ngôn ngữ, cử chỉ của chàng cũng là ngôn ngữ, cử chỉ của con người chân thực, tế nhị, không phải là của một kẻ “Võ biền” thô lậu:

Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng tri kỷ trước sau mấy người.

Từ Hải đã có một cái nhìn rất đúng đắn về Kiều, không chỉ xao động trước vẻ “quốc sắc” của Kiều, mà còn thấy ở Kiều là con người tri kỷ, rất đỗi tri kỷ. Do đó, bản chất tự tin, đường hoàng khiến Từ Hải không cần đến những cung cách lễ nghi mà với một ngôn ngữ bộc trực, không huênh hoang khoác lác, chàng đã tạo nên được niềm tin chắc chắn trong lòng người nghe!

Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau.

Rõ ràng nó khác hoàn toàn cái giọng hứa bừa bãi “một tấc đến trời” của Sở Khanh: “Ví bằng biết đến ta chăng- Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi”.

Cũng bởi thế mà Kiều đã thấy ngay sự đồng cảm với tâm hồn. Với “con mắt tinh đời” dù đã trải qua muôn cay ngàn đắng, nàng đã nhận thức được ngay khí phách phi thường, tài năng xuất chúng cũng như tấm lòng ưu ái hào hiệp của Từ Hải trên cơ sở song phương đồng cảm, nên mới: “Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa” thì chỉ vài câu chuyện đã: “Hai bên ý hợp tâm đầu – Khi thân chẳng lọ là cầu mấy thân”. Nó phảng phất mối tình “sét đánh ban đầu” như đối chàng văn nhân Kim Trọng.

Kết thúc cuộc gặp gỡ, Từ Hải “Ngỏ lời nói với băng nhân – Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”, hành động đó cũng thể hiện tính hào hiệp khoáng đạt, chứ đâu phải như loại Mã Giám Sinh: “Cò kè bớt một thêm hai”. Từ Hải đưa tiền ra để cứu vớt, để “giải phóng” một con người, đưa người tri kỷ thoát khỏi vũng bùn ô nhục, sống cuộc đời lương thiện, đàng hoàng.

Miêu tả Từ Hải, người anh hung, Nguyễn Du đã dành tình cảm đặc biệt, vừa tin yêu, vừa kính trọng qua những hình ảnh, từ ngữ tôn xưng, nhịp điệu câu thơ cân xứng, khỏe mạnh, gợi hình, gợi tình để khấc họa đặc điểm phi thường, cao đẹp trong phẩm cách lý tưởng, sự xuất chúng trong tài năng và sự bình dị trong tình người.

Cũng là lần gặp gỡ đầu tiên, nhưng khác với lần gặp Kim Trọng, một văn nhân tài tử, đầy phong nhã, hào hoa; cuộc gặp với Từ Hải là cuộc gặp gỡ một anh hùng cái thế. Cuộc gặp gỡ giữa Kiều với Kim Trọng là cuộc gặp gỡ giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài’” trong lứa tuổi “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” đầy trong sáng thơ mộng còn nhiều e ấp ngượng ngùng. Cuộc gặp gỡ ấy mang nhiều tính chất lãng mạn bay bổng. Cuộc gặp gỡ giữa Kiều với Từ Hải là cuộc gặp gỡ giữa “trai anh hùng, gái thuyền quyên” khi Kiều đã qua nhiều chìm nổi, ê chề trong cuộc sống, dễ tìm ra ý hợp tâm đầu, dễ tìm ra kẻ tri kỷ của nhau và cũng dễ “phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Nó mang khát vọng giải phóng của Thúy Kiều.

Nàng Kiều hiện lên trong bức tranh này cũng “sắc sảo mặn mà” đến mức anh hùng Từ Hải cũng phải: “Khen cho con mắt tinh đời”.

Ngòi bút của Nguyễn Du thật là tài tình, với mỗi nhân vật, mỗi tâm trạng, ông đều có cách miêu tả, cách dùng chữ, dùng từ, đặt câu để cho nhân vật sống động và chân thực, mặc dù đó đây bút pháp của ông vẫn không vượt ra ngoài tính chất công thức, ước lệ. Với nhân vật Từ Hải, một nhân vật cái thế, đầy tính chất lý tưởng thì bút pháp tôn xưng và ngôn ngữ đối thoại của Nguyễn Du thật là sinh động và điêu luyện.

Mẫu phân tích 3

Bài làm:

Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta thấy trong cuộc đời của Thúy Kiều có ba mối tình, ba lần gặp gỡ: Kim Trọng – Thúc Sinh – Từ Hải thì lần gặp Từ Hải đánh dấu một đoạn đời đẹp đẽ, huy hoàng nhất của nàng và cũng đánh dấu nhũng trang hào hùng nhất của “Đoạn trường tân thanh”. Kiều đã gặp Từ Hải khi nàng bị bán vào lầu xanh lần hai. Trong cuộc gặp gỡ này Nguyễn Du đã giới thiệu chân dung nhân vật Từ Hải, mẫu mực về người anh hùng lí tưởng và khơi mờ thêm tính cách của nhân vật trung tâm Thúy Kiều.

Từ Hải được giới thiệu trong đoạn trích không như Kim Trọng có nhạc vàng bảo trước, Mã Giám Sinh có mụ mối đưa đường, mà chàng xuất hiện đột ngột, hiện ra như một thần tượng:

Lầu thâu gió mát, trăng thanh,
Bỗng đâu có khách biên dinh sang chơi.

Sau sự xuất hiện khác thường tạo được ấn tượng với người đọc, tác giậ lại phác họa chân dung một đấng anh hùng tái thế với tính chất phi thường về diện mạo “râu hùm, hàm én, mày ngài”, về tầm vóc “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”, về bản lĩnh “đựờmg đường một đấng anh hào”, với tài năng “côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài” và dặc biệt là phong độ:

Đội trời đạp đất nhờ đời,
Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông.
Giang hồ quen thói vẫy vùng,
Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo.

Hình ảnh, ngôn từ của tác giả có tính chất công thức ước lệ khi miêu tả nhân vật anh hùng “râu hùm, hàm én, mày ngài”, “côn quyền”, “thao thao”. Những cái tài của Nguyễn Du ở đây là đâu phải tuân theo quy phạm cùa hệ thống thi pháp cô vẫn hiện ra những nét sáng tạo độc đáo của mình. Với nhịp điệu rắn rỏi, hùng dũng, với câu chữ có ngữ khi mạnh mẽ, Nguyễn Du đã sáng tạo hình tượng người anh hùng, dũng mãnh phi thường, tài cao tri cả, rất mục phóng túng ngang tầm.

Nhưng nổi bật hơn hết là tính cách của họ Từ. Nguyễn Du đã dùng ngôn ngữ đối thoại rất đặc sắc để khắc họa tính cách của chàng qua cuộc hội ngộ với Thúy Kiều. Từ Hải vốn là bậc anh hùng, là cánh chim bằng tung hoành vạn dặm, tưởng như chỉ hướng theo lí tưởng cao cả lại có trong lòng những tinh cảm bình dị. Từ Hải để ý đến Kiều trước hết vi tâm sự đau đớn. và tấm lòng đoan chính của nàng.

Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều
Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.

Tuy là những con người đã từng trải phong ba nhưng sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn, hai trái tim vẫn như nguyên sơ sự rung cảm của tình yêu đích thực trong cái thuở ban đầu:

Thiếp danh đưa đến lầu hồng
Hai bên cùng liếc, hai lòng cũng ưa

Không như những khách làng chơi khác, Từ Hải đến lầu xanh không phải để mua vui mà là để tìm người “tâm phúc tuông cổ”, tìm ngưòi “mắt xanh”.

Bấy lâu nghe tiếng má đào
Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?

Và Kiều đã trả lời Từ Hải thật khiêm nhường, nhã nhặn:

Thưa rằng: “Lượng cả bao đồng,
Tắn Dương được thấy mày ròng có phen.
Bông thương cò nội, hoa hèn,
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.

Nghe Kiều trả lời, Từ Hài hải lòng hả dạ, chàng đã tìm thấy ở Thúy Kiều một người “tri kỉ”.

Cười rằng: “Tri kỉ trước sau mấy người”

Với Từ Hải chỉ Kiều mới có “con mắt tinh đời”, sớm nhận ra người anh hùng ngay giữa lúc đang còn hàn vi, lận đận. Vi vậy mà chàng sẵn sàng đáp lại một cách xứng đáng tấm lòng cùa người tri kỉ:

Một lời đã biết đến ta,
Muốn chung nghìn tứ, cùng Ta có nhau

Với cảm hứng nghệ thuật về nhân vật anh hùng, Nguyễn Du đã xây dựng được tính cách đa dạng của hình tượng nhân vật Từ hải.

Nàng là người có lí tưởng phi thường, tình cảm nhân văn bình dị.ngoại hình và lài năng siêu việt. Từ Hải trong đoạn trích là ngừời anh hùng phù trợ cho Thúy Kiều – đàng hoàng và nhanh chóng cứu vớt Kiều ra khỏi bùn nhơ và đưa cuộc sống tự do, hạnh phúc đến cho nàng.

Cũng qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã khắc họa, phẩm giá Thúy Kiều, trong mối quan hệ với Từ Hải. Thúy Kiều phải rơi vào lầu xanh lần thứ hai, phải sống kiếp đọa đày đầy tủi nhục, Kiều vẫn giữ trọn phẩm giá Nàng không sống buông thả, sa đọa cho nện khổng phải vô cớ mà Từ Hải hỏi “mắt xanh chẳng để ai vào có không?”. Bởi Từ Hải đã nhìn thấy phẩm chất cao đẹp ấy của Kiều. Với tư chất thông minh vốn sẵn, với tâm hồn nhạy cảm, Kiều nhận ra ngay khi phách phi thường, tài năng xuấtt chúng và nhất là tấm lòng bao dung hào hiệp của Từ Hải. Nàng đã trả lời Từ Hải rất khiêm tốn, nhã nhạn: Thưa rằng: “Lượng cả bao đồng…” Nhưng chính những lời lẻ khiêm nhường ấy lại làm cho Từ Hải cảm kích để rồi thấy ở nàng một người tri kỉ, thông minh, sắc sào, “tinh đời” xúng đáng cùng chàng kết bạn trăm năm.

Gặp Từ Hải, Thúy Kiều bộc lộ thực phẩm chất vá tính cách cao đẹp của nàng. Không chỉ là kiều trinh trong những tháng ngày rơi vào nhà chứa mà còn có “con mắt tinh đời”, nhận chán được giận trị Từ Hải giũa cuộc đời đầy rẫy kẻ tầm thường và hơn nửa còn có phần đồng cảm, đồng tình với những khát vọng tương lai của Từ Hải. Và chính cuộc hội ngộ bất ngờ mà sớm hiểu nhau, thông cảm nhau như vậy nên đã đem đến kết thúc tốt đẹp.

Hai bên ỷ hợp, tâm đầu,
Phi nguyền sánh phượng, đẹp duyên cõi lòng

Nếu như trước kia Thúc Sinh phải dùng đủ thứ mun mẹo, giấu lén chuộc Kiều, thì giờ đây Từ Hải đàng hoàng dong dạc, sóng phang đưa người tri kỉ thoát vòng ô nhục, ra khỏi lầu xanh để sống hạnh phúc, tự do bên nhau.

Đoạn trích dùng là một thích diễm tình được Nguyễn Du viết lên với đây những cảm hứng và phảng phất phong cách sử thi. Với ngôn ngữ tinh tế, sắc sảo hải hòa và giàu sắc tình biểu cảm, Nguyễn Du đã thể hiện thành công một câu chuyện tình duyên độc đáo, dị thường với chân dung và tinh cách nhân vật sinh động, cao đẹp, tươi sáng biết bao.

Tóm lại “Kiều gặp Từ Hải” là một đoạn trích khá hấp dẫn. Chúng ta cảm thụ được vẻ đẹp bực chân dung Từ Hài, một nhân vật anh hùng mà Nguyễn Du đã dựng lên bằng niềm trân trọng ưu ái không khác gì với Thúy Kiều Kim Trọng. Mặt khác qua cuộc gặp gỡ với Từ Hải, chúng ta cũng cảm nhận được đầy đủ hơn tính cách của Thúy Kiều Một người con gái bất hạnh, có nhân cách đáng quí.

Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải là một nội dung, bài học hay mà các em cần phải nắm vững nội dung. Sau phần học này chúng ta tiếp tục chuẩn bị trả lời câu hỏi, Cảm nghĩ của em về nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng cùng với phần Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn thơ Mã Giám Sinh mua Kiều để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-doan-tho-kieu-gap-tu-hai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp