Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Khóc Dương Khuê, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến do biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.
*****
Sơ đồ tư duy Khóc Dương Khuê
Sơ đồ tư duy Khóc Dương Khuê lớp 11
Luận điểm 1: Nỗi đau đột ngột khi mất bạn
Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến
Luận điểm 2: Hồi tưởng những kỉ niệm tươi rói về tình bạn
Luận điểm 3: Nỗi đau khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ)
Trải qua bao mưa nắng, bao thăng trầm hoạn nạn, Tam nguyên Yên Đổ còn đâu nhiêu nước mắt để khóc bạn, chí còn biết “lấy nhớ làm thương”. Tuy nhiên cả bài thơ, nhất là bốn câu kết đã “chứa chan” nước mắt đau xót. Hai câu thơ: “Bác chẳng ở dẫu vẫn chẳng ở – Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương” với cách diễn đạt trùng điệp và tăng cấp đã tạo nên giọng thơ buồn thê thiết, Nguyễn Khuyến để lại nhiều tiếng khóc: khóc cho đất nước và dân tộc, khóc vợ, khóc con, khóc bạn,… Tiếng khóc nào cũng xúc động, tê tái, nặng tình, nặng nghĩa. Riêng bài “Khóc Dương Khuê” lại được viết bằng thể thơ song thất lục bát, lời khóc bạn càng trở nên thiết tha, não nùng, lúc thì nức nở, thảng thốt, lúc thì kể lể thở than, lúc thì phân trần, lúc thì trách móc, lời thơ thủ thỉ như nói với người còn sống, rất cảm động. Giọng thơ liền mạch, lời thơ tinh tế, biểu cảm đã thể hiện nghệ thuật vừa bình dị, vừa điêu luyện.
Xem thêm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay: Phân tích bài Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến
Kiến thức về bài Khóc Dương Khuê
A. Tác giả Nguyễn Khuyến
1. Tiểu sử
– Nguyễn Khuyến (1835-1909) lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.
– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
– Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.
b. Tầm ảnh hưởng của tác giả
– Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.
B. Tác phẩm Khóc Dương Khuê
1. Tìm hiểu chung
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, Dương Khuê sinh năm 1839. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu, Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫn giữ tình bạn gắn bó khăng khít.
– Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.
– Bài thơ ban đầu viết bằng chữ Hán, sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm, bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán
b. Bố cục (3 đoạn)
– Đoạn 1 (hai câu thơ đầu): Nỗi đau đột ngột khi mất bạn.
– Đoạn 2 (từ câu 3 đến câu 22): Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ.
– Đoạn 3 (phần còn lại): Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ).
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Bài thơ “Khóc Dương Khuê” là một bài thơ cảm động, đã thể hiện một tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến đối với Dương Khuê.
b. Giá trị nghệ thuật
– Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc
– Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu
– Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh + các câu hỏi tu từ + điệp từ,…
Tham khảo: Soạn bài Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Nỗi đau đột ngột khi mất bạn
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
– Câu lục ngắt nhịp 2/1/3 => đọc lên nghe nhói đau, quặn thắt như những tiếng nấc tắc nghẹn trong nỗi đau đến quá đỗi bất ngờ.
– Cách dùng “Thôi đã thôi rồi”: cách nói giảm nói tránh để giảm bớt nỗi đau mất bạn
– Cách xưng hô “Bác”: thể hiện sự thân thiết trân trọng với người đã khuất
– Các từ láy “man mác, ngậm ngùi” kết hợp với nhịp thơ 4/4 ở câu bát -> diễn tả nỗi đau kéo dài như vô cùng vô tận -> nỗi đau từ chính cõi lòng nhà thơ lan tỏa ra cả không gian rộng lớn, bao la.
=> Lời thơ như một tiếng than đầy thương tiếc, nhẹ nhàng mà thắm thiết.
b. Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng của nhà thơ
– Kỉ niệm của tác giả với người bạn của mình:
+ Cùng nhau thi đỗ làm quan
+ Cùng nhau dong chơi khắp chốn non nước
+ Cùng ngân nga hát ả đào
+ Cùng nhau uống rượu và bình luận thơ văn
+ Cùng nhau trải qua những buổi hoạn nạn, vật đổi sao rời
+ Cuộc gặp gỡ cuối cùng
-> Đây là những kỉ niệm kéo dài từ tuổi trẻ cho đến lúc về già -> thể hiện tình bạn gắn bó keo sơn, thắm thiết.
c. Nỗi đau tắc nghẹn, hụt hẫng, chơi vơi khi đối diện với hiện thực phũ phàng (mất người tri âm, tri kỉ)
– Muốn gặp bạn nhưng tuổi già không cho phép, nay bạn mất, đau đớn vô cùng.
– Nỗi đau đớn, trống vắng khi bạn mất:
+ Chân tay rụng rời khi nghe tin bạn mất
+ Rượu ngon không có bạn hiền
+ Câu thơ hay không có người bình luận
+ Đàn kia gảy cũng không ai thấu hiểu
=> Mất bạn trở nên cô đơn: rượu không muốn uống, thơ không muốn làm, đàn không gảy,..
– Kết cấu trùng điệp, điệp ngữ: “không có, không mua, không phải” ( điệp từ “không” 5 lần ) -> cảm giác nức nở, sự trống vắng đến nghẹn ngào, chua xót.
– Sử dụng điển tích Trung Quốc: Trần Phồn, Bá Nha, Tử Kì -> tình bạn tri âm, tri kỉ.
– Từ “đàn” đầu câu láy lại cuối câu: trạng thái ngẩn ngơ chuyển sang thống thiết, tình cảm như đợt sóng trào dâng.
– Sự tinh tế ở hai câu thơ cuối “tuổi già…chứa chan”: không còn nước mắt để khóc bạn, nhưng kì thực câu thơ đầm đìa nước mắt.
Xem thêm: Cảm nhận về bài thơ Khóc Dương Khuê
*******
Trên đây là sơ đồ tư duy Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp