QC là gì? QC là viết tắt của từ gì?
Khái niệm QC
QA từ viết tắt của Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các công ty với nhiệm vụ nhằm xác định sản phẩm hay dịch vụ của công ty có đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể không.
Công việc này được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, thiết kế hay sản xuất, ….., và cả khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng. Có thể nói đây là một công việc khá quan trọng trong vận hành bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có.
Nhiệm vụ chính của bộ phận QC
Đối với từng ngành nghề, sản phẩm thì công việc của QC sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có những nhiệm vụ chính của bộ phận QC mà dù ngành nghề nào cũng có như dưới đây:
- Thực hiện đánh giá chất lượng tất cả các thành phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường và cả những nguyên liệu thô đầu vào cho sản xuất.
- Xem xét, đối chiếu kế hoạch và thông số tiêu chuẩn theo bản thiết kế cho các sản phẩm.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng.
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ đào tạo cho đội đảm bảo chất lượng.
- Chuẩn bị tài liệu cho quá trình kiểm tra, gồm báo cáo chi tiết và hồ sơ hoạt động.
- Đánh giá và đề xuất các phương án nhằm cải tiến ất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Hỗ trợ hướng dẫn đội sản xuất về các tiêu chuẩn chất lượng để kiểm soát chất lượng tốt hơn
Để trở thành QC (nhân viên kiểm soát chất lượng) cần học gì?
Tuỳ vào định hướng lĩnh vực bạn muốn theo đuổi (làm cho Công ty công nghệ, Công ty thực phẩm,…) để chọn ngành học phù hợp:
- Ngành Quản trị chất lượng: Có lẽ, đây là ngành học gần nhất với định hướng trở thành QC. Bạn sẽ được học các kiến thức liên quan đến định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
- Ngành Công nghệ thông tin: Trong thời đại công nghệ số, nhu cầu tuyển dụng QC để kiểm định chất lượng của phần mềm ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vì thế, nếu có ý định trở thành QC trong lĩnh vực này, bạn có thể học nhóm ngành CNTT để được trang bị các kiến thức nền tảng và chuyên sâu.
- Ngành Công nghệ Thực phẩm: Thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, vì vậy việc tuyển dụng đội ngũ QC để đảm bảo chất lượng là cực kỳ cần thiết. Nếu mong muốn dấn thân vào lĩnh vực này, bạn có thể chọn theo đuổi ngành Công nghệ Thực phẩm để trau dồi kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm uy tín để lấy chứng chỉ QA QC.
Trở thành QC cần có những kỹ năng gì?
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn có thắc mắc mình cần trau dồi thêm những kỹ năng gì để hoàn thành thật tốt công việc của nhân viên kiểm tra chất lượng không?
- Kỹ năng giám sát chất lượng và tư duy logic: Là người trực tiếp quản lý và kiểm tra chất lượng nên đây là kỹ năng hàng đầu mà một QC cần trau dồi. Bạn cần có đôi mắt nhạy bén, nhanh chóng phát hiện các lỗi sai nhỏ nhất để kịp thời khắc phục và sửa chữa.
- Kỹ năng quản lý: Sở hữu kỹ năng này giúp bạn làm chủ được thời gian và công việc của mình, đồng thời quản lý các nhân viên cấp dưới (nếu có).
- Kỹ năng xử lý sự cố: Trong quá trình phát triển sản phẩm, sự cố, dù đến từ yếu tố bên trong hay bên ngoài, cũng là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, QC đóng vai trò là người đưa ra các phương án để khắc phục.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Đối với vị trí nhân viên kiểm tra chất lượng, đây là một kỹ năng cần thiết vì bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều máy móc kỹ thuật trong quá trình làm việc. Bạn cần biết cách sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, các dụng cụ đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm chuyên dụng cũng như có khả năng tin học văn phòng tốt.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Thành thạo 1 trong các ngôn ngữ phổ biến hiện nay như Anh, Trung, Nhật,.. sẽ giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như các thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng,…
Tại sao nên thử sức với vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng?
Không thể phủ nhận rằng đây là một công việc khá tiềm năng. Với nhu cầu cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tung thật nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, họ cũng phải đảm bảo sản phẩm chỉn chu và hoàn hảo nhất khi tới tay khách hàng, vì thế, các Công ty chắc chắn sẽ cần một đội QC chuyên kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, nếu có kiến thức về công nghệ, bạn hoàn toàn có thể apply vào các Công ty IT outsourcing với mức lương hấp dẫn.
QA là gì? QA là viết tắt của từ gì?
QA từ viết tắt của Quality Assurance, nghĩa là đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các công ty với nhiệm vụ nhằm xác định sản phẩm hay dịch vụ của công ty có đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể không.
Công việc này được thực hiện xuyên suốt trong các hoạt động từ nghiên cứu thị trường, thiết kế hay sản xuất, v.v, và cả khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng. Có thể nói đây là một công việc khá quan trọng trong vận hành bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có.
Nhiệm vụ chính của bộ phận QA
Để đảm bảo tất cả những sản phẩm, dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng, người làm QA phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và triển khai tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với từng sản phẩm, ngành nghề.
- Chuẩn bị và triển khai các chính sách cũng như thủ tục đảm bảo chất lượng.
- Triển khai hoạt động kiểm tra định kỳ và kiểm tra chất lượng.
- Phối hợp cùng QC để giám sát quá trình kiểm định chất lượng có đúng với tiêu chuẩn đưa ra hay không.
- Thiết lập hồ sơ kiểm định chất lượng và tạo báo cáo kiểm toán.
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành và tham gia đào tạo các tiêu chuẩn cho các bộ phận liên quan.
- Giám sát các hoạt động sản xuất và đưa ra điều chỉnh kịp thời phù hợp với những sản phẩm đang sản xuất thực tế.
- Ngoài ra, QA còn tham gia thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan, đưa ra phương án để cải tiến hệ thống kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ.
Nhân viên QA cần những kỹ năng gì?
Kỹ năng giao tiếp tốt: Vì đặc thù chuyên môn, nên những kiến thức về QA khá là trừu tượng và không phải ai cũng hiểu nên việc truyền đạt hay đào tạo cho các bộ phận khác đòi hỏi nhân viên QA có kỹ năng giao tiếp tốt kể cả bằng văn bản và lời nói.
Kỹ năng phân tích số liệu: Một nhân viên QA có kỹ năng phân tích số liệu tốt thì sẽ nhanh chóng nhận ra được vấn đề thông qua những con số.
Tư duy logic và có hệ thống: Công việc QA thiên về kỹ thuật nên cũng đòi hỏi một tư duy logic và có hệ thống tốt để nắm bắt vấn đề và có hướng xử lý phù hợp
Có kiến thức sâu rộng và kiến trúc hệ thống của phần mềm: Để hoàn thành tốt công việc của vị trí QA, đòi hỏi bạn phải có kiến thức sâu rộng về chuyên môn. Thêm vào đó, kiến thức về kiến trúc hệ thống phần mềm là một điểm cộng rất lớn, đặc biệt nếu bạn đang muốn trở thành một QA trong lĩnh vực IT.
Kỹ năng xử lý vấn đề: Trong quá trình sản xuất sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề bất ngờ xảy ra khiến quá trình ngưng trệ, những lúc này QA cần có kỹ năng để đưa ra những giải pháp hoặc phương án để xử lý vấn đề.
Tính tỉ mỉ, cẩn thận: Với một nhân viên QA, sự quan sát tốt và tỉ mỉ là hai điều mà cần thiết để hoàn thành công việc tốt. Kỹ năng quan sát tổng thể để nhận ra được những rủi ro trong vận hành và cần sự tỉ mỉ trong từng chi tiết. QA cần quan sát những chi tiết nhỏ để phát hiện những lỗi kỹ thuật dù rất nhỏ nhưng sẽ có thể ảnh hưởng đến cả chuỗi vận hành.
Quản lý thời gian: Công việc của QA sẽ xuất hiện trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, tuy nhiên có những khâu chỉ mất vài phút và những khâu tốn vài ngày. Vì vậy, QA cần phải lên lịch, sắp xếp thời gian để thực hiện kiểm tra được tất cả các khâu và không bỏ sót hay kiểm tra qua loa. Nếu không biết sắp xếp bạn có thể bỏ sót hoặc không đủ thời gian để kiểm tra, ảnh hưởng đến công việc cũng như tạo áp lực, căng thẳng cho chính mình. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng đối với công việc này.
Sự giống và khác nhau giữa QA và QC
Điểm giống nhau giữa QA và QC
Mặc dù QA và QC là hai lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Điểm giống nhau giữa hai lĩnh vực này là đều thuộc hệ thống quản lý chất lượng và đều hướng đến việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất khiến khách hàng hài lòng.
Sự khác nhau giữa QA và QC
Thứ nhất, QA bao quát toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng và công việc của QA có liên quan đến tất cả các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp. Còn QC chỉ tập trung vào việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm tại từng công đoạn cụ thể trong quá trình sản xuất.
Thứ hai, QA tạo ra và đảm bảo các quy trình quản lý chất lượng được thực hiện một cách nghiêm túc. Trong khi đó QC thực hiện việc đo lường chất lượng. Tuy nhiên những kết quả của QC lại trở thành yếu tố để cải thiện các quy trình của QA, giúp nâng cao hiệu quả các quy trình này trong tương lai.
Thứ ba, trong khi mục đích của QA là ngăn ngừa lỗi thì QC lại là phát hiện ra các lỗi và yêu cầu sửa chữa lỗi.
Thứ tư, mục tiêu chính của QA là xây dựng các chính sách, chiến lược, quy trình, danh sách kiểm tra và thiết lập các tiêu chuẩn để sử dụng cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm hay dự án. Còn mục tiêu của QC là tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể để rà soát chất lượng sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn, quy trình và chính sách QA đã đặt ra. QC đảm bảo quá trình sản xuất đang tuân thủ đúng các tiêu chuẩn chất lượng cũng như đảm bảo chất lượng của sản phẩm sau cùng và đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
Thứ năm, QC được xem là một công cụ để thực hiện việc đảm bảo chất lượng còn QA thì không.
Thứ sáu, nếu như các hoạt động của QA chỉ tập trung vào các quy trình theo sau, thì các hoạt động của QC chỉ tập trung vào chính nó.
Thứ bảy, QA không liên quan đến việc thực hiện chương trình. Còn QC luôn liên quan đến việc thực hiện chương trình. Nói cách khác QA lên kế hoạch cho việc thực hiện chương trình nhưng QC mới là bộ phận chịu trách nhiệm xúc tiến các hoạt động để thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch của QA.
Thứ tám, QA tập trung vào việc đảm bảo quy trình quản lý chất lượng được thực hiện đúng. Còn QC chú trọng vào việc đo lường chất lượng sản phẩm để kiểm soát chất lượng.
Tóm lại, QA và QC đều là những phần không thể thiếu của hệ thống quản lý chất lượng. Cả hai lĩnh vực này có mối liên hệ rất chặt chẽ và đều là những kỹ thuật kiểm soát chất lượng mạnh mẽ được doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên bạn cần nhận thức rõ rằng, QA và QC là hai lĩnh vực nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau và không thể có việc chỉ cần có QA mà loại bỏ QC hoặc ngược lại.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp