Phân tích một bài thơ viết theo thể thơ năm chữ mà em yêu thích

0
74
Rate this post

Đề bài: Phân tích một bài thơ viết theo thể thơ năm chữ mà em yêu thích

 

phan tich mot bai tho viet theo the tho nam chu ma em yeu thich

Bạn đang xem: Phân tích một bài thơ viết theo thể thơ năm chữ mà em yêu thích

Bài mẫu Phân tích một bài thơ viết theo thể thơ năm chữ mà em yêu thích

 

Bài làm

Mầm Non

Võ Quảng

Dưới vỏ một cành bàng

Còn một vài lá đỏ,

Một Mầm Non nho nhỏ

Còn nằm ép lặng im.

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy máy bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn

Rào rào trận lá tuôn

Rải vàng đầy mặt đất

Rừng cây thông thưa thớt

Như chỉ cội với cành…

Một chú thỏ phóng nhanh

Chạy nấp vào bụi vắng

Và tất cả im ắng.

Từ ngọn cỏ làn rêu…

Chợt một tiếng chim kêu

– Chiếp chiu, chiu! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy

Mầm Non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

Võ Quảng là nhà thơ trẻ mãi với những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Thơ ông nhẹ nhàng, hóm hỉnh như khúc đồng dao. Ngôn ngữ và cảm xúc trong sáng, ý tưởng tươi tắn, hồn nhiên, cách diễn đạt tinh tế, đó là phong cách nghệ thuật và hồn thơ đậm đà của Võ Quảng.

Bài thơ “Mầm non” với 26 câu thơ ngũ ngôn đã hội tụ tất cả những phẩm chất tốt đẹp của phong cách nghệ thuật và hồn thơ đáng yêu ấy.

Hai chữ “mầm non” xuất hiện ba lần trong bài thơ, được viết hoa mang tính biểu trưng cho một linh hồn thơ bé, cho cái mới tươi non xinh đẹp trong cuộc đời.

Mở đầu bài thơ là một cây bàng cuối đông (nơi sân trường?) chỉ còn lại “một vài lá đỏ”. Khi ấy, một mầm non đang nín thở đợi chờ. Sự tinh tế của thi sĩ là đã “nghe”, đã “thấy”, đã “biết” bước đi của mùa xuân qua hai tín hiệu “lá đỏ” và “mầm non”:

“Dưới vỏ một cành bàng

Còn một vài lá đỏ,

Một mầm non nho nhỏ

Còn nằm ép lặng im.”

Đang nín thở, đang đợi chờ, đang “lim dim” đôi mắt, Mầm Non “cố nhìn qua kẽ lá” thấy và nghe vũ trụ đang chuyển mình. Tạo vật đang chuyển mình theo những bước đi cuối cùng của mùa đông. Mây “hối hả” bay. Mưa phùn lất phất” rây bụi mờ:

“Mầm Non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá

Thấy mây bay hối hả

Thấy lất phất mưa phùn”.

Cảnh vật tưởng như và còn nhiều vương vấn. “Mầm Non” vẫn nép mình nằm im đợi chờ mùa xuân. Lắng nghe lá rơi “rào rào” theo chiều gió cuốn. Mặt đất rải vàng lá cây. Không gian trở nên thoáng đãng. Rừng thưa thớt. Cây trụi lá trơ cành. Mùa đông đã tàn. Mùa xuân đang tới:

“Rào vào trận lá tuôn

Rải vàng đầy mặt đất

Rừng cây thông thưa thớt

Như chỉ cội với cành…”

Cảnh vật đổi thay trước mùa đông tàn. Thỏ giật mình. Ngọn cỏ, làn rêu đều nín thở đợi chờ mùa xuân đang đến. Cùng với “Mầm Non”, thi sĩ đã mơ hồ cảm thấy một sự chuyển mình của tạo vật:

“Một chú thỏ phóng nhanh

Chạy nấp vào bụi vắng

Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ làn rêu…”

Mùa xuân đã đến rồi. Một buổi sớm mai. Quá bất ngờ trước một tiếng chim, một tín hiệu vui, ngân vang thánh thót. Xuân tới cùng khúc nhạc mùa xuân:

“Chợt một tiếng chim kêu

– Chiếp chiu, chiu! Xuân tới!”.

Nước suối dâng đầy, như vừa “róc rách” chảy vừa cất tiếng “reo mừng”. Ngàn vạn chim muông tung cánh “hát ca vang dậy” đón chào mùa xuân tới. Khúc nhạc mùa xuân thêm tưng bừng. Vũ điệu mùa xuân thêm náo nức, hớn hở. Điệp ngữ “tức thì” như 2 nốt nhạc du dương trong giai điệu, nhịp điệu hối hả mùa xuân. Suối reo, chim hót hay Mầm Non và nhà thơ cùng reo, cùng hát:

“Tức thì trăm con suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy”

Và “Mầm Non” sau bao ngày đêm “nằm ép lặng im” đợi chờ, đã “nghe thấy”, đã cựa mình, rồi “đứng dậy”, rồi “khoác áo”:

“Mầm Non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.”

“Mầm Non” “đứng dậy” rồi “khoác áo màu xanh biếc” là một hình tượng đẹp và khỏe, tượng trưng cho sức sống mùa xuân, vẻ đẹp thanh xuân và tinh khôi của thiên nhiên.

Hình tượng Mầm Non còn mang hàm nghĩa ngợi ca cái mới, cái trẻ trung, cái tươi đẹp xuất hiện đã thay thế cho cái già nua, cái tàn tạ, cũ kĩ trong cuộc đời.

“Mầm Non” là ca khúc mùa xuân, là vũ điệu mùa xuân, nó còn là khát vọng mùa xuân. Ý vị triết lí, chính là giá trị đích thực của bài thơ ngũ ngôn “Mầm Non” vậy!.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Em bé thông minh nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Ông lão đánh cá và con cá vàng SGK Ngữ Văn lớp 6.

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Danh từ để có sự chuẩn bị tốt cho bài Bài 9 SGK Ngữ văn 6.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-mot-bai-tho-viet-theo-the-tho-nam-chu-ma-em-yeu-thich/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp