Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng

0
102
Rate this post

Đề bài: Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng

phan tich tinh da nghia cua nhan de anh trang

Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng
 

Bạn đang xem: Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng

I. Dàn ý Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu nhan đề: Tác phẩm ” Ánh trăng” của Nguyễn Duy là một bài thơ đặc sắc, bằng tài năng trong ngòi bút và tình cảm thiết tha, dạt dào gửi gắm vào trăng, tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng, trở thành một nhan đề có tính đa nghĩa.

2. Thân bài

Tính đa nghĩa của nhan đề “Ánh trăng”:
+ Ánh trăng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên
+ Ánh trăng chính là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng (Chuẩn)

Nếu ai hỏi về hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng nhất thì có lẽ câu trả lời chính xác nhất đó là vầng trăng. Cũng bởi thế mà trăng mang đến cho bao thi nhân những cảm xúc tuyệt mỹ và vẹn tròn nhất, biết bao bài thơ viết về trăng đều bình dị, sáng trong và đẹp đẽ lạ lùng. Tác phẩm ” Ánh trăng” của Nguyễn Duy là một bài thơ như thế, bằng tài năng trong ngòi bút và tình cảm thiết tha, dạt dào gửi gắm vào trăng, tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng, trở thành một nhan đề có tính đa nghĩa.

Thứ nhất, ánh trăng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên, trăng là đại diện cho những gần gũi bình dị với con người. Trăng là ánh sáng giữa màn đêm tăm tối, mang vẻ đẹp viên mãn và tròn đầy nhất.

Thứ hai, ánh trăng chính là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, cùng chung sống như đồng như bể, gần gũi với bao kỉ niệm thật đáng quý ,đáng yêu. Phải chăng đó là những đêm Rằm cùng ánh trăng rước đèn phá cỗ, là những tối trăng soi bóng mình trên dòng sông tĩnh mịch, êm đềm khoe vẻ thơ mộng, an yên. Tất cả trở nên thật gắn bó, thân thương và bình dị biết bao.

Thứ ba, trăng không chỉ là người bạn ngày thơ ấu, mà những năm tháng chiến tranh,trăng còn là người tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ. Những năm tháng nơi chiến trận ác liệt ấy, trăng cùng người trải qua bao đau khổ, buồn vui, bao nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà da diết. Bởi vậy mà trăng là tri kỉ, vẻ dịu hiền của ánh trăng xua đi những nỗi nhớ, quên đi những đói rét, lo lắng của thực tại hiểm nguy. Trăng thắp lên thứ ánh sáng của lý tưởng của cách mạng, trăng cùng người kể lể tâm tình, cùng người quyết tâm trong hành trình chiến đấu gian khổ của con đường giải phóng dân tộc. Trăng lúc bấy giờ, chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người, thật ngỡ sẽ chẳng thể nào quên được.

” Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”

Thứ tư, trăng là chứng nhân của quá khứ nghĩa tình, là lời nhắc nhở cho những kẻ vô tình quên đi “cậu bạn” năm nào đấy. Khi đất nước hoà bình, vật chất được đầy đủ tiện nghi hơn thì còn người dường như lại quên đi những đẹp đẽ, những tháng năm hào hùng đã trải qua, quên đi vầng trăng xưa vốn là bạn cũ, người thương. Để rồi, khi ánh trăng tròn xuất hiện trong một ngày mất điện, tác giả mới chợt nhận ra bản thân mình đã ích kỉ biết nhường nào, trăng vẫn đấy thôi, vẫn luôn dõi theo người, ánh trăng hiền dịu ấy đã bao dung thứ tha mọi lỗi làm cho con người. Chỉ có lòng người lúc này là cảm giác ăn năn trong trái tim mình mà thôi.

” Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chỉ người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”

Cuối cùng, ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, một bài học về lẽ sống thủy chung, ân tình với quá khứ. Dù hiện tại có đủ đầy, đẹp đẽ nhường nào đi chăng nữa thì cũng không được quên lãng với những gì cùng quá khứ trải qua, với những ân tình xưa cũ. Đạo lý” uống nước nhớ nguồn” mãi sáng soi và toả rạng như ánh trăng kia.

Nhan đề tác phẩm luôn là cái thôi thúc người đọc đi sâu vào khám phá, là khía cạnh để khai thác những tầng sâu ý nghĩa của tác phẩm. Nguyễn Duy đã thực sự thành công trong việc đặt nhân để cho bài thơ, tuy bình dị, ngắn gọn nhưng đầy ý vị, sâu xa.

—————-HẾT—————

Để hiểu hết nhan đề mang tính đa nghĩa “Ánh trăng”, các em có thể tham khảo thêm: Suy nghĩ của em về vầng trăng trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy, Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng: “Từ hồi về thành phố… cho ta giật mình”, Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những cảm nghĩ gì?.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-tinh-da-nghia-cua-nhan-de-anh-trang/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp