Đề bài: Phân tích quá trình tha hoá và thức tỉnh của Chí Phèo
Phân tích Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo
Bạn đang xem: Phân tích quá trình tha hoá và thức tỉnh của Chí Phèo
I. Dàn ý Phân tích Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
– Tác giả Nam Cao
– Tác phẩm “Chí Phèo” sáng tác năm 1941 đã khẳng định tên tuổi và là bước ngoặt cuộc đời viết văn của Nam Cao.
2. Thân bài
– Khái quát nhân vật Chí Phèo:
– Quá trình tha hóa của Chí:
+ Khi ra tù
+ Khi trong tay Bá Kiến…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích Quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo (Chuẩn)
Truyện ngắn “Chí Phèo” tên cũ “Cái lò gạch cũ” là một trong những tác phẩm kinh điển của nhà văn Nam Cao – nhà văn của hiện thực xuất sắc đã đưa nền văn học hiện thực lên một tầm cao mới. Sở trường của Nam Cao là đi sâu vào nội tâm và thế giới tinh thần của con người, có biệt tài miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc biệt là tâm lí phức tạp, chính vì vậy quá trình tha hóa và thức tỉnh của Chí Phèo trong tác phẩm đã được ông khắc họa rất thành công.
Chí Phèo – một đứa bé bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ bỏ không được người ta đem về nuôi, từ nhỏ Chí đã đi ở hết nhà này đến nhà khác. Khi còn là anh canh điền 20 tuổi Chí là một người lương thiện, biết phân biệt cái gì là chân chính, xấu xa và cũng có cho mình ước mơ nho nhỏ về cuộc sống vợ chồng bình dị. Thế nhưng Bá Kiến vì ghen ngầm với Chí đã vô cớ đẩy Chí vào tù, mọi người ngay cả Chí cũng không biết tại sao mình bị đi tù, đây chính là ngọn nguồn cho sự tha hóa biến chất của Chí Phèo, bi kịch tha hóa của Chí biểu hiện rõ nhất sau khi ra tù và khi ở trong tay Bá Kiến. Nam Cao đã cực tả Chí Phèo khi từ nhà tù trở về, từ bộ dạng đến lời nói và hành động thể hiện rõ một tên lưu manh.
Hắn xuất hiện với cái đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mắt gườm gườm nhìn với thái độ hằn học, không còn ánh mắt của một con người lương thiện. Uống rượu say rồi cầm vỏ chai tới nhà Bá Kiến rạch mặt, muối liều mạng và liều chết với bố con hắn, trên đường đi luôn mồm chửi, dường như bây giờ hắn giao tiếp với đời chỉ bằng tiếng chửi, hắn chửi tất cả nhưng lại chửi vu vơ “Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại,…” tiếng chửi này chính là tiếng kêu uất ức của một thân phận cô độc giữa cuộc đời. Chí không chỉ mang bản chất lưu manh mà còn là một con quỷ dữ “khuôn mặt hắn giống khuôn mặt của một con vật lạ”, hắn chẳng còn tư cách nào để tồn tại vì cái tối thiểu là thẻ biên tên tuổi hắn cũng không có. Cuộc đời hắn bây giờ là những cơn say nối tiếp nhau, chẳng còn ý thức về cuộc sống và hành động của mình, trở thành một con quỷ dữ tác oai tác quái cho làng Vũ Đại.
Cuộc đời của Chí chỉ rẽ sang một hướng tươi sáng hơn khi Chí gặp thị Nở, Nở tuy vừa xấu xí, ngẩn ngơ, dở hơi và bị người ta hắt hủi nhưng lại chính là người giúp Chí thức tỉnh. Chí bắt đầu có nhận thức về cuộc sống xung quanh: nghe tiếng chim, tiếng cười nói…” và lần đầu hắn cảm thấy buồn, nỗi buồn của một con người thực sự, rồi Chí nhớ về ước mơ một thời, hắn cay đắng bởi ước mơ nhỏ bé ấy cũng đã tuột khỏi tầm tay. Hắn thực sự đã thức tỉnh khi nhìn lại chính mình, thấu rõ tình trạng thê thảm của mình: không nhà cửa, không người thân, rồi tuổi già và ốm đau sẽ mãi cô độc một mình. Chí thậm chí còn cảm thấy xúc động khi nhận bát cháo hành của thị Nở, hắn cảm nhận được thứ gia vị tình người và thức tỉnh trong hắn tình người, khiến cho hắn khao khát trở lại làm người lương thiện, hơn thế hắn còn có khát vọng về một tình yêu đôi lứa với thị Nở và nói lời yêu với thị “giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?”. Ta cảm nhận rõ sự chân thành, tha thiết của một tình yêu chân chính, bản chất lương thiện của Chí đã trở lại, những khát vọng chính đáng của anh hướng vào hạnh phúc gia đình. Đáng thương thay Chí lại một lần nữa bị xua đuổi, cuộc đời phũ phàng với Chí, một chút xót xa tiếc nuối đến ngẩn ngơ rồi Chí lại chìm vào đau khổ và bế tắc. Không còn ai chấp nhận Chí Phèo, cuộc đời đã đến bước đường cùng hắn chỉ còn nước đi trả thù, trả thù kẻ đã làm cuộc đời hắn ra nông nỗi này, đó chính là giết Bá Kiến rồi tự sát.
Không thể phủ nhận rằng, Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo rất thành công, ẩn sâu trong bộ dạng của một con quỷ dữ ấy lại là một con người có tố chất lương thiện bị các yếu tố bên ngoài làm tha hóa, biến chất. Hoàn cảnh và bi kịch của Chí còn đại diện cho những người nông dân khốn khổ bần cùng dưới sự bóc lột của cường hào địa chủ trước cách mạng tháng Tám.
—————– HẾT ——————
Bên cạnh bài Phân tích quá trình tha hoá và thức tỉnh của Chí Phèo, để hiểu và phân tích chi tiết truyện ngắn này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn khác trong danh sách Bài văn hay lớp 11 đã được chọn lọc như Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến trong truyện Chí Phèo, Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống, Phân tích tình yêu trong Chí Phèo của Nam Cao, Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo,…
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp