Đề bài: Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Bạn đang xem: Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
4 bài văn Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
1. Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, mẫu số 1:
Nêu sức mạnh của thơ nằm ở khá năng gợi cảm và truyền cảm của nó thì có thể coi “ông đồ” của Vũ Đình Liên là một bài đầy chất thơ ít có bài thơ nào ngăn ngủi chỉ có năm khổ ngũ ngôn như thế mà để đọng lại một ấn tượng thấm thía, gợi lên cả một hoài niệm ngậm ngùi đến như vậy. Nỗi ngậm ngùi về một nét đẹp truyền thống đã mất đi. Nỗi cảm thương cho một lớp người lỗi thời dù đã chìm lịm đần vào dĩ vãng. Đó là nội dung chính của tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ. Đó cũng là đặc điểm khiến cảm hứng nhân văn này đọng bền, in sâu vào tâm trí bạn đọc, càng về sau này hình như càng giàu sức ngân vang hơn. Có phải nhân vật ông đồ ở đây cũng tương tự một cổ vật, mà thời gian càng trôi, giá trị càng lớn?
Ta thấy trong cảm hứng của Vũ Đình Liên có hai nốt lớn: sự cảm phục thích thú trước vẻ đẹp chữ nghĩa ông đồ, và nỗi cảm thương man mác trước “cái di tích liều tuỵ đáng thương của một thời tàn” – như chính lời tác giả tự bộc lộ.
Lòng cảm phục của nhà thơ hướng về những nét chữ “Như phượng múa rồng bay” của một bút pháp có “hoa lay”. Những nét “phượng múa rồng bay” ấy đủ khiến mọi người “tấm tắc ngợi khen tài”, và chinh phục luôn cả nhà thơ. vẻ đẹp ấy trên nền cảnh “hoa đào nở” ứng với thời tiết gợi cảm đầu năm và trong không khí xuân về Tết đến, càng như được hoà quyện thêm một hơi men cuốn hút.
Nhưng sự cảm phục ấy ở đây chỉ như một tiền đề, một nguyên nhân phát sinh nỗi buồn liếc hoài cổ, rất thấm đậm trong bài. Càng ngợi khen, cảm phục bao nhiêu vẻ đẹp “phượng múa rồng hay” kia, nhà thơ càng buồn nhớ bâng khuâng bấy nhiêu trước cảnh hiu quạnh chợ chiều mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu? Đặc biệt hai dòng thơ sau mang một sức mạnh tâm tình, mộl sắc thái “thi lại ngôn ngoại” đầy dư vị, ôm ba:
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu…
Những bài văn Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ hay nhất
Thật là những hình ảnh có hồn, những dòng thơ chứa chất tâm sự. Nói là cái buồn của giấy, kì thật là nỗi xót xa cùa người trước cảnh phai làn của cái đẹp. Nói là mực đọng trong nghiên, chỉ là nội cách thể hiện nỗi sầu thương trước một hiện tượng đáng trân trọng đang sắp tiêu vong.
Đến hai khổ thơ cuối bài thơ, tình cảm của tác giả hướng hẳn về con người đã tạo ra vẻ đẹp trên kia. Hình ảnh ông đồ vẫn ngồi đó, nhưng hầu như hị quên lãng hẳn, đến nỗi “qua đường” không ai hay” mới đáng buồn, tội nghiệp làm sao! Chỉ còn “lá vàng rơi trên giấy” trong khi “ngoài kia mưa bụi bay” như muốn vùi kín, xoá nhoà đi tất cả vẻ đẹp đáng trân trọng của một thời. Cả một lớp người quá “đát”! Cả mội nếp sinh hoạt văn hoá đặc sắc không còn.
Cuối cùng, bóng dáng những ông đồ đã mất hẳn. Họ đã mất một mẫu người “xưa”. Tiếng gọi hồn “những người muôn năm cũ” ấy, có thể tác giả chỉ nhằm vào mội thế hệ đã hết thời. Nhưng ta vẫn nghĩ nỗi cảm thương, lòng tiếc nuối mong mỏi đó không chỉ dành cho những ông đồ, dành cho cả những nét đẹp văn hoá cổ truyền đang bị mất dần. Nỗi tiếc nhớ mong mỏi đó trong nliững nãm gần đây ngày càng gặp được nhiều hơn những nỗi niềm đồng vọng của thế hệ hôm nay ý thức hướng về nguồn. Những dịp Tết mới rồi, cùng với việc phục hồi các lễ hội dân gian; một số nơi như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh còn tổ chức triển lãm thư pháp, “cho chữ” ở Văn Miếu… Hỡi tác giả hài thơ bất hủ Ông đồ, bây giờ cũng đã thành “người muôn năm cũ” ở thế giới bên kia! Giấy đỏ mấy năm nay đã thắm lại rồi; mực lại lóng lánh trong nghiên cho khóa tay phóng bút những vế đôi mừng xuân khi hoa đào nở đấy, Người có vui chăng?
——————HẾT——————-
Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 8 phần bài Ông đồ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý tham khảo Soạn bài Ông Đồ đầy đủ.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Câu nghi vấn nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Câu nghi vấn SGK Ngữ Văn lớp 8.
2. Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, mẫu số 2:
Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau.
– Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ
+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.
+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ, văn mẫu tuyển chọn
+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét – như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người – tấm tắc ngợi khen tài.
+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường.
– Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai:
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ
– Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần – hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.
+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác.
– Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ
+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở – mực tàu – giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở – mực tàu – giấy đỏ – ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.
– Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ.
Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).
3. Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, mẫu số 3:
Người ta nói thời gian chính là cơn sóng dữ có thể xóa tan mọi thứ . Nó có thể khiến người ta quên đi những thứ mà ta đã từng quen thuộc . Và có phải vì thế mà nhiều những nhà thơ đa cảm lại hay có sự ám ảnh với thời gian . Vũ Đình Liên cũng vậy, 1 nhà thơ ám ảnh với thời gian, ám ảnh với những văn hóa cổ truyền của dân tộc bị thời gian lãng quên. Chính vì thế, mà ông đã tạo nên một hình ảnh ông đồ đầy sống động trong bài thơ ” Ông Đồ “.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Ngay từ đầu, Vũ Đình Liên đã tạc nên một ông đồ đầy tài năng và được tất cả mọi người yêu mến. Ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa , chơi đùa với chính con chữ . Với hình ảnh so sánh ”phượng múa rồng bay”, người nghệ sĩ đấy không chỉ ”thảo” nên những con chữ uốn lượn, đầy tinh tế như thân rồng, mình phượng mà còn như tạo nên linh hồn trong từng con chữ mình viết ra . Từng chữ, từng chữ như đang biết chuyển động , như đang bay trên chính trang giấy . Có phải vì thế mà người ta phải tắm tắc, ngợi khen chẳng hết lời . Dù vào mỗi đầu năm mới tới , khi những cánh hoa đào hé nở, hình ảnh quen thuộc ông lão bày bút, mực bên góc đường lại hiện ra nhưng người mua vẫn tấp nập , tới thuê viết và thưởng thức nét chữ tài hoa đó . Từ chỉ lượng không xác định ” bao nhiêu ” lại càng khẳng định sự tấp nập của những người thuê viết . Có thể nói , ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ trên góc phố quen thuộc , tạo nên những tác phẩm nghệ thuật được người người kính ngưỡng. Nhưng thời gian thật quá tàn nhẫn . Nó tàn phá mọi thứ và cũng dần xóa nhòa đi hình ảnh Ông Đồ trong trí nhớ người mua chữ .
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Dần dần, nho học suy vi , thất thế , mọi người dần quên đi hình ảnh ông lão với mực tàu, giấy đỏ bên đường. Câu hỏi tu từ bỗng phát ra như một lời than trách, tiếc thương của chính tác giả ”Người thuê viết nay đâu?” . Những người từng mua chữ ông, những người đã từng thán phục trước những nét chữ tài hoa của ông giờ ở đâu . Họ đã đi đâu, tại sao không tới mua nữa khiến cho giấy kia phải buồn , nghiên kia phải sầu . Hihf ảnh nhân hóa , đem linh hồn gửi cho giấy đỏ , mực tàu càng nhấn mạnh thêm nỗi buồn thương, đau đớn cho một hình ảnh đã từngg là thân quen . Năm này qua năm khác, ông đồ vẫn ngồi đó bên góc phố thân quen cùng với mực tàu giấy đỏ nhưng điều khác biệt người mua viết nay đã không còn , chỉ còn lại ông với thiên nhiên sầu thảm . Người ta nói ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”. Có phải vì thế mà giấy buồn , nghiên phải sầu , lá vàng cũng rơi cùng với những hạt mưa phùn lất phất . Tất cả tạo nên một khung cảnh vạn vật như cùng buồn thương với chính Ông Đồ.
Năm nay đào lại nở
không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Thời gian lại dần trôi qua. Vẫn là lúc năm mới quen thuộc , vẫn con phố cũ đấy , người ta cũng dần không còn nhìn thấy hình ảnh Ông Đồ đáng thương , bị quên lãng .Đau đớn thay, Cảnh vật vẫn vậy , hoàn cảnh vẫn thế nhưng con người nay đã đi đâu . Câu hỏi tu từ vang lên ở kết thúc của bài thơ như một câu chất vấn , trách móc đầy đau thương của tác giả ”Hồn ở đâu bây giờ?”. Những con người từng tấm tắc ngợi khen , từng chen chúc thuê viết nay ở đâu , những linh hồn dân tộc, những con người Việt Nam nay lại quên đi chính những nét truyền thống quen thuộc sao ? . Tóm lại, ông đồ là người nghệ sĩ nhưng cũng là một người nghệ sĩ đáng thương , một ông lão tội nghiệp bị quên lãng dần với thời gian.
Có thể nói , bằng thể thơ 5 chữ hiện đại , bằng những hình ảnh vừa quen thuộc lại mới lạ , ngôn ngữ mộc mạc giản dị , Vũ Đình Liên đã vẽ nên hình ảnh người nghệ sĩ Ông Đồ đầy tài hoa và tội nghiệp . Đồng thời,nhà thơ cũng thể hiện niềm xót thương, và tình yêu với những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc
4. Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, mẫu số 4:
Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “ông đò” là một trong những bài thơ thể hiện sự thành công đó của Vũ Đình Liên.
Nội dung của bài thơ thể hiện sự hoài cổ của tác giả Vũ Đình Liên với một truyền thống tốt đẹp mang nét văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam nhưng bị mai một dần
Bài thơ “ông đồ” được tác giả sáng tác khi mà nền nho giáo ngày càng bị công chúng quên lãng, những tinh hoa xưa chỉ còn lại chút tro tàn. Ông đồ và chữ Nho cũng không còn tồn tài nhiều nữa. trong hai khổ thơ đầu tiên tác giả Vũ Đình Liên đã nhắc lại thời kì hoàng kim của nho giáo khi mà chữ viết của các ông đồ luôn được trân trọng:
“Mỗi năm hao đào nở
Lạ thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng máu rồng bay”
Trong hai khổ thơ này đã nói lên thời gian và địa điểm mà ông đồ thường làm việc. đó chính là những khi năm hết tết đến vào dịp mùa xuân khi có hao đào nở, ông đồ thường viết chữ cho những người dân hi vọng vào một năm mới ăn khang, thịnh vượn, bình an, sức khỏe.
Trong khổ thơ có hoa đào vô vùng thắm tươi, lại có màu đỏ cảu giấy và mực tàu làm cho mọi nét trong bức tranh tả hình ảnh ông đồ thời kì hoàng kim trở nên vô cùng tươi vui, sống động, tràn ngập sức ống. thời gian được viết với hai từ “mỗi năm” thẻ hiện sự lặp đi lặp lạ như một việc vô cùng quen thuộc.
Top những bài Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ tuyển chọn
Công việc viết chữ của ông đồ thường xuyên diễn ra trong những năm mà phong trào nho giáp phát triển mạnh mẽ nhất, nên năm nào cũng có những ông đồ ngồi viết chữ, ở những nơi có đông người qua lại, nơi mà mọi người tới xin chữ một cách dễ dàng nhất.
Tác giả Vũ Đình Liên thể hiện nghệ thuật viết chữ của ông đồ như rồng bay phượng múa, một nghệ thuật so sánh độc đáo phần nào làm tôn lên thú xin chữ viết chữ, nhấn mạnh cái tài nghệ, vẻ đẹp thanh cao đáng trân trọng của một nét đẹp thời xưa. Đồng thời thể hiện sự cao quý qua những lời khen ngợi của những người qua đường. thông qua cách miêu tả cách sử dụng từ ngữ cho thấy sự tôn trọng cảu tác giả với những người lưu trữ truyền tống văn hóa của dân tộc.
Trong hai khổ thơ tiếp theo tác giả khắc họa một hình ảnh bức tranh ông đồ thời kì lạc long, khi nho giáo thất sủng, dòng đời mà chữ Nho đã trở thành một quá khứ của thời kỳ hoàng kim, chỉ còn lại tàn tích.
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”
Câu thơ được nhắc lại thời gian và địa điểm thể hiện một mùa xuân nữa lại tới, cảnh vật hoa đào vãn tươi thắm nhưng chỉ có hình ảnh ông đồ già quen thuộc không thấy nữa. Những con người không quan tâm tới văn hóa nho giáo ngày càng nhiều. Người dân đã quên đi dần nét văn hóa quen thuộc, đáng trân trọng. những câu thơ này thể hiện cảnh tàn lụi cảu một nét đẹp văn hóa nho giáo , với những tờ giấy buồn đỏ thắm, mực đọng trong nghiên sầu, thể hiện sự hững hờ của người đời trong thời kì hiện đại. nhân hóa giấy và bút cũng có cảm xúc như con người cũng thấy buồn khi mình bị bỏ rơi và quên lãng. Những câu thơ vô cùng xúc động thể hiện sự đa tài của tác giả.
Trong khổ thơ cuối tác giả đã dùng những từ ngữ rất thành kính trân trọng để bày tỏ nỗi lòng của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ”
Mở đầu bài thơ tác giả Vũ Đình Liên đều viết “mỗi năm hoa đào nở” cong trong khổ thơ kết thúc câu thơ có chút thay đổi nhưng kết cấu không hề thay đổi. năm nay đào vẫn nở, một màu xuân mới lại đến nhưng hình ảnh ông đồ thì không còn. Âm điệu câu thơ và toàn bài bỗng trầm xuống. Hoa đào vẫn cứ nở đều khoe sắc thắm, sinh động mỗi độ tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ nay còn đâu? Biến mất một giá trị văn hóa của nước ta. Trong câu thơ cuối có câu hỏi tu từ ” Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đây bây giờ?” thể hiện phần nào sự tiếc thương của tác giả với một nét đẹp văn háo của dân tộc.
Qua bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên đã khắc họa nhân vật ông đồ với nghệ thuật vô cùng tinh tế, giản dị nhưng thấm đẫm niềm xót xa của tác giả đối với một giá trị văn hóa của dân tộc.
———————-HẾT——————
Bên cạnh bài Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Ông đồ, các em có thể tìm hiểu thêm về bài thơ Ông đồ qua việc tham khảo: Cảm nhận về bài thơ Ông đồ, Phân tích, bình giảng: Ông đồ của Vũ Đình Liên, Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, Phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ sau trong bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên: Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp