Phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… một cặp môi gần”

0
68
Rate this post

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… một cặp môi gần”

phan tich ve dep cua buc tranh cuoc song trong doan tho toi muon tat nang di mot cap moi gan

 

Bạn đang xem: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… một cặp môi gần”

Phần 1: Dàn ý phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… một cặp môi gần” 

Xem chi tiết Dàn ý phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… một cặp môi gần” tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống trong đoạn thơ: “Tôi muốn tắt nắng đi… một cặp môi gần”

Bài làm:

Trong phong trào thơ mới giai đoạn 1932-1945, Xuân Diệu nổi lên như một nhà thơ mới của những nhà thơ mới. Thơ của ông lúc nào cũng tràn đầy sức sống, với tình yêu mãnh liệt, nồng nàn, thêm vào đó là nỗi ám ảnh với thời gian không dứt. Vội vàng được xem là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Xuân Diệu đưa tên tuổi của ông bật lên giữa một loạt các nhà thơ mới. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cái tôi cá nhân vừa hoang dại vừa hồn nhiên của nhà thơ với bức tranh cuộc sống thật nồng nàn, đầy khao khát mãnh liệt. Qua đó, ta thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và triết lý về thời gian đầy sâu sắc của ông hoàng thơ tình.

Chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống, thông qua một trích đoạn nhỏ của bài thơ Vội vàng:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”

Vẫn bằng một giọng thơ đầy nồng nàn, đắm say và tha thiết quen thuộc, bức tranh thiên nhiên, cuộc sống trong Vội vàng hiện lên thật đẹp đẽ, căng tràn nhựa sống, làm người ta cảm nhận được cái rạo rực, cái lòng ham sống, yêu sống của Xuân Diệu dường như đang ngập tràn trong từng vần thơ.

Với bốn câu thơ đầu, bằng thể thơ 5 chữ vốn chẳng ăn nhập gì với toàn bài, nhưng chính điều đó đã đem lại lại điểm nhấn thật đặc biệt. Lòng khao khát thật rất đỗi hồn nhiên và hoang dại, Xuân Diệu muốn “tắt nắng”, lại cũng muốn “buộc gió”, đây toàn là những sự việc không tưởng, nằm ngoài cái khả năng vốn có của con người. Nhưng đó là cái khao khát thật tâm, là lòng nuối tiếc những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Xuân Diệu muốn tắt nắng để làm gì, là để “cho màu đừng nhạt mất”, muốn buộc gió để làm gì, ông sợ gió mang những hương thơm tuyệt vời bay đi mất. Quả thật, hiếm có ai như Xuân Diệu mang lòng nuối tiếc, ngông cuồng và cũng hồn nhiên đến vậy.

Sau những khao khát thật ngắn gọn xúc tích tại 4 câu thơ đầu, mạch thơ bắt đầu chuyển sang bức tranh thiên nhiên thật tươi đẹp, xuân sắc trong mắt ông hoàng thơ tình. Đó là cảnh ong bướm quấn quýt đùa vui, ngọt ngào như đôi tình nhân đang say mê trong “tuần tháng mật”. Đó là những bông hoa rực rỡ đang điểm tô trên một cánh đồng nội cỏ với một màu “xanh rì”, tươi mát, đậm chất thanh xuân, tràn đầy nhựa sống. Đâu đó là những chiếc lá tươi non, của những ngọn “cành tơ phơ phất” trong cái gió trong trẻo của mùa xuân. Tất cả những sự vật trên đều có đôi có cặp với nhau, tạo nên một thế giới đậm màu của tình yêu thật lãng mạn, bay bổng.

Và rồi chuyển từ những cảm nhận từ thị giác sang thính giác, Xuân Diệu nhận thấy những tiếng chim yến anh vui hót, tựa như những “khúc tình si”, với Xuân Diệu đó là khúc ca của tình yêu, của cuộc sống, của tuổi trẻ, rất đỗi vui tươi và rộn rã. Ánh sáng của buổi sớm tựa như đang len lỏi qua rèm mi của cô gái trẻ chiếu xuống khuôn mặt nõn nà, đó là một liên tưởng rất thú vị, đầy đắm say và lãng mạn của Xuân Diệu. Câu thơ “Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa” cho ta thấy được một quan điểm thật mới mẻ về cuộc sống của tác giả, với ông mỗi ngày được sống được tận hưởng bầu không khí là một niềm vui, là niềm hạnh phúc khôn tả. Chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị giác, bao hàm lại cả không gian tháng giêng của mùa xuân, Xuân Diệu kết lại rằng “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Ôi cái vẻ đẹp mùa xuân ấy, tuy không ăn được nhưng bằng sự tinh tế trong cảm nhận Xuân Diệu đã khéo léo liên tưởng đến sự “ngon” tuyệt vời của đôi môi người thiếu nữ trẻ tuổi, căng mọng, tràn đầy sức sống. Đó là tấm lòng khao khát được yêu, được tận hưởng tuổi trẻ đầy nồng nhiệt, đắm say của nhà thơ.

Như vậy, chỉ qua một trích đoạn ngắn trong bài thơ Vội vàng, chúng ta đã thấy được bức tranh cuộc sống náo nhiệt và tràn đầy nhựa sống thông qua những vần thơ đầy tinh tế, dồn dập, nồng nàn của Xuân Diệu. Từ đó cũng khai thác được một quan điểm, triết lý về cuộc sống nơi trần gian thật tuyệt vời và hạnh phúc của ông, lòng nuối tiếc, khát khao được lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ trong cuộc sống của nhà thơ.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-ve-dep-cua-buc-tranh-cuoc-song-trong-doan-tho-toi-muon-tat-nang-di-mot-cap-moi-gan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp