Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918

0
109
Rate this post

Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến lập lại trật tự thế giới đầu tiên mang lại nhiều ảnh nghiệm quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Vậy cuộc chiến này có tính chất gì, hãy cùng phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918.

Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918
Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918

Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918

Câu hỏi: Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

Lời giải:

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Điều này được thể hiện qua:

  • Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc là nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa; lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.
  • Nhân dân lao động ở các nước không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

**********

Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử 11.

Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất?

Nguyên nhân sâu xa

Cuối thể kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, sự phát triển về kinh tế và chính trị giữa các nước chủ nghĩa tư bản không đồng đều đã làm thay đổi một cách sâu sắc so sánh lực lượng tương quan giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” như Anh, Pháp với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” như Mỹ, Đức, Nhật Bản đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa. Một số thống kê cụ thể minh chứng cho vấn đề này như sau:

Diện tích thuộc địa và dân số thuộc địa của các nước đế quốc:

  • Anh: 34,9 triệu km2 trong đó dân số thuộc địa là 403,6 triệu người
  • Pháp: 55,6 triệu km2 trong đó số dân thuộc địa là 55,6 triệu người
  • Mỹ: 1.85 triệu km2 trong đó có dân số thuộc địa là 12 triệu người

Có thế thấy sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không hề có sự đồng đều. Các nước đế quốc Mỹ, Đức… phát triển sau nhưng lại bị các nước đế quốc “già” chiếm hết thuộc địa mặc dù các đế quốc “trẻ” phát triển về kinh tế rất mạnh. Vì vậy mà mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất

Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia cắt lại thị trường. Nhật và Mỹ cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình. Vì vậy ngay từ cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới. Mâu thuẫn này không thể nào thỏa thuận được, đàm phán được hay điều hòa được mà buộc phải nổ ra các cuộc chiến tranh đẫm máu dành lại thuộc địa:

  • Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), Nhật Bản thôn tính Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ
  • Sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha (1898), Mỹ đã chiếm Philipin, Cuba, Puecto Rico,…
  • Sau chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 – 1902), Anh chiếm vùng đất Nam Phi
  • Sau chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905), Nhật Bản gạt Nga để khẳng định quyền thống trị của mình trên bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu và nam đảo Xa – kha – lin

Trong cuộc chiến giành giật thuộc địa thì đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì đây là một quốc gia có nền kinh tế và quân sự mạnh mẽ nhưng lại rất ít thuốc địa. Thái độ của Đức đã làm cho quan hệ quốc tế của Châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Cụ thể là từ những năm 80 của thế kỷ 19. giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết các lãnh thổ châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở châu Phi, châu Á. Đến năm 1882, Đức cùng Áo Hung và Italia thành lập liên minh tay ba (được gọi là phe Liên minh). Sau này Italia đã rời khỏi liên minh vào năm 1915 và chống lại đế quốc Đức, ủng hộ phe hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Phe hiệp ước cầm đầu bởi Anh là đế quốc đối đầu trực tiếp với Đức. Mặc dù ba nước Anh, Pháp, Nga có tranh chấp về thuộc địa nhưng vẫn phải nhân nhượng lẫn nhau ký những bản hiệp ước tay đôi: Pháp – Nga (1980), Anh – Pháp (1904) và Anh – Nga (1907), hình thành lên phe Hiệp Ước.

Như vậy thì đến đầu thế kỷ 20, ở Châu Âu đã hình thành nên hai khối quân sự đối đầu nhau là phe Liên Minh và phe Hiệp Ước. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. Hay còn gọi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh.

Nguyên nhân trực tiếp

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xecbi ám sát tại Boxnia. Giới quân phiệt Đức, Áo đã chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. Mặc dù Thái tử đã nhận được nhiều lời khuyên ngăn không nên đến đây nhưng Thái tử vẫn nhất định đến và tại đây đã bị ám sát bởi nhóm người thuộc tổ chức Bàn tay Đen ám sát. Sự kiện này đã làm chấn động thế giới lúc bấy giờ. Và đó chính là duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất, là khởi nguồn của cuộc chiến tranh nổ ra. Nhưng thực chất nó chỉ là “giọt nước tràn ly”, chỉ là một cái cớ để các bên chính thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh. Chiến tranh là phải nổ ra do mâu thuẫn các quốc gia ở châu Âu và đã chín muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thế giới.

Diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu diễn ra trên 3 chiến trường chính là Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây là giữa liên quân Pháp Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh. Bởi ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo Hung. Mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức, nhưng bù lại lại làm cho quân đội Đức và Áo Hung phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Và cuối cùng là mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Ở mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường Mặt trận Ý – Áo đối chọi của quân ý Áo tại vùng biên giới của hai nước; chiến trường Balkan là liên quân Đức, Áo Hung, Bulgaria chống lại Serbia và về sau có sự trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; Chiến trường Kavkaz của Nga chống Ottoman. Và cụ thể diễn biến của cuộc chiến tranh sẽ chia làm hai giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất từ năm 1914 đến năm 1916

Khi mà những thương thảo của chính quyền Áo Hung và chính quyền Xecbi không thỏa hiệp được thì ngày 28 tháng 7 năm 1914, Áo Hung quyết định tuyên chiến với Xéc bi. Đức đã phải chiến đấu trên hai mặt trận. Ngày 1 tháng 8 thì Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 03 tháng 8 Đức tuyên chiến với Pháp và ngày 04 tháng 8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ từ đây và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

Mở đầu cuộc chiến, Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng rồi sau đó sẽ quay sang đánh Nga. Vì vậy Đức tập trung phần lớn binh lực ở Mặt trận phía Tây và ngay trong đêm 03/8/1914 đã tràn vào Bỉ (một nước trung lập) rồi đánh thọc sang Pháp. Đức chặn cả con đường ra biển không cho quân Anh sang tiếp viện. Paris bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt

Giữa lúc đó, ở Mặt trận phía Đông, quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga. Paris được cứu thoát. Lợi dụng thời cơ, đầu tháng 9 năm 1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sống Macno. Quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức đã bị thất bại. Quân của hai bên rút xuống chiến hào cầm cự nhau dai dẳng trên một chiến tuyến dài 780km, từ Biển Bắc tới biên giới Thụy Sĩ.

Năm 1915, Đức lại dồn binh lực sang mặt trận phía Đông cùng quân Áo Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga. Chế độ Nga hoàng đang khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng Đức không đạt được mục đích đã loại Nga ra khỏi chiến tranh. Cuối năm thì hai bên đều ở trong thế cầm cự trên một mặt trận dài khoảng 1.200km, từ sống Đơ-nhi-ép đén vịnh Riga. Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh tức là năm 1915, cả hai bên đều đưa ra những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, sử dụng máy bay để trinh sát và ném bom, thậm chí dùng cả hơi độc. Vì thế nên hai bên đều đã bị ảnh hưởng thiệt hại khá nặng nề, nền kinh tế cũng theo đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Cho đến năm 1916, không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, mở chiế dịch tấn công Véc – doong hòng tiêu diệt quân chủ lực của Pháp. Chiến sự ở đây diễn ra hết sức quyết liệt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1916, làm gần 70 vạn người chết và bị thương. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc – doong, buộc phải rút lui. Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo Hung từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự trên cả hai mặt trận.

Giai đoạn thứ hai từ năm 1917 đến năm 1918

Giai đoạn thứ nhất của cuộc chiến tranh để để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại khiến phong trào công nhân, phong trào quần chúng phải đối chiến tranh cũng vì thế mà phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu:

Tháng 2 năm 1917, nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, với khẩu hiệu “Đả đảo chiến tranh”, “Đả đảo Nga Hoàng”, “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” đã tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành công. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập và tiếp tục theo đuổi chiến tranh.

Lúc này, Đức muốn cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước nên đã liền sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm. Cuộc chiến tranh tàu ngầm đã gây ra cho Anh nhiều thiệt hại nặng nề. Lúc đầu thì Mỹ giữ thái độ “trung lập” trong chiến tranh. Thực ra là Mỹ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bạo thì các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mỹ lại khẳng định ưu thế của mình. Nhưng đến năm 1917, phong trào cách mạng ở các nước dâng cao, Mỹ thấy cần phải kết thúc chiến tranh và đã đứng về phe Hiệp ước

Viện cớ tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển, tấn công cả tàu buôn cập bến các nước thuộc phe “Hiệp ước”, ngày 02 tháng 4 năm 1917, Mỹ tuyên chiến với Đức. Sự tham gia của Mỹ có lợi hơn rất nhiều cho phe Hiệp ước Anh, Pháp, Nga. Trong năm 1917, những cuộc phản công của phe Hiệp ước đều không thành công. Pháp và Anh cố phá vỡ phòng tuyến của Đức và giải tỏa vòng vây bờ biển, nhưng thất bại. Những cuộc tấn công của Nga cũng không thành. Áo Hung tỏ ra nao núng muốn cầu hòa nhưng Nga và Italia còn rất nhiều tham vọng, không chấp nhận thương thuyết. Đức lại dồn lực lượng đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến

Tháng 11 năm 1918, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bonsevich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là Cách mạng Tháng Mười (Theo lịch Nga). Nhà nước Xô Viết ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi Chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. Lời kêu gọi hòa bình của Chính phủ Xô Viết không được các nước trong phe Hiệp ước hưởng ứng vì Anh, Pháp, Mỹ muốn kết thúc chiến tranh trên chiến thắng. Trước tình thế đó, để bảo vệ chính quyền còn non trẻ, Nhà nước Xô Viết buộc phải ký riêng với Đức Hòa ước Bret Litop vào ngày 03 tháng 3 năm 1918, Nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

Đầu năm 1918, lợi dụng khi quân Mỹ chưa sang đến châu Âu, quân Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công với quy mô lớn trên mặt trận Pháp. Một lần nữa Chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Paris. Tháng 7 năm 1918, 65 vạn quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược, Mỹ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe bị thiệt hại quá nhiều, hết sức mỏi mệt, nên trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Nhờ đó mà quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận. Ngày 18 tháng 7 năm 1918, quân Pháp với 600 xe tăng phá vỡ phòng tuyến sông Macno của Đức, bắt 3 vạn tù binh. Ngày 08 tháng 8. liên quân Anh – Pháp với 400 xe tặng đã đập tan phòng tuyến sông Xen, tiêu diệt 16 sư đoàn quân Đức. Ngày 12 tháng 9, liên quân Pháp – Mỹ đánh Xanh Mihien – một phòng tuyến quan trọng của Đức

Từ cuối tháng 9 năm 1918, quân Đức liên tiếp thất bại, phải bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ. Các nước đồng minh của Đức cũng bị tấn công liên tiếp, buộc phải đầu hàng. Trước nguy cơ bị thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức ngày 03 tháng 10 năm 1918 đề nghị thương lượng với Mỹ, nhưng không được chấp nhận và Mỹ muốn đánh đến cùng để buộc Đức phải đầu hàng không điều kiện. Trong tình hình ấy, ngày 9 tháng 11 năm 1918, Đức phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo Hung.

Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh đã để lại hậu quả tàn khốc, vô cùng nặng nề cho nhân loại. Tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng; đói rét, bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra ngày càng nhiều. Chỉ hơn hai năm chiến tranh đã có gần 6 triệu người chết và hơn 10 triệu người bị thương.

Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài cho nhân loại. Cuộc chiến khiến hàng triệu người dân oan uổng bị chết và bị thương, để lại hậu quả một cuộc đời tàn phế cho những con người vô tội. Các thành phố, làng mạc, đường sá, cơ sở hạ tầng bị phá hủy chỉ còn lại cát bụi. Số tiền mà các nước rót vào chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ. Riêng nước Mỹ thì được hưởng lợi trong cuộc chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Chiến tranh gây ra sự thay đổi to lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Cuộc chiến dẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga, Đức, Áo Hung, Ottoman với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổ. Trong đó hai cường quốc Áo Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức và Nga thì bị cắt xén lãnh thổ. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và sừ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này

Chiến tranh thế giới thứ nhất cũng ngay lập tức đem lại những thay đổi về hệ thống chính trị tại các nước châu Âu. Tại Đức thì nền quân chủ bị lật đổ, Cộng hòa Weimar ra đời. Tuy nhiên nền cộng hòa này cũng sớm đối mặt liên tục với những khó khăn chồng chất về kinh tê và xã hội, và tồn tại được 15 năm trước khi Adolf Hitler lên cầm quyền. Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của chiến tranh thế giới thứ nhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết. Chiến tranh đã làm cho người dân Nga lâm vào tình cảnh khốn cùng. Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vào cuộc cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của Nhà nước Xô viết với lập trường ủng hộ Chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa tư bản. Điều đó khiến cho các nước phương Tây vô vùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của Liên Xô

Như vậy có thể kết luận lại rằng, châu Âu sau cuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các nước đi theo Chủ nghĩa cộng sản, Chủ nghĩa phát xít và tư bản phương Tây, tạo bệ phóng cho một cuộc thế chiến mới. Sự thành công của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chỉ duy nhất là thành công của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga.

**********

Trên đây là toàn bộ bài Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918. Hy vọng sẽ là tài liệu quý để các em học tập tốt môn Lịch sử lớp 11.

 

 Giáo Dục

Bạn đang xem: Phân tích tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 đến năm 1918

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-tinh-chat-cua-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-nam-1914-den-nam-1918/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp