SHDC là môn gì? Đặc điểm và ý nghĩa của môn học SHDC

0
391
Rate this post

SHDC là môn gì? Đặc điểm và ý nghĩa của môn học SHDC. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên làm quen với tổ chức hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, ngày 09/9/2019 Sở GD&ĐT đã ban hành Công văn số 963/SGDĐT-GDTH về hướng dẫn tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) và sinh hoạt lớp (SHL) ở tiểu học năm học 2019-2020. Vậy sinh hoạt dưới cờ là gì? Đặc điểm và ý nghĩa? Những chủ đề sinh hoạt dưới cờ năm học 2022 – 2023 tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

SHDC là môn gì?

SHDC là môn sinh hoạt dưới cờ. Sinh hoạt dưới cờ là nội dung của hoạt động giáo dục bắt buộc nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tên gọi là hoạt động trải nghiệm (ở THCS và THPT có tên gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và sẽ thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, nó hoàn toàn khác với sinh hoạt đầu tuần.

Sinh hoạt dưới cờ được thực hiện vào thứ hai hằng tuần với nhiều chủ đề, chủ điểm khác nhau theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo cùng với kế hoạch sinh hoạt dưới cờ của nhà trường.

Ý nghĩa của tiết sinh hoạt dưới cờ?

Lễ chào cờ không chỉ là giây phút thiêng liêng làm sống lại quá khứ đấu tranh hào hùng của các bậc cha anh đi trước đã hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn khơi dậy lòng nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của mỗi người. Qua đó góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động này không chỉ nhằm tuyên truyền cho HSSV nâng cao nhận thức về ý thức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhắc nhở mỗi người biết sống làm theo vì lợi ích cộng đồng, dân tộc, mà còn là dịp để mọi cán bộ, đảng viên thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, nhắc nhở mọi người làm tốt hơn nhiệm vụ được giao; đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nếp sống văn minh, hiệu quả và chất lượng công việc.

Thông qua các giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho đội viên thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em.

Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.

Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh.

Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ là gì?

Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ là mẫu kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ theo từng tháng trong năm học. Đây là mẫu dành cho các Tổng phụ trách tham khảo lên chương trình cho mỗi buổi sinh hoạt hàng tháng đạt hiệu quả cao.

Đổi mới tiết sinh hoạt dưới cờ theo hướng tăng khẳ năng tư duy, chủ động của học sinh

Sau khi các quyết định quan trọng của Bộ giáo dục và đào tạo được ban hành liên quan đến tiết sinh hoạt dưới cờ, các trường học trên cả nước nhanh chóng triển khai, lên kế hoạch tổ chức, thực hiện tiết học sinh hoạt dưới hoạt dưới cờ theo quy định. Các trường học đã triển khai thực hiện đổi mới 2 tiết học này một cách chủ động, linh hoạt và đã mang lại nhiều cảm xúc, ý nghĩa cho giáo viên, học sinh trong mỗi nhà trường.

Đổi mới tiết Sinh hoạt dưới cờ theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Trước hết chào cờ đối với giáo viên và học sinh là một hoạt động có ý nghĩa cao đẹp. Đây là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngoài nghi thức chào cờ, mỗi tiết SHDC còn có các hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho học sinh các thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày như chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Thời gian thực hiện mỗi tuần 1 tiết vào thứ hai hàng tuần với thời lượng 35 phút. Đối tượng tham gia bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Quy mô tổ chức theo khối lớp hoặc toàn trường.

Lễ chào cờ của các em học sinh trong buổi SHDC.

Nội dung và hình thức thực hiện linh hoạt, phù hợp với mỗi chủ đề chủ điểm do nhà trường lựa chọn nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu:

Về nội dung: Tổ chức tiết SHDC theo chủ đề, chủ điểm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua các hoạt động khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình, các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh… Mỗi tiết SHDC, sau nghi lễ chào cờ theo quy định, Liên đội nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công thực hiện chủ điểm tuần lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống; mời các nhân chứng lịch sử tham gia nói chuyện theo chủ đề, chủ điểm hay giới thiệu sách mới cho các em học sinh. Nội dung bám sát các vấn đề mang tính thời sự, thực tiễn xã hội được học sinh quan tâm.

Về hình thức: Tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động như văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh, nhà trường cần tạo mọi điều kiện và khuyến khích tối đa học sinh tham gia từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện đến việc triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và bày tỏ quan điểm của mình trong các hoạt động, giáo viên chỉ gợi mở vấn đề hoặc chia sẻ khi cần thiết.

Các em học sinh lớp trực ban đóng tiểu phẩm với tình huống mở.

Để triển khai được hiệu quả tiết SHDC, các trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết SHDC theo các chủ đề, chủ điểm cho cả năm học.

Hai là, mỗi tiết SHDC hiệu trưởng cần phân công lớp học sinh, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị và tổ chức thực hiện trên tinh thần lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề, tránh việc cán bộ, giáo viên làm thay, làm hộ học sinh.

Ba là, hiệu trưởng chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch tổ chức tiết SHDC đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Đổi mới tiết Sinh hoạt lớp theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Tiết SHL là tiết học ở đó học sinh tiến hành hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn, hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó nhằm khơi dậy ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội; xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, đoàn kết, gắn bó sống có trách nhiệm cùng nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đội trong các hoạt động tập thể.

Thời gian thực hiện mỗi tuần 1 tiết vào thứ sáu hàng tuần với thời lượng 35 phút. Đối tượng tham gia là tất cả học sinh mỗi lớp và giáo viên chủ nhiệm. Quy mô tổ chức theo lớp hoặc nhóm các lớp.

Nội dung và hình thức thực hiện linh hoạt, phù hợp với chủ đề, chủ điểm do nhà trường và giáo viên lựa chọn nhưng đảm bảo được các yêu cầu sau:

Tiết SHL cần thực hiện bám sát theo nội dung chủ đề, chủ điểm trong kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, đồng thời tích hợp giải quyết các yêu cầu do chính đời sống học tập và rèn luyện của học sinh đặt ra. Tiết SHL đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Các nội dung bao gồm về giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội,… Thông qua nhiều hình thức tổ chức như trò chơi dân gian, văn nghệ, đố vui để học, thể dục thể thao, hùng biện, trang trí lớp học, làm báo tường, tổ chức sinh nhật, tổ chức ngày hội (trung thu, hóa trang, trao đổi đồ dùng, đồ chơi, sách truyện,…), hoạt động khéo tay hay làm, hoạt động giao lưu (giao lưu kết nghĩa giữa các lớp, các trường, các địa phương, các nhà hoạt động xã hội).

Học sinh thảo luận nhóm về tình huống mở của tiểu phẩm trong SHDC.

Khi tổ chức tiết SHL đảm bảo nguyên tắc học sinh tự quản toàn diện, tiết SHL là của học sinh, do học sinh thực hiện vì những lợi ích của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả,… bằng cách gợi mở, khơi dậy tiềm năng, tiềm lực, kết nối giữa các học sinh, động viên và khuyến khích học sinh thực hiện một cách tự tin và chủ động.

Để triển khai được hiệu quả tiết SHL, các trường cần chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện tránh dập khôn máy móc, đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu:

Một là, xây dựng nội dung tiết SHL bảo đảm tính thống nhất về chủ điểm của từng khối lớp theo nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường, đồng thời khơi dậy tính sáng tạo, chủ động của mỗi tập thể lớp.

Hai là, căn cứ vào các chủ đề, chủ điểm hoạt động trong tuần, tháng và năm học của nhà trường để giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch (giáo án) tiết SHL. Khi tổ chức tiết SHL, giáo viên cần tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tránh việc tập trung đánh giá hạn chế, yếu kém và phê bình học sinh trong tiết SHL.

Ba là, căn cứ vào quy mô và nội dung từng hoạt động, giáo viên chủ nhiệm phối hợp, liên kết với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động SHL như giáo viên dạy các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục), Tổng phụ trách Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, cơ quan, doanh nghiệp, nghệ nhân, người lao động của địa phương.

Bốn là, Hiệu trưởng coi việc tổ chức kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, tổng kết đánh giá tính hiệu quả và chất lượng giáo dục của tiết SHL là nội dung quan trọng trong chỉ đạo, quản lí hoạt động giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp.

Hoạt động dự giờ của giáo viên trong tiết SHDC.

Để tiết học SHDC và SHL thực hiện được hiệu quả và thực sự đi vào nề nếp ở các trường tiểu học thì Phòng GD&ĐT cần làm tốt nhiệm vụ: Chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức đổi mới tiết SHDC và SHL theo hướng dẫn của Công văn số 963/SGDĐT-GDTH của Sở GD&ĐT; tổ chức sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới tiết SHDC và SHL giữa các trường tiểu học trong đơn vị; xây dựng trường điển hình và chia sẻ kinh nghiệm triển khai cho các trường còn lại thực hiện; tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên từ có giải pháp kịp thời hỗ trợ các trường nâng cao chất lượng cho mỗi giờ học.

Video về sinh hoạt dưới cờ chủ đề phòng chống bạo lực học đường

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến tiết học sinh hoạt dưới cờ, mong rằng bài viết đã góp phần giúp các bạn hiểu thêm về môn học, xin cảm ơn các bạn đọc giả đã theo dõi bài viết của trường , chúc các bạn luôn thành công!

 

 Tư vấn tuyển sinh

hoạt dưới cờ là gì? Đặc điểm và ý nghĩa? Những chủ đề sinh hoạt dưới cờ năm học 2022 – 2023

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên làm quen với tổ chức hoạt động trải nghiệm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định tại Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT, ngày 09/9/2019 Sở GD&ĐT đã ban hành Công văn số 963/SGDĐT-GDTH về hướng dẫn tổ chức tiết Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) và sinh hoạt lớp (SHL) ở tiểu học năm học 2019-2020. Vậy sinh hoạt dưới cờ là gì? Đặc điểm và ý nghĩa? Những chủ đề sinh hoạt dưới cờ năm học 2022 – 2023 tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây. SHDC là gì? Sinh hoạt dưới cờ là nội dung của hoạt động giáo dục bắt buộc nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tên gọi là hoạt động trải nghiệm (ở THCS và THPT có tên gọi là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) và sẽ thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12, nó hoàn toàn khác với sinh hoạt đầu tuần. Sinh hoạt dưới cờ được thực hiện vào thứ hai hằng tuần với nhiều chủ đề, chủ điểm khác nhau theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo cùng với kế hoạch sinh hoạt dưới cờ của nhà trường. Ý nghĩa của tiết sinh hoạt dưới cờ? Lễ chào cờ không chỉ là giây phút thiêng liêng làm sống lại quá khứ đấu tranh hào hùng của các bậc cha anh đi trước đã hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập dân tộc mà còn khơi dậy lòng nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của mỗi người. Qua đó góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động này không chỉ nhằm tuyên truyền cho HSSV nâng cao nhận thức về ý thức phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhắc nhở mỗi người biết sống làm theo vì lợi ích cộng đồng, dân tộc, mà còn là dịp để mọi cán bộ, đảng viên thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, nhắc nhở mọi người làm tốt hơn nhiệm vụ được giao; đồng thời nâng cao trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nếp sống văn minh, hiệu quả và chất lượng công việc. Thông qua các giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho đội viên thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội. Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh. Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ là gì? Kế hoạch sinh hoạt dưới cờ là mẫu kế hoạch tổ chức các hoạt động sinh hoạt dưới cờ theo từng tháng trong năm học. Đây là mẫu dành cho các Tổng phụ trách tham khảo lên chương trình cho mỗi buổi sinh hoạt hàng tháng đạt hiệu quả cao. Đổi mới tiết sinh hoạt dưới cờ theo hướng tăng khẳ năng tư duy, chủ động của học sinh Sau khi các quyết định quan trọng của Bộ giáo dục và đào tạo được ban hành liên quan đến tiết sinh hoạt dưới cờ, các trường học trên cả nước nhanh chóng triển khai, lên kế hoạch tổ chức, thực hiện tiết học sinh hoạt dưới hoạt dưới cờ theo quy định. Các trường học đã triển khai thực hiện đổi mới 2 tiết học này một cách chủ động, linh hoạt và đã mang lại nhiều cảm xúc, ý nghĩa cho giáo viên, học sinh trong mỗi nhà trường. Đổi mới tiết Sinh hoạt dưới cờ theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trước hết chào cờ đối với giáo viên và học sinh là một hoạt động có ý nghĩa cao đẹp. Đây là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ngoài nghi thức chào cờ, mỗi tiết SHDC còn có các hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho học sinh các thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày như chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Thời gian thực hiện mỗi tuần 1 tiết vào thứ hai hàng tuần với thời lượng 35 phút. Đối tượng tham gia bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Quy mô tổ chức theo khối lớp hoặc toàn trường. Lễ chào cờ của các em học sinh trong buổi SHDC. Nội dung và hình thức thực hiện linh hoạt, phù hợp với mỗi chủ đề chủ điểm do nhà trường lựa chọn nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu: Về nội dung: Tổ chức tiết SHDC theo chủ đề, chủ điểm trong kế hoạch giáo dục của nhà trường thông qua các hoạt động khám phá bản thân, rèn luyện bản thân, phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình, các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh… Mỗi tiết SHDC, sau nghi lễ chào cờ theo quy định, Liên đội nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công thực hiện chủ điểm tuần lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống; mời các nhân chứng lịch sử tham gia nói chuyện theo chủ đề, chủ điểm hay giới thiệu sách mới cho các em học sinh. Nội dung bám sát các vấn đề mang tính thời sự, thực tiễn xã hội được học sinh quan tâm. Về hình thức: Tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động như văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, trò chơi dân gian, diễn thuyết, thể dục thể thao, hoạt động Đội… Để đạt được mục tiêu phát triển năng lực học sinh, nhà trường cần tạo mọi điều kiện và khuyến khích tối đa học sinh tham gia từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện đến việc triển khai thực hiện, đánh giá kết quả và bày tỏ quan điểm của mình trong các hoạt động, giáo viên chỉ gợi mở vấn đề hoặc chia sẻ khi cần thiết. Các em học sinh lớp trực ban đóng tiểu phẩm với tình huống mở. Để triển khai được hiệu quả tiết SHDC, các trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu: Một là, xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết SHDC theo các chủ đề, chủ điểm cho cả năm học. Hai là, mỗi tiết SHDC hiệu trưởng cần phân công lớp học sinh, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị và tổ chức thực hiện trên tinh thần lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề, tránh việc cán bộ, giáo viên làm thay, làm hộ học sinh. Ba là, hiệu trưởng chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch tổ chức tiết SHDC đảm bảo yêu cầu về nội dung, hình thức theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Đổi mới tiết Sinh hoạt lớp theo định hướng phát triển năng lực học sinh Tiết SHL là tiết học ở đó học sinh tiến hành hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn, hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó nhằm khơi dậy ở học sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội; xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, đoàn kết, gắn bó sống có trách nhiệm cùng nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đội trong các hoạt động tập thể. Thời gian thực hiện mỗi tuần 1 tiết vào thứ sáu hàng tuần với thời lượng 35 phút. Đối tượng tham gia là tất cả học sinh mỗi lớp và giáo viên chủ nhiệm. Quy mô tổ chức theo lớp hoặc nhóm các lớp. Nội dung và hình thức thực hiện linh hoạt, phù hợp với chủ đề, chủ điểm do nhà trường và giáo viên lựa chọn nhưng đảm bảo được các yêu cầu sau: Tiết SHL cần thực hiện bám sát theo nội dung chủ đề, chủ điểm trong kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, đồng thời tích hợp giải quyết các yêu cầu do chính đời sống học tập và rèn luyện của học sinh đặt ra. Tiết SHL đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Các nội dung bao gồm về giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội,… Thông qua nhiều hình thức tổ chức như trò chơi dân gian, văn nghệ, đố vui để học, thể dục thể thao, hùng biện, trang trí lớp học, làm báo tường, tổ chức sinh nhật, tổ chức ngày hội (trung thu, hóa trang, trao đổi đồ dùng, đồ chơi, sách truyện,…), hoạt động khéo tay hay làm, hoạt động giao lưu (giao lưu kết nghĩa giữa các lớp, các trường, các địa phương, các nhà hoạt động xã hội). Học sinh thảo luận nhóm về tình huống mở của tiểu phẩm trong SHDC. Khi tổ chức tiết SHL đảm bảo nguyên tắc học sinh tự quản toàn diện, tiết SHL là của học sinh, do học sinh thực hiện vì những lợi ích của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả,… bằng cách gợi mở, khơi dậy tiềm năng, tiềm lực, kết nối giữa các học sinh, động viên và khuyến khích học sinh thực hiện một cách tự tin và chủ động. Để triển khai được hiệu quả tiết SHL, các trường cần chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện tránh dập khôn máy móc, đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu: Một là, xây dựng nội dung tiết SHL bảo đảm tính thống nhất về chủ điểm của từng khối lớp theo nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường, đồng thời khơi dậy tính sáng tạo, chủ động của mỗi tập thể lớp. Hai là, căn cứ vào các chủ đề, chủ điểm hoạt động trong tuần, tháng và năm học của nhà trường để giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch (giáo án) tiết SHL. Khi tổ chức tiết SHL, giáo viên cần tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tránh việc tập trung đánh giá hạn chế, yếu kém và phê bình học sinh trong tiết SHL. Ba là, căn cứ vào quy mô và nội dung từng hoạt động, giáo viên chủ nhiệm phối hợp, liên kết với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động SHL như giáo viên dạy các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục), Tổng phụ trách Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn TNCSHCM, cơ quan, doanh nghiệp, nghệ nhân, người lao động của địa phương. Bốn là, Hiệu trưởng coi việc tổ chức kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm, tổng kết đánh giá tính hiệu quả và chất lượng giáo dục của tiết SHL là nội dung quan trọng trong chỉ đạo, quản lí hoạt động giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp. Hoạt động dự giờ của giáo viên trong tiết SHDC. Để tiết học SHDC và SHL thực hiện được hiệu quả và thực sự đi vào nề nếp ở các trường tiểu học thì Phòng GD&ĐT cần làm tốt nhiệm vụ: Chỉ đạo các trường tiểu học tổ chức đổi mới tiết SHDC và SHL theo hướng dẫn của Công văn số 963/SGDĐT-GDTH của Sở GD&ĐT; tổ chức sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới tiết SHDC và SHL giữa các trường tiểu học trong đơn vị; xây dựng trường điển hình và chia sẻ kinh nghiệm triển khai cho các trường còn lại thực hiện; tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên từ có giải pháp kịp thời hỗ trợ các trường nâng cao chất lượng cho mỗi giờ học. Video về sinh hoạt dưới cờ chủ đề phòng chống bạo lực học đường Kết luận Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến tiết học sinh hoạt dưới cờ, mong rằng bài viết đã góp phần giúp các bạn hiểu thêm về môn học, xin cảm ơn các bạn đọc giả đã theo dõi bài viết của trường thcs-thptlongphu, chúc các bạn luôn thành công!
Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/shdc-la-mon-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp