Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng…

0
63
Rate this post

Đề bài: Phân tích nhận xét: “Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới”.

phan tich nhan xet trong bai qua deo ngang hai cau tho xuat sac nhat la hai cau tho sau cung

Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng…
 

Bạn đang xem: Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng…

I. Dàn ý Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng (Chuẩn)

1. Mở bài

– Hai câu kết của bài thơ Qua Đèo Ngang dường như khép lại cả bài thơ với giọng thơ lắng đọng, nhịp điệu chậm rãi, tựa như ánh hoàng hôn vụt tắt “Dừng chân đứng lại trời non nước/Một mảnh tình riêng ta với ta”.
– Tế Hanh nhận xét rằng: “Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới”.

2. Thân bài

* Cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ đó là nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên hoang sơ rộng lớn, là tấm lòng yêu nước tha thiết, nỗi đau rời quê hương lưu lạc xứ người của nữ sĩ.
* Hai câu thơ kết vừa kết thúc bài thơ vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới:
– Giọng thơ đậm chất tâm, sự âm điệu trầm dần rồi buông xuống hẳn vừa là kết thúc nhưng cũng mở ra những xúc cảm mới.
– “Dừng chân” trước là tả thực về sự nghỉ ngơi của tác giả sau quãng đường dài vất vả, sau là ngụ ý về sự lắng đọng cảm xúc trong tâm hồn, không gian như ngừng lại, những nhận thức cá nhân, là cái tôi của tác giả dần được bộc lộ trước những quá khứ u buồn, và trước thực tại mịt mờ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng (Chuẩn)

Qua Đèo Ngang là bài thơ xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam với phong cách trang nhã, tinh tế, mang nỗi trầm buồn sâu sắc, chứa đựng những cảm xúc giấu kín trong trái tim của một con người yêu nước, của một nữ sĩ tài hoa trước khốn cảnh nước nhà chia cắt. Hai câu kết của bài thơ dường như khép lại cả bài thơ với giọng thơ lắng đọng, nhịp điệu chậm rãi, tựa như ánh hoàng hôn vụt tắt “Dừng chân đứng lại trời non nước/Một mảnh tình riêng ta với ta”. Thế nhưng trong cảm nhận của Tế Hanh, bài thơ không hoàn toàn toàn khép lại bởi hai câu thơ ấy, nó tựa như là một cái kết mở khơi gợi nhiều cảm xúc khác, ông nhận xét rằng: “Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng. Hai câu này vừa kết thúc bài thơ, vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới”.

Cảm xúc chủ đạo của cả bài thơ đó là nỗi cô đơn, lẻ loi trước thiên nhiên hoang sơ rộng lớn, là tấm lòng yêu nước tha thiết, nỗi đau rời quê hương lưu lạc xứ người của nữ sĩ tài hoa Bà Huyện Thanh Quan. Nếu như ở bốn câu thơ đầu là tả thực về quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhưng chất chứa nỗi hiu quạnh ám ảnh lòng người, hai câu luận bộc lộ nỗi nhớ nhà đến xót xa, day dứt, thì ở hai câu kết người ta lại khám phá ra một chân trời cảm xúc mới.

“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Giọng thơ như kể, chậm rãi, có vẻ khoan thai, nhẹ nhàng nhưng chứa đựng trong ấy là cả một khung trời những xúc cảm tâm sự bồi hồi. Cái “dừng chân” ấy của tác giả, trước là dừng vì mỏi mệt cả về tâm hồn lẫn thể xác sau quãng đường di chuyển đằng đẵng, và trước những biến cố khôn lường của đất nước. Sau là sự lắng đọng của tâm hồn, không gian như ngừng lại, những nhận thức cá nhân, là cái tôi của tác giả dần được bộc lộ trước những quá khứ u buồn, và trước thực tại mịt mờ. Có thể có người cho rằng, khung cảnh “trời non nước” hiện ra trước mắt tác giả là khung cảnh rất đỗi rộng lớn, khoáng đạt, sao có thể bế tắc mịt mờ, thế nhưng đó mới là cái hay trong nghệ thuật làm thơ của tác giả, mà những nhà thơ sau này tiêu biểu là Huy Cận thường đưa vào thơ của mình. Bế tắc ấy nằm ở nỗi cô đơn, trống vắng, là sự cô độc giữa dòng đời nổi trôi của một con người tha hương viễn xứ, bất lực trước thời cuộc. Bầu trời càng rộng, nước càng sâu, núi càng cao thì càng nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Xung quanh tác giả dẫu có biết bao nhiêu cảnh vật, thậm chí lác đác có sự sống của con người, thế nhưng mỗi con người có một cuộc đời riêng, lúc này đây cái tôi cá nhân của tác giả được bộc lộ một cách rõ nét hơn cả. Bà ý thức được rằng những nỗi buồn, những tâm sự đang ẩn chứa trong trái tim bà không có một ai có thể thấu hiểu, chỉ có “một mảnh tình riêng ta với ta” mà thôi. Cuộc đời bà, tâm hồn bà không thể dung hòa với thời cuộc nhiễu nhương, với chế độ phong kiến suy tàn và những tư tưởng cổ hủ lạc hậu, bà gói lại mảnh tình ấy cho riêng mình, chỉ “ta với ta”, chỉ một tâm hồn thanh cao, trong sạch và yêu nước thương dân sâu sắc. Dẫu cả bài thơ người ta chỉ thấy một giọng thơ êm đềm, đượm nỗi buồn mênh mang và vô cùng tinh tế đúng chất của một ngòi bút thục nữ, nhưng ẩn chứa đằng sau ấy lại là một bóng hình của con người có thế giới nội tâm sâu sắc, bộc lộ cái tôi cá nhân qua tác phẩm của mình trước một xã hội đang suy tàn nhưng những định kiến chèn ép cái tôi cá nhân còn vô cùng sâu sắc. Đó chính là những chân trời cảm xúc mới trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan.

Nếu như văn học cổ điển Việt Nam thường hướng tới cái chung, nói về tình yêu quê hương đất nước, về những vấn đề mang tính thời cuộc, thì ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ta lại có những khám phá mới về phong cách thơ ca của bà. Không chỉ dừng lại ở nỗi đau xót trước nghịch cảnh đất nước, mà tác tác giả còn có những ý thức khá rõ rệt về cái tôi cá nhân, bộc lộ những cảm xúc cá nhân, những tâm sự của riêng mình trong thơ, làm cho cả bài thơ dường như mang thêm màu sắc mới, cảm hứng mới, không đơn thuần nhàm chán như phong cách thơ cổ điển trước đây.

——————HẾT———————-

“Bánh trôi nước” là bài thơ viết về tình cảnh đáng thương, thân phận nổi trôi, bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Bên cạnh bài Phân tích nhận xét: Trong bài Qua đèo Ngang, hai câu thơ xuất sắc nhất là hai câu thơ sau cùng, các em có thể tham khảo thêm: Cảnh sắc thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ Qua đèo Ngang, Phân tích nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang, Cảm nghĩ của em về bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-nhan-xet-trong-bai-qua-deo-ngang-hai-cau-tho-xuat-sac-nhat-la-hai-cau-tho-sau-cung/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp