Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

0
68
Rate this post

Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được nỗi thẹn của người anh hùng không hề bình thường chút nào mà đó là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Băn khoăn ấy không dành riêng cho bản thân mà toàn tâm toàn ý hướng về sự nghiệp lớn muôn trời, vì sự bình yên của sơn hà, xã tắc.

>>> Hướng dẫn Soạn bài Tỏ lòng ngắn gọn nhất

Nội dung khái quát 2 câu thơ cuối bài thơ Tỏ lòng

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Bạn đang xem: Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

– Chí “nam nhi”: “Công danh trái” Món nợ công danh. Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả
của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước.
Trong hoàn cảnh XH phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người
và xã hội.

– “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”: Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng
Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời. =>Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người
anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả, giống như nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến sau này trong
Thu Vịnh: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

——

Bài văn phân tích hai câu cuối bài thơ Tỏ lòng của học sinh giỏi văn

Phạm Ngũ Lão được biết đến là võ tướng có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bên cạnh đó ông còn rất ham đọc sách, làm thơ và được xem là người văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn hai bài thơ là “Tỏ lòng” (Thuật hoài) và “Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”. Đặc biệt, “Tỏ lòng” đã thể hiện vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng hiên ngang với lí tưởng và nhân cách lớn lao, đồng thời phản ánh hào khí của thời đại Đông A với sức mạnh và khí thế hào hùng.

Bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) được làm bằng chữ Hán, sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, tác giả trú trọng ca ngợi vẻ đẹp hào hùng của con người, quân đội thời Trần qua việc khắc họa hình tượng người anh hùng hiên ngang lẫm liệt thì ở hai câu thơ cuối như một lời bộc bạch của kẻ làm trai, công danh, sự nghiệp như một món nợ đời

Nam nhi vị liễu công danh trải,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hâu)

Là một thành viên ưu tú của quân đội hào hùng ấy, Phạm Ngũ Lão ý thức rất rõ về trách nhiệm của bản thân.

Xưa nay viết về chí làm trai, người đọc đã bắt gặp những vần thơ rất đỗi quen thuộc của Nguyễn Công Trứ: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Cũng đồng điệu tâm hồn với bao kẻ sĩ đương thời, Phạm Ngũ Lão vô cùng đề cao lí tưởng trung quân, ái quốc. Bởi vậy, ông cho rằng đã là nam nhi thì phải trả nợ công danh, mà nợ công danh ở đây chính là làm điều có công với đất nước: “Nam nhi vị liễu công danh trái”. Lí tưởng công danh ấy thể hiện cái nhìn tiến bộ và nhân cách cao đẹp của một vị tướng hết lòng muốn giúp nước, giúp đời. Nghĩ thấy bản thân chưa trả trọn nợ công danh, tác giả trăn trở, băn khoăn: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.

Vũ Hầu chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng, một người tài đức vẹn toàn đời Hán, có công lớn giúp Lưu Bị khôi phục vương triều.Ông cảm thấy “thẹn” khi đối sánh mình với cha ông, tự thấy bản thân chưa thể sánh được với họ. Khát vọng mong muốn lập nhiều công danh hơn nữa được diễn tả hết sức khiêm nhường khi đặt bản thân mình bên cạnh mưu thần Gia Cát Lượng. Âm hưởng câu thơ trầm lắng thể hiện khát vọng lập công và chí làm
trai hết sức tiến bộ của Phạm Ngũ Lão.

Với hệ thống ngôn từ hàm súc, cô đọng cùng những hình ảnh giàu sức biểu cảm, “Tỏ lòng” đã khắc họa vẻ đẹp của con người thời nhà Trần có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, đồng thời phản ánh khí thế hào hùng của thời đại. Âm hưởng mạnh mẽ ấy để lại dư ba trong lòng người đọc, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống không bao giờ quên đề ra lí tưởng sống cao cả để sống đẹp, sống có ích hơn.

Tham khảo thêm: Bài văn mẫu phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Văn mẫu 10 – Phân tích 2 câu thơ cuối bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Nhận xét về Phạm Ngũ Lão, sách Đại việt sử ký toàn thư viết: “Ngũ Lão xuất thân trong hàng quân ngũ nhưng rất thích đọc sách, là người phóng khoáng, có chí lớn, thích ngâm thơ, tựa như không để ý đến việc võ binh. Nhưng quân ông chỉ huy, thực là đội quân phụ tử, hễ đánh là thắng”. Dường như trong những vần thơ của ông cũng mang theo lý tưởng, khát vọng được lập công danh với đời, điều đó đã được thể hiện thông qua tác phẩm “Tỏ lòng”.

Bài thơ Tỏ lòng khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, khát vọng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng trong hào khí Đông A.

Chúng ta có thể thấy được hình ảnh trữ tình trong tư cách một trang nam nhi dày dạn trận mạc. Không có một từ ngữ nào có thể tả hết được chí khí hùng mạnh của quân đội nhà Trần. Tuy nhiên mạnh mẽ là vậy nhưng trong lòng quân tướng vẫn luôn canh cánh một nỗi niềm:

Nam nhi vị liễu công danh trải,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hâu)

Vào thời trung đại, trả nợ công danh là khát vọng, hoài bão, lẽ sống của hầu hết trang nam tử. Có hai con đường trả nợ công danh: dùi mài kinh sử để đỗ đạt làm quan hoặc xông pha trận mạc chiến đấu, lập công báo quốc. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia. Với Phạm Ngũ Lão, ý thức được thời buổi loạn lạc, ông chọn cho mình con đường xông pha nơi chiến trường. Ông xem công danh là cái nợ mình còn vương. Chưa trả không có nghĩa là bất lực, bất tài không lập được chiến công mà chỉ là thời cơ chưa tới. Cái “nợ công danh” ấy, chỉ cần cơ hội đến, ông sẽ sẵn sàng chặt đứt. Thông qua ý thức trả nợ công danh hiện lên khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt của đáng nam nhi một lòng muốn báo đền nợ nước.

“Vũ hầu” ở đây ý chỉ Khổng Minh Gia Cát Lượng, người giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Đây là con người tận trung đã cống hiến cả cuộc đời cho nhà Thục và là một biểu tượng về chí làm trai. Phạm Ngũ Lão xấu hổ khi nghe chuyện Vũ hầu vì trước hết, ông thấy mình chưa lập được công danh, chưa trả xong nợ cho quê hương, đất nước. Mặt khác, ông thấy “thẹn” khi đứng trước tấm gương sáng cả về nhân cách lẫn tài năng của Gia Cát Lượng. Cái “thẹn” ấy là sự kính trọng đối với Vũ hầu đồng thời cũng là khát vọng của trang nam tử muốn noi bước người xưa tận trung báo quốc, trả nợ công danh. Nếu chưa lập được công danh thì nói thẹn là điều dễ hiểu. Nhưng  khi đã dốc hết lòng cho giang sơn gấm vóc mà vẫn nói thẹn thì phải thấy khát vọng của nhân vật trữ tình lớn đến độ nào. Hai câu thơ sau đã cho ta thấy được khát vọng, hoài bão của bậc anh hùng và nỗi “thẹn” của người quân tử. Cách hành xử đầy tinh thần nhân văn ta còn bắt gặp trong thơ Cao Bá Quát:

“Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”

(Cả đời chỉ biết cúi đầu bái lạy hoa mai).

Hay trong thơ Nguyễn Khuyến:

“Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

hay:

“Ơn vua chưa chút đáp đền

Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”

Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có trái tim vô cùng nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng khí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại. Thuật hoài đã vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão đến muôn đời sau.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

——–

Trên đây là bài văn mẫu phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão mà đã biên soạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học bài và làm bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 10

 

[Văn mẫu 10] Phân tích hai câu thơ cuối bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được khát vọng, hoài bão của bậc anh hùng và nỗi thẹn của người quân tử

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-hai-cau-cuoi-bai-to-long-cua-pham-ngu-lao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp