Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

0
52
Rate this post

Đề bài: Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

phan tich va chung minh thien nhien trong nhat ki trong tu

Bài văn mẫu Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

Bài mẫu: Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của văn học, đặc biệt là truyền thống thơ ca phương Đông. Là nhà thơ mà phong cách sáng tác vừa mang nét cổ điển và hiện đại, Hồ Chí Minh không thể không tìm đến với những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc ấy. Phải vậy không mà có lần GS Đặng Thai Mai từng nhận xét về “Nhật kí trong tù”: “Tập Ngục trung nhật kí đã dành cho thiên nhiên một địa vị danh dự”.

Bạn đang xem: Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù

Trong số 133 bài thơ của tập Nhật kí trong tù thì có tới 20 bài thơ tả cảnh. Thậm chí ngay trong những bài thơ Bác không chủ ý tả cảnh, người đọc vẫn gặp rất nhiều hình ảnh của thiên nhiên. Qua đó, ta bắt gặp một tâm hồn thi sĩ dạt dào, rung động thiết tha với cảnh vật. Từ bầu trời đến cánh chim, đỉnh núi đến dòng sông, ánh mặt trời đến vầng trăng tri âm tri kỉ, tất cả đều đi vào thơ Người như một phần của cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ Bác thường hiện lên qua hai bối cảnh tiêu biểu: Khi bị tù đày và khi trên con đường chuyển ngục.

Trong bối cảnh không gian tù đày chật hẹp, thiên nhiên trở thành người bạn tri âm với Bác. Nó dường như xoa dịu và vùi lấp đi những nỗi đau ghê gớm về thể xác đang hành hạ Người. Người trò chuyện với vầng trăng qua cửa sổ như với người bạn tri âm:

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

(Ngắm trăng)

 

Một người tù bị đày đọa về thể xác nhưng lại mang tâm hồn thi sĩ đồng điệu với ánh trăng soi, trăng cũng như trở thành nguồn động viên tinh thần to lớn giúp Bác vượt qua mọi khó khăn gian khổ của ngục tù. Đó quả là một tư thế ngắm trăng xưa nay chưa từng có trong thơ – một cuộc vượt ngục thú vị về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, Bác còn tinh tế cảm nhận hình ảnh của vầng dương sớm mọc lan tỏa khắp không gian nhà lao tối mịt. Thiên nhiên qua con mắt người tù lúc này không chỉ mang ý nghĩa tả thực mà còn ẩn chứa khát vọng tự do, tin tưởng của Người vào tương lai tươi sáng phía trước:

Đầu non sớm sớm vầng dương mọc

Khắp núi nơi nơi rực ánh hồng

Chỉ bởi trước lao còn bóng tối

Mặt trời chưa rọi thấu vào trong.

(Cảnh buổi sớm)

 

Cảnh vầng dương mọc không chỉ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi niềm say sưa ngắm cảnh thiên nhiên tạo vật vào buổi sớm mai của Bác mà ẩn sau đó là tâm tư của Người. Bóng tối kia là những gian lao, khó khăn, còn ánh hồng là ánh sáng của tương lai tươi đẹp phía trước. Cái nhìn lạc quan luôn hướng về phía ánh sáng, phía sự sống là nét đặc sắc làm nên chất thép trong phong cách thơ Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định, dù trong tù ngục bị đánh mất tự do, nhưng tâm hồn của Bác vẫn luôn rộng mở hướng về thiên nhiên. Qua đó, người đọc cảm nhận được phong thái ung dung tự tại, chất thép vượt lên trên mọi khó khăn để tận hưởng mọi vẻ đẹp cuộc đời của Bác.

Những lúc chuyển ngục đầy gian nan, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của Bác lại càng được thắp sáng khi bắt gặp hiện thực trực tiếp bên ngoài. Chân tay dù bị xiềng xích gông cùm nhưng nào ngăn được tâm hồn thi sĩ tự do nhìn ngắm, thưởng thức màu sắc, âm thanh của núi rừng. Đó là cánh chim – đám mây buổi hoàng hôn như phác họa cái nhìn của thi nhân đang hướng lên phía trời cao để thấy không gian bao la rộng lớn:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;

(Chiều tối)

 

Cũng trên con đường chuyển ngục ấy, thiên nhiên hiện lên với vô vàn hiểm trở trập trùng. Núi cao trắc trở cứ lớp này đến lớp khác chồng xếp lên nhau không thể nào gián đoạn được tư thế đăng cao chiến thắng của người tù. Mọi khó khăn như lùi về quá khứ, hiện tại chỉ còn phong thái ung dung ngạo nghễ của con người đang đứng giữa đất trời ôm trọn thiên nhiên:

Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

(Đi đường)

 

Ống kính nhìn ngắm thiên nhiên của Bác như được soi rọi rõ ràng và chân thực hơn bao giờ hết trong bài thơ “Giải đi sớm”:

Gà gáy một lần đêm chửa tan,

Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn;

Người đi cất bước trên đường thẳm,

Rát mặt đêm thu, trận gió hàn.

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng,

Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,

Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.

Cảnh thiên nhiên ấy có khắc nghiệt với “trận gió hàn” buốt lạnh tê tái, nhưng sau tất cả, hình ảnh mặt trời với niềm tin, hi vọng lại dẫn lối cho “thi hứng” của thi nhân. Tâm hồn Bác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù trong nhà ngục hay trên đường chuyển ngục đều mang sắc thái lạc quan và tràn đầy tin tưởng.

Nhắc đến thơ Bác là nhắc đến thiên nhiên bởi dù trực tiếp hay gián tiếp, các hình ảnh cảnh vật vừa mang sắc thái cổ điển vừa đậm đặc hơi thở đời sống luôn xuất hiện trong “nhật kí trong tù”. Có yêu thiên nhiên đến nhường nào, Người mới tinh tế cảm nhận chúng như người bạn tri âm tri kỉ. Bởi vậy có thể nói, thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Hồ Chí Minh.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn

– Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù
– Cảm nhận thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
– Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-va-chung-minh-thien-nhien-trong-nhat-ki-trong-tu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp