Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

0
119
Rate this post

Đề bài: Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

phan tich truyen bat sau rung u minh ha

Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ
 

Bạn đang xem: Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

I. Dàn ý Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Sơn Nam và đoạn trích “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”

2. Thân bài

– Phân tích khung cảnh thiên nhiên nơi rừng U Minh Hạ
+ Thiên nhiên đẹp, xanh tươi và hoang dại
+ Tuy nhiên cũng đầy rẫy những nguy hiểm

– Phân tích con người U Minh Hạ
+ Những con người lao động siêng năng, cần cù, sống với nhau có tình có nghĩa
+ Họ có sức sống mãnh liệt, vượt lên trên gian khổ, nghịch cảnh

– Phân tích nhân vật ông Năm Hên
+ Là người khiêm tốn, giản dị, chân chất
+ Rất dũng cảm và có tài mưu trí
+ Rất trọng tình nghĩa, ơn nghĩa

– Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật
+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, li kỳ
+ Miêu tả cảnh vật và tính cách nhân vật sống động
+ Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

3. Kết bài

Đánh giá và nhận xét

II. Bài văn mẫu Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Nhà văn Sơn Nam nhờ có những năm tháng kháng chiến chiến chống Pháp sống và gắn bó với mảnh đất Nam Bộ mà có sự thấu hiểu về thiên nhiên, lịch sử và con người nơi đất mũi Cà Mau, mang những cảm nhận của mình đến với mọi người ông đã viết nên truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” được in trong tập truyện “Hương rừng Cà Mau”. Truyện viết về thiên nhiên và con người rừng U Minh Hạ, ca ngợi những con người lao động cần cù, tình nghĩa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên nơi vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc.

Trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có biết bao nhiêu cảnh đẹp, mỗi vùng đất lại có những cảnh đẹp khác nhau, riêng biệt, nhà văn Sơn Nam đã mang đến cho những con người chưa từng đặt chân đến Cà Mau một bức tranh thiên nhiên của vùng U Minh Hạ. Thiên nhiên ấy vừa đẹp lại vừa nguy hiểm, đẹp ở chỗ “rừng tràm xanh biếc”, với những cánh rừng tràm rậm rạp và xanh biếc, vẻ hoang dại bao trùm không gian xanh với những cây cỏ như lau sậy, mốp, cóc kèn,… Còn nguy hiểm bởi ở ngọn rạch Cái Tàu có cái ao mà trong đó cá sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”. Một vùng đất hoang hoá, dữ dội nhớ có những con người yêu lao động, chăm chỉ, cần cù và siêng năng làm lụng mới cải tạo được như ngày hôm nay. Họ không chỉ biết cải tạo thiên nhiên mà còn biết biến đổi nghịch cảnh, vượt lên gian khó, họ là những con người gan góc, mưu trí và có sức sống mãnh liệt như những cây tràm. Người ta câu cá sấu bằng lưỡi sắt móc mồi bằng con vịt sống nhưng cũng có người câu bằng tay không như Năm Hên, hay đi săn ng, đi “gài bẫy cọp, săn heo rừng”. Người phương Nam vốn rất coi trọng nghĩa tình, họ sống với nhau thật thà, chân chất, đùm bọc và đoàn kết với nhau, tiếc thương cho nhau khi những bà con láng giềng bị “hùm tha sấu bắt”. Con người nơi vùng U Minh Hạ đã đến, làm đổi thay và mang sức sống mới tươi tốt hơn cho mảnh đất hoang hoá này.

Tác giả đã đi sâu vào cảm nhận về những con người nơi U Minh Hạ bằng cách kể về nhân vật ông Năm Hên, chỉ qua những nét miêu tả đơn sơ, ngắn gọn nhưng người đọc đã có thể hình dung ra dáng vóc và ấn tượng với tính cách, tài nghệ của ông Năm Hên. Năm Hên nổi tiếng vùng này là “người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo”, khi nghe qua về cái ao sấu ông liền hơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với đồ nghề đơn sơ, giản dị “vỏn vẹn một lọ nhang trần và một hũ rượu”, nhang trần thì để thắp hương cho những người đã bị cá sấu bắt còn rượu là để giúp ông có thêm sức mạnh, khôn ngoan và tài trí để bắt giết cá sấu trừ hại cho dân. Người ta dùng lưỡi câu sắt và mồi để câu bắt cá sấu dưới nước còn Năm Hên lại “chuyên bắt sấu trên bờ, không cần lưỡi”, ông rất mưu trí, bày binh bố trận để bắt sấu một cách hoàn hảo. Trước tiên đào sẵn đường thoát rồi đốt cháy sậy đế, cóc kèn, cá sấu bị nung nóng cay mắt phải bò lên, khi đó ông lấy một khúc mốp đút vào miệng cá sấu khiến nó “dính chặt hai hàm răng” rồi dùng mác xắn vào lưng, cắn gân đuôi, trói hai chân sau lại và bắt cá sấu về. Ông Năm Hên là một người trọng nghĩa khinh tài, ông thừa biết nghề bắt cá sấu có thể kiếm nhiều tiền nhưng ông không bắt cá sấu vì tiền, ông bắt cá sấu là để trừ hoạ cho dân, giúp dân có thể an tâm lao động sản xuất, không muốn có ai phải chết vì cá sấu nữa. Chính ông đã tự sáng tác một bài hát để tưởng niệm những người đã bị cá sấu bắt, trong số những người đó có cả anh trai của ông, qua bài hát đó người nghe có thể cảm nhận được cuộc sống đầy khắc nghiệt và khó khăn ở vùng đất U Minh, cũng chỉ vì “manh áo chén cơm” họ phải lao động, thậm chí phải bỏ thân bỏ mạng nơi “đầu bãi cuối gành”. Ông Năm Hên với lòng thương người, tấm lòng tình nghĩa đồng bào sâu nặng, ông hát để tỏ lòng tiếc thương cho những người xấu số “Tiếng như khóc lóc nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ bi ai”, ông còn lập đàn giải oan cho họ, cầu mong cho họ sớm được giải thoát, siêu sinh.

Truyện “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” mang những đặc sắc nghệ thuật nổi bật, trong đó tiêu biểu là nghệ thuật dựng truyện li kì, cốt truyện và lời truyện tuy đơn giản, nhưng lại có phần li kì, tác giả đưa người đọc đi từ những bất ngờ này sang bất ngờ khác với những điều mới lạ, thú vị. Bất ngờ thứ nhất đó là cá sấu bò lên rừng nhiều như trái mù u chín rụng, dân làng đều ngạc nhiên bởi cá sấu vốn ở sông; bất ngờ thứ hai đó là lời tuyên bố của ông Năm Hên, ông bắt sấu bằng hai tay, không cần lưỡi sắt hay mồi nhử, quả là điều phi phàm, hi hữu mới có một người như ông; bất ngờ thứ ba là khi Tư Hoạch đưa cả một đàn cá sấu về trước con mắt đầy kinh ngạc của dân làng, và bất ngờ cuối cùng là quá trình bắt cá sấu đơn giản, nhẹ nhàng, gọn lẹ của ông Năm Hên. Tác giả rất thành công khi xây dựng nhân vật ông Năm Hên, chỉ bằng vài nét sơ lược đơn giản nhưng hình ảnh nhân vật hiện lên đầy sinh động, bộc lộ rõ tính cách, bên cạnh đó việc sử dụng những phương ngữ giúp cho truyện mang phong vị đặc trưng của Nam Bộ, làm nổi bật thiên nhiên và con người nơi mũi đất Cà Mau.

Kết thúc truyện “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” ta như kết thúc một chuyến hành trình thám hiểm về vùng đất mới lạ, ở nơi đó không chỉ có thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ mà còn ẩn chứa bao điều kì bí, nguy hiểm. Tuy là mảnh đất xa xôi nơi cùng trời cuối đất nhưng lại rất đỗi gần gũi quen thuộc bởi ở đó vẫn là quê hương, vẫn có đồng bào mình, những con người cần cù, chịu thương chịu khó, tình nghĩa bền chặt, ta càng thêm yêu vùng đất cực Nam Tổ quốc, yêu thêm mảnh đất Việt Nam này.

—————————HẾT————————————

Tìm hiểu về tác phẩm Bắt sấu rừng U Minh hạ để thấy được cảnh đẹp thiên nhiên vùng U Minh hạ cũng như vẻ đẹp của con người lao động nơi đây, bên cạnh bài Phân tích truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ, các em có thể tìm đọc thêm: Soạn văn Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sơ đồ tư duy Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Tóm tắt Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-truyen-bat-sau-rung-u-minh-ha/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp