Đề bài: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Bạn đang xem: Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
I. Dàn ý Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Chuẩn)
– Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng (những nét chính về con người, cuộc đời, các đóng góp tiêu biểu,…).
– Giới thiệu về tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,…)
2. Thân bài
a. Nêu vấn đề:
– Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ lớn, một ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc
– Tác giả đã so sánh Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao – ngôi sao có “ánh sáng khác thường”, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy” và “càng nhìn thì càng thấy sáng”.
→ Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao có ánh sáng khác thường
– Tác giả chỉ ra thực trạng: nhiều người chỉ biết đến Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả của “Lục Vân Tiên”, ít biết về thơ văn yêu nước của ông…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc tại đây
II. Bài văn mẫu Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Chuẩn)
Phạm Văn Đồng là một nhà cách mạng với nhiều cống hiến, một nhà giáo dục giàu tâm huyết và là một nhà lí luận văn nghệ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong vai trò của một nhà lãnh đạo, Phạm Văn Đồng không chỉ đưa ra những ý kiến chỉ đạo, sự quan tâm tới đường lối phát triển của văn nghệ mà còn có nhiều bài viết sắc sảo, giàu ý nghĩa về tiếng Việt, về những danh nhân văn hóa Việt Nam và tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” là một trong số đó. Ra đời nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, bài viết đã đưa ra những ý kiến, những bình giá sâu sắc và ý nghĩa về những giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với dân tộc.
Mở đầu bài viết, tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu lên vấn đề của toàn bộ tác phẩm một cách rất đặc biệt. Tác giả đã so sánh Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao – ngôi sao có “ánh sáng khác thường”, “phải chăm chú nhìn thì mới thấy” và “càng nhìn thì càng thấy sáng”. Với cách so sánh độc đáo đấy, tác giả đã giúp người đọc nhận thấy rằng, cũng giống như những ngôi sao kia, Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao có ánh sáng khác thường với những tác phẩm thơ văn có vẻ đẹp riêng mà người đọc phải đi sâu khám phá, tìm tòi thì mới có thể phát hiện ra nó. Đồng thời, trong phần mở đầu bài viết, tác giả cũng chỉ ra rằng nhiều người chỉ biết đến Nguyễn Đình Chiểu với tư cách là tác giả của “Lục Vân Tiên”, ít biết về thơ văn yêu nước của ông.
Với cách nêu vấn đề độc đáo, thu hút sự chú ý của người đọc, trong phần tiếp theo của tác phẩm, tác giả Phạm Văn Đồng đã giải quyết vấn đề ấy, đi sâu khám phá “ánh sáng khác thường” trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Trước hết, tác giả nêu lên “ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng, anh dũng cho mọi người học tập và noi theo, suốt cả một đời luôn nỗ lực phấn đấu vì nghĩa lớn. Dẫu bị mù cả hai mắt, không thể đứng lên chiến đấu cùng nhân dân nhưng ông đã dùng văn chương để chiến đấu và để ghi lại những năm tháng khổ đau mà vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Và bởi vậy, với Nguyễn Đình Chiểu, văn chương chính là một thứ vũ khí để chiến đấu, đúng như ông từng viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đồng thời, với ông, viết văn đó là một thiên chức và ông luôn coi trọng chức trách ấy của mình. Thêm vào đó, với tác giả Phạm Văn Đồng, “ánh sáng khác thường” trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn thể hiện trong thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm. Trước hết, thơ văn yêu nước của Đồ Chiểu đã làm bừng sống dậy trong tâm trí người đọc những phong trào chống Pháp oanh liệt, bền bỉ của những người dân Nam Bộ trong suốt 20 năm trời – từ năm 1860 về sau. Với điều ấy đã cho chúng ta thấy thơ văn Nguyễn Đình Chiếu có giá trị lịch sử to lớn, không chỉ làm sống dậy mà nó còn là nơi lưu giữ những trang sử vẻ vang, hào hùng của nhân dân Nam Bộ nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những áng thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, nhất là những bài văn tế và đặc biệt là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã ngợi ca những anh hùng suốt đời vì dân vì nước và đồng thời còn là tiếng khóc thương trước sự hi sinh, những đau thương, mất mát mà họ phải gánh chịu. Thêm vào đó, bài thơ “Xúc cảnh” cũng là một trong số những bông hoa, “những hòn ngọc” tạo nên vẻ đẹp cho thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Và cuối cùng, nhắc tới vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không thể không nhắc tới “Lục Vân Tiên” – tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu và rất phổ biến trong nhân dân, đặc biệt là vùng Nam Bộ. Bàn về tác phẩm “Lục Vân Tiên”, tác giả đã chỉ ra những giá trị của tác phẩm. Trước hết, có thể coi “Lục Vân Tiên” là một bản trường ca “ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”. Đồng thời, sức hấp dẫn của tác phẩm còn ở lối viết nôm na, dễ nhớ, dễ hiểu, là một bản trường ca hấp dẫn từ đầu đến cuối, dẫu còn đôi chỗ sai sót. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của tác phẩm đó chính là những điều mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong tác phẩm dẫu vẫn còn nhiều giáo huấn đáng quý trọng nhưng có một số luân lí đã lỗi thời và có chỗ lời văn không hay lắm.
Trên cơ sở làm nổi bật “ánh sáng khác thường” của Đồ Chiểu, phần cuối của tác phẩm đã khái quát lại cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu. Với một câu văn mang tính khái quát cao, Phạm Văn Đồng đã khẳng định “Nguyễn Đình Chiểu là một chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta”. Đồng thời, Nguyễn Đình Chiểu chính tấm gương sáng trong văn hóa nghệ thuật cũng như trên mặt trận tư tưởng.
Tóm lại, với những tảng viết giàu hình ảnh, ngôn từ hấp dẫn cùng cách lập luận chặt chẽ, tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” đã giúp chúng ta cảm nhận được một cách trọn vẹn, đúng đắn và ý nghĩa về cuộc đời, sự nghiệp văn chương và những đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn nghệ của dân tộc ta.
———————HẾT———————-
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước lớn của Việt Nam thế kỉ XIX, qua bài Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc các em đã phần nào hiểu được những đóng góp và vai trò của cụ Đồ Chiểu đối với nền văn nghệ dân tộc, để có cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn, các em có thể tham khảo: Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc,Sơ đồ tư duy Nguyễn Đình Chiểu, Hoàn cảnh ra đời Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp