Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

0
59
Rate this post

Đề bài: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

phan tich nhan vat dan thiem trong vinh biet cuu trung dai

Bài văn Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Bạn đang xem: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1. Mở bài

– Vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ra đời như góp thêm một tiếng nói bênh vực cho quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”.
– Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, ngoài nhân vật chính là Vũ Như Tô người ta còn thấy xuất hiện một nhân vật khác, đại diện cho những con người yêu nghệ thuật, nhưng chỉ thuần túy “nghệ thuật vị nghệ thuật”, vì nó mà hy sinh tất cả, cuối cùng lại vỡ mộng, đó là bi kịch của những con người sống tách biệt giữa cuộc đời và nghệ thuật.
 

2. Thân bài

* Hoàn cảnh cuộc đời của Đan Thiềm:
– Đan Thiềm là người duy nhất đồng hành cùng với lý tưởng của Vũ Như Tô.
– Là một nhân vật bi kịch, bi kịch từ chính cuộc đời “cung nữ bị bỏ quên” của mình.

* Đan Thiềm là người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”:
– Khuyên Vũ Như Tô đừng chạy trốn mà hãy ở lại lợi dụng uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để có cơ hội bộc lộ tài năng, để xây dựng một kiệt tác nghệ thuật…(Còn tiếp)

>>Dàn ý Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài đầy đủ.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Vào những năm 1930 một cuộc bút chiến sôi nổi đã diễn ra giữa hai trường phái, một bên quan niệm rằng “nghệ thuật vị nghệ thuật”, nghệ thuật chỉ thuần túy là nghệ thuật mà thôi, không mang theo bất kỳ vướng bận nào và nó chỉ hướng đến cái đẹp đẽ lớn lao nào đó, bỏ qua tất cả những tiếng lầm than khổ ải ở đời. Trái ngược với quan điểm trên, trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh” lại hoàn toàn ngược lại, người ta quan niệm rằng nghệ thuật suy cho cùng thì cũng phải quay lại phục vụ cuộc sống con người, mà theo như Nam Cao nói “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Và nhà văn không được trốn tránh nghệ thuật mà phải đứng trong lao khổ mở hồn ra đón lấy những vang động của đời”. Giữa cuộc đấu tranh gay gắt không khoan nhượng ấy, vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng ra đời như góp thêm một tiếng nói bênh vực cho quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Bởi trong vở kịch ấy ông đã đã quan niệm rất rõ ràng rằng “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi”. Trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, ngoài nhân vật chính là Vũ Như Tô người ta còn thấy xuất hiện một nhân vật khác, đại diện cho những con người yêu nghệ thuật, nhưng chỉ thuần túy “nghệ thuật vị nghệ thuật”, vì nó mà hy sinh tất cả, cuối cùng lại vỡ mộng, đó là bi kịch của những con người sống tách biệt giữa cuộc đời và nghệ thuật.

Đan Thiềm là người duy nhất đồng hành cùng với lý tưởng của Vũ Như Tô, lý tưởng xây dựng một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Bà cũng có thể được coi là một nhân vật bi kịch, bi kịch từ chính cuộc đời “cung nữ bị bỏ quên” của mình, vốn là người phụ nữ có nhan sắc, có trí tuệ, nhưng dưới thời vua Lê Tương Dực – vị vua nổi tiếng hoang dâm, trác táng, bấy nhiêu sự ưu tú ấy vẫn chẳng thể níu lấy quân tâm dài lâu. Thất sủng, đối với phụ nữ chốn thâm cung chính là bi kịch vô cùng đau khổ, bởi suốt quãng đời còn lại phải chịu héo mòn, cô độc trong bốn bức tường son lạnh lẽo khôn cùng. Đang trong lúc tuyệt vọng, chán chường thì cơ duyên khiến Đan Thiềm bắt gặp Vũ Như Tô một nhà kiến trúc tài năng bậc nhất, thế nhưng vẫn chưa có cơ hội để bộc lộ tài và trí tuệ của mình. Với tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, Đan Thiềm có tấm lòng kính trọng đặc biệt với Vũ Như Tô, tương tự như cái cách mà Viên quản ngục đối đãi với Huấn Cao vậy. Điều ấy trước hết thể hiện ở việc bà khuyên Vũ Như Tô đừng chạy trốn mà hãy ở lại lợi dụng uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để có cơ hội bộc lộ tài năng, để xây dựng một kiệt tác nghệ thuật, vì nhân dân vì đất nước mãi nghìn sau, đồng thời lời khuyên ấy cũng là để bảo vệ Vũ Như Tô bởi việc trốn đi ấy chắc chắn là không thành mà chỉ có cái chết đang trực chờ, một con người tài hoa mà lại phải chết khi tên tuổi còn chưa được tỏa sáng, đối với Đan Thiềm và với cả Vũ Như Tô đều là bi kịch. Trái ngược với lời khuyên lúc bắt đầu vở kịch thì kết kịch phần nằm trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Đan Thiềm lại ra sức khuyên Vũ Như Tô trốn đi, phải có đến hai mươi lần bà giục ông chạy trốn như vậy. Nhưng tóm lại rằng, dù là lời khuyên đi hay ở mục đích cuối cùng của Đan Thiềm là bảo vệ Vũ Như Tô khỏi cái chết, bảo vệ tài năng của ông khỏi sự tận diệt, tấm lòng quý trọng nhân tài và trí tuệ của Đan Thiềm thực khiến người ta cảm động.

Dù nhận thức được nguy hiểm đang bủa vây thế nhưng Đan Thiềm vẫn khăng khăng một mực ở lại, bởi với bà dù có chết đi cũng không thiệt hại được cho đời, bà phải ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài đến cùng, tính mạng Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài còn dang dở trong mắt bà mới thực đáng giá đáng được bà hy sinh tất cả để bảo vệ vẹn toàn. Người phụ nữ ấy yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật, mến mộ nhân tài đến tột bậc vậy cơ mà. Rồi đến khi chẳng ai chạy thoát cả bà, cả Vũ Như Tô bà kính trọng đều phải đối mặt với nguy hiểm, với sự phẫn nộ của dân chúng, của quân phản loạn, Đan Thiềm đã chuyển hướng quay sang lạy lục van xin đám quân sĩ hèn hạ. “Tướng quân hãy nghe tôi, đừng phạm vào tội ác. Đừng giết ông Cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết!”, những lời van xin tha thiết của người phụ nữ sống trong lầu son gác tía với một kẻ tiểu khiến người ta phải xót xa, bởi bà không chỉ nói một lần mà tới 4 lần lạy lục như thế, tất cả chỉ vì ôm một tia hy vọng rằng Vũ Như Tô sẽ thoát chết.

Bên cạnh tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, Đan Thiềm cũng phải nhận lấy cái bi kịch vỡ mộng, cũng giống như Vũ Như Tô bà có lý tưởng về một công trình kiến trúc hoàn hảo, là niềm tự hào của nhân dân mãi muôn nghìn sau, thế nhưng bà không biết được rằng cái nghệ thuật trong mắt bà đã trở thành bi kịch cho vô số con người, vô số gia đình trong đó có cả bà và Vũ Như Tô. Bản thân Đan Thiềm đã bị rơi vào cái vòng thị phi, bị thiên hạ phỉ nhổ đánh giá là “gian phu dâm phụ”, là người phụ nữ không đoan chính, trên mê hoặc vua dưới thì gian díu với Vũ Như Tô. Thế nhưng bà sẵn sàng hi sinh danh dự, hy sinh tính mạng để bảo vệ Cửu Trùng Đài, bảo vệ Vũ Như Tô nhưng kết cục lại phải chịu chết oan ức, không chỉ thế bà còn phải tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt phát tan tành. Đau đớn hơn là Vũ Như Tô, tài năng mà bà hết lòng bảo vệ cũng bị đưa ra pháp trường, cũng phải chịu cái chết.

Kết lại về nhân vật Đan Thiềm trước hết ta quý trọng bà về lòng yêu và trân trọng cái đẹp, trân trọng nhân tài Vũ Như Tô, thế nhưng kết cục của bà, bi kịch vỡ mộng của bà chính là một kết cục mang tính tất yếu. Nói như vậy bởi vì Đan Thiềm mến mộ, trân trọng vô cùng cái tài của Vũ Như Tô, nhưng đáng tiếc rằng ông chỉ là thiên tài chứ không phải hiền tài, thứ nghệ thuật ông theo đuổi không hề gắn liền với nhân dân, vì nhân dân mà thậm chí là chà đạp lên tính mạng của con người, Cửu Trùng Đài càng cao, càng đẹp thì càng xa rời cuộc sống, càng chất chồng tội lỗi của Vũ Như Tô. Cả Đan Thiềm và Vũ Như Tô đều đắm chìm vào lý tưởng tuyệt mỹ, nhưng bỏ quên mất cái tuyệt thiện thế nên lý tưởng ấy dẫu có đẹp cũng chính là con đường dẫn tới bi kịch cuối cùng.

————– HẾT ————–

Trên đây là một vài gợi ý Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, giúp các em học sinh ôn tập, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn trên lớp. Bên cạnh việc tìm hiểu về nhân vật Đan Thiềm (người bạn tri kỉ, người bạn đồng hành cũng là người duy nhất hiểu được tài năng và khát vọng cao đẹp của Vũ Như Tô), các em có thể tham khảo thêm các bài mẫu trong danh sách các bài văn hay lớp 11 như: Phân tích những mâu thuẫn trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài và bày tỏ ý kiến về cách thức giải quyết mâu thuẫn, Trình bày những xung đột trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng, Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài,…

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-nhan-vat-dan-thiem-trong-vinh-biet-cuu-trung-dai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp