Để nắm được các kiến thức cơ bản về đoạn trích Cảnh ngày xuân, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) do biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.
*********
Sơ đồ tư duy Cảnh ngày xuân lớp 9
Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân
Luận điểm 1: Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân sinh động, giàu sức sống
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Luận điểm 2: Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh rộn ràng, náo nức.
Luận điểm 3: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về trong tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến.
Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ. Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm. Đồng thời gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng. Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả tâm trạng con người của Nguyễn Du.
Tham khảo thêm: Cảm nhận về 4 câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân
Sơ đồ tư duy cảm nhận về đoạn trích Cảnh ngày xuân
Luận điểm 1: Khung cảnh mùa xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống
Luận điểm 2: Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh rộn ràng, náo nức
Luận điểm 3: Cảnh chị em Thúy Kiều ra về và tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, lặng buồn và dự cảm một điều sắp xảy ra
Nền cảnh của bức tranh thiên nhiên được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. Ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội họa phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.
Xem thêm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu: Cảm nhận về đoạn trích Cảnh ngày xuân
Sơ đồ tư duy bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích Cảnh ngày xuân
Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên buổi sáng sớm
Luận điểm 2: Bức tranh lễ hội trong dịp tết Thanh minh
Luận điểm 3: Bức tranh chiều tà khi chị em Kiều ra về
Không gian mùa xuân được gợi nên bởi những hình ảnh những cánh én đang bay lượn rập rờn như thoi đưa. Sự mạnh mẽ, khỏe khắn của những nhịp cánh bay cho thấy rằng mùa xuân đang độ viên mãn tròn đầy nhất. Quả có vậy: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có nghĩa là những ngày xuân tươi đẹp đã qua đi được sáu chục ngày rồi, như vậy bây giờ đang là thời điểm tháng ba.
Nền cảnh của bức tranh mùa xuân được hoạ nên bởi màu xanh non, tươi mát của thảm cỏ trải ra bao la: “Cỏ non xanh tận chân trời”, sắc cỏ tháng ba là sắc xanh non, tơ nõn mềm mượt êm ái. Huống chi cái sắc ấy trải ra “tận chân trời” khiến ta như thấy cả một biển cỏ đang trải ra rập rờn, đẹp mắt. Có lẽ chính hình ảnh gợi cảm ấy đã gợi ý cho Hàn Mặc Tử hơn một thế kỉ sau viết nên câu thơ tuyệt bút này: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”. Trên nền xanh tươi, trong trẻo ấy điểm xuyết sắc trắng tinh khôi của vài bông hoa lê. Chỉ là “vài bông” bởi những bông hoa lê đang thì chúm chím chưa muốn nở hết. Hoa như xuân thì người thiếu nữ còn đang e ấp trong ngày xuân. Chữ điểm có tác dụng gợi vẻ sinh động, hài hoà. ở đây, tác giả sử dụng bút pháp hội hoạ phương Đông, đó là bút pháp chấm phá.
Xem thêm các bài văn mẫu và dàn ý chi tiết: Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích Cảnh ngày xuân
Tìm hiểu về đoạn trích Cảnh ngày xuân
A. Tác giả Nguyễn Du
Xem thêm về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
B. Đoạn trích Cảnh ngày xuân
I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm nằm ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng
2. Bố cục
Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân
– Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân
– Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
– Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về
Tham khảo: Kể lại đoạn trích Cảnh ngày xuân bằng văn xuôi
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp , trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh
4. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là việc tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, đắt giá, sáng tạo, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người, bút pháp tả cảnh ngụ tình
>> Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân
II. Tìm hiểu chi tiết
1. 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
– Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:
+ Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
+ Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”
⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau
– Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ
+ “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống
+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi
⇒ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống
2. 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
– Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh
– Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm:
+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội
+ Các danh từ sự vật : “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội
+ Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội
– Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc
– Lễ và hội giao thoa hài hòa ⇒ nhà thơ yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc
⇒ Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…⇒ Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động
3. 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về
– Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu…nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người
– “Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng
– “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về
– Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc
⇒ Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình ⇒ Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng
Tham khảo thêm: Cảm nhận về 6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân
*********
Trên đây là sơ đồ tư duy Cảnh ngày xuân – Trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp