Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán

0
68
Rate this post

Đề bài: Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán

phan tich van ban lao xao cua duy khan

Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán
 

Bạn đang xem: Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán

I. Dàn ý Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Duy Khán (những nét tiêu biểu về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về văn bản “Lao xao” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, khái quát đặc điểm về nội dung và nghệ thuật,…)

2. Thân bài

a. Khung cảnh làng quê Việt Nam vào buổi sáng chớm hè
– Cả khu vườn đang náo nức, rộn rã, hứng khởi để đón chờ một mùa đang tới thật gần.

– Màu sắc:
+ Màu xanh tươi mới của “cây cối um tùm”
+ Màu trắng xóa đến nao lòng của những bông hoa lan
+ Màu vàng của hoa giẻ, hoa móng rồng và của ong bướm.
– Hương thơm: cả làng thơm”, mùi thơm ngào ngạt của các loài hoa

– Âm thanh:
+ Tiếng những chú ong đang “đánh lộn nhau”
+ Những chú bướm “bỏ chỗ lao xao”
+ Tiếng của lũ trẻ con trò chuyện
→ Bằng những câu văn ngắn, kết cấu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất.

b. Câu chuyện độc đáo về thế giới các loài chim

– Loài chim hiền:
+ Chim bồ các với tiếng kêu đặc trưng “các…các…các…”
+ Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú – chúng đều có quan hệ họ hàng với nhau cả.
+ Chúng đều có ích cho con người, mang đến niềm vui trong cuộc sống của con người – sáo sậu, sáo đen “hót mừng được mùa”, tu hú kêu để báo hiệu “mùa tu hú chín”

– Loài chim trung gian: Chim ngói, chim nhạn
– Loài chim ác: Tác giả đặc biệt chú ý tới cách bắt mồi và sự đấu tranh sinh tồn của chúng
+ Diều hâu bay cao và nhanh, chúng có khả năng đánh hơi rất tinh.
+ Quạ đen, quạ khoang thì “lia lia, láu láu” để bắt gà con hoặc ăn trộm trứng.
+ Chim cắt thì đúng như tên gọi của nó, lợi hại với “cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn”
+ Tác giả dành tình cảm đặc biệt đối với chim chèo bẻo vì dẫu là loài chim ác song chèo bẻo đã thay đổi, chúng thường đi trừng trị loài chim ác.
→ Với cái nhìn độc đáo và tràn đầy cảm xúc, Duy Khán đã đưa đến cho người đọc một câu chuyện độc đáo, thú vị và phong phú về thế giới của những loài chim.

3. Kết bài

Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản “Lao xao” và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài văn mẫu Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán

Quê hương thanh bình cùng những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ luôn là mảnh đất màu mỡ đối với mỗi nhà văn nhà thơ, để rồi đã có thật nhiều tác phẩm độc đáo và đặc sắc. Một trong số những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả đó chính là tập hồi kí tự truyện “Tuổi thơ im lặng” của tác giả Duy Khán. Tập hồi kí đã vẽ nên khung cảnh về cuộc sống làng quê yên bình, tuy nghèo khó, cơ cực nhưng giàu sức sống, mang trong mình bản sắc độc đáo. Và có thể nói văn bản “Lao xao” trích từ tập hồi kí đã giúp chúng ta cảm nhận được rõ nét bức tranh thiên nhiên làng quê gần gũi, muôn vàn sắc màu.

Trước hết, văn bản “Lao xao” đã mang đến một bức tranh về khung cảnh làng quê Việt Nam vào một buổi sáng chớm hè. Thời khắc chuyển mùa, bắt đầu một mùa mới luôn là thời điểm mà vạn vật đều có sự đổi thay, khoác lên mình những màu áo mới. Bức tranh thiên nhiên nơi làng quê Việt vào buổi sáng những ngày đầu hè đã được tác giả Duy Khán miêu tả thật chi tiết, cụ thể, sinh động và thật ấn tượng. Dường như, cả khu vườn đang náo nức, rộn rã, hứng khởi để đón chờ một mùa đang tới thật gần với tất cả những gì nó có, từ màu sắc, âm thanh cho đến hương thơm. Đó là gam màu xanh tươi mới của “cây cối um tùm”, màu trắng xóa đến nao lòng của những bông hoa lan, màu vàng của hoa giẻ, hoa móng rồng và của ong bướm. Đó còn là hương thơm, “cả làng thơm”, mùi thơm ngào ngạt của các loài hoa. Và không dừng lại ở đó, khu vườn còn ngập tràn âm thanh của tiếng những chú ong đang “đánh lộn nhau”, những chú bướm “bỏ chỗ lao xao” và tiếng của lũ trẻ con trò chuyện lao xao. Tất cả, tất cả những màu sắc, âm thanh và hương vị ấy đã tạo nên một khung cảnh rất riêng vào buổi sáng chớm hè. Tác giả Duy Khán bằng những câu văn ngắn, kết cấu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất.

Không dừng lại ở việc miêu tả khung cảnh làng quê vào buổi sáng chớm hè, tác giả Duy Khán còn đưa người đọc đến với thế giới, đến với câu chuyện độc đáo và thú vị về các loài chim. Dưới cái nhìn độc đáo của tác giả, mỗi loài chim đều có một câu chuyện nhỏ, rất riêng và đầy thú vị. Trước hết đó chính là câu chuyện về nhóm chim hiền. Mở đầu đó chính là chim bồ các với tiếng kêu đặc trưng “các…các…các…”. Để rồi, chị Điệp cũng nhanh nhảu đọc bài đồng dao về các loại chim. Từ bài đồng dao thú vị ấy, tác giả có dịp giới thiệu rõ hơn về các loài. Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú – chúng đều có quan hệ họ hàng với nhau cả. Chúng đều rất hiền và không làm hại bao giờ. Và hơn thế nữa, chúng đều có ích cho con người, mang đến niềm vui trong cuộc sống của con người – sáo sậu, sáo đen “hót mừng được mùa”, tu hú kêu để báo hiệu “mùa tu hú chín”.

Không dừng lại ở giống chim hiền, tác giả còn nhắc đến những loài chim trung gian như chim ngói, chim nhạn. Để rồi, từ đó, đi sâu khám phá thế giới của loài chim ác. Viết về loài chim ác, tác giả đặc biệt chú ý tới cách bắt mồi và sự đấu tranh sinh tồn của chúng, để rồi chúng ta nhận ra, mỗi loài lại có những đặc điểm riêng. Diều hâu bay cao và nhanh, chúng có khả năng đánh hơi rất tinh. Quạ đen, quạ khoang thì “lia lia, láu láu” để bắt gà con hoặc ăn trộm trứng. Chim cắt thì đúng như tên gọi của nó, lợi hại với “cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn”, khi đánh nhau chúng xỉa bằng đôi cánh lợi hại này. Với tác giả, những loài chim này là chim ác bởi chúng hay ăn cắp, ăn trộm và giết hại đến các loài khác. Nhưng, có một loài chim ác mà tác giả lại giành cho nó tình cảm yêu quý, đó chính là chim chèo bẻo bởi lẽ dẫu là loài chim ác song chèo bẻo đã thay đổi, chúng thường đi trừng trị loài chim ác. Dưới cái nhìn của tác giả, chèo bẻo thật dũng cảm và đoàn kết – chèo bẻo “đánh diều hâu túi bụi”, “vây tứ phía đánh quạ” và đoàn kết cùng nhau để đánh lại cắt. Có thể thấy, với cái nhìn độc đáo và tràn đầy cảm xúc, Duy Khán đã đưa đến cho người đọc một câu chuyện độc đáo, thú vị và phong phú về thế giới của những loài chim.

Tóm lại, bằng những kí ức tuổi thơ và tình yêu, sự gắn bó với quê hương, tác giả Duy Khán qua văn bản “Lao xao” dã đưa đến cho người đọc những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh làng quê Việt và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới các loài chim vốn phong phú, đa dạng và ngập tràn sắc màu.

Lao xao là tác phẩm đặc sắc của Duy Khán viết về cảnh đẹp giản dị mà thanh bình của làng quê, bên cạnh bài Phân tích văn bản Lao xao của Duy Khán, các em có thể chuẩn bị trước các bài học: Soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử trang 123 SGK, Cảm nhận khi đọc cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, Cảm nhận khi đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, trang 135 SGK

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-van-ban-lao-xao-cua-duy-khan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp