Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn – Nguyễn Đình Chiểu

0
116
Rate this post

Để nắm được các kiến thức cơ bản về bài Lục Vân Tiên gặp nạn, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu do biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

*******

Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn

Sơ đồ tư duy phân tích Lục Vân Tiên gặp nạn

Luận điểm 1: Hành động tội ác của Trịnh Hâm

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn – Nguyễn Đình Chiểu

Luận điểm 2: Việc làm nhân đức của ông Ngư

Sơ đồ tư duy phân tích Lục Vân Tiên gặp nạn

Cuộc sống của ngư ông là một cuộc đời lao động bình thường của dân chài lưới trên sông nước, được cảm nhận bằng con mắt và trái tim của nhà thơ nên có phần thi vị hóa. Đó là một cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi ô trọc; một cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa nhập với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên, một cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản, bởi con người tự mình làm chủ, có thể ứng phó với mọi tình thế tìm thấy niềm vui trong công việc lao động tự do của mình.

Phải nói rằng đây là một đoạn thơ hay của tác phẩm bởi nó chính là tiếng nói của ông – Nguyễn Đình Chiểu. Nhà thơ tô đậm nhân cách cao đẹp của ông Ngư không chỉ muốn nói lên một sự thực ở đời mà còn muốn nhân đó bộc lộ những quan niệm sống, những điều mong ước thiết tha nhất của mình. Ngôn ngữ trong đoạn thơ vẫn giữ được vẻ mộc mạc, bình dị, dân dã nhưng lời thơ thanh thoát, hình ảnh thơ đẹp gợi cảm (“hứng gió”, “chơi trăng”, “một bầu trời đất”, “tắm mưa trải gió”…)

Xem dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay: Phân tích Lục Vân Tiên gặp nạn

Sơ đồ tư duy phân tích sự đối lập thiện – ác trong Lục Vân Tiên gặp nạn

Luận điểm 1: Trịnh Hâm tiêu biểu cho cái ác cực điểm thấm sâu vào bản chất

Luận điểm 2: Ông Ngư tiêu biểu cho cái thiện, nhân đức, nhân cách cao đẹp

Sơ đồ tư duy phân tích sự đối lập thiện - ác trong Lục Vân Tiên gặp nạn

Tác giả gửi gắm khát vọng và niềm tin vào cái thiện, vào bản chất tốt đẹp của con người lao động bình thường. Cùng với những Hớn Minh, Vương Tử Trực, ông Tiều, ông quán,… ông Ngư đã đại diện cho cái thiện trong thiên truyện Truyện Lục Vân Tiên. Qua những nhân vật này, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện một cái nhìn tiến bộ, lạc quan đậm chất nhân dân.

Giống như toàn bộ tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên, đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn không có điều kiện để được Nàng Thơ trau chuốt về hình thức song chính sự giản dị, mộc mạc đậm chất Nam Bộ của ngôn ngữ đã mang đến cho đoạn trích sự chân thành chẳng những diễn tả thành công tính cách các nhân vật mà còn bộc lộ tấm lòng nhân ái, lạc quan của nhà thơ.

Đặc biệt, đoạn trích diễn tả đời sống của ngư ông, ngôn ngữ và lời thơ rất thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, ý tình phóng khoáng mà sâu xa. Đọc đoạn thơ, ta có cảm giác như chính tác giả đang nhập thân vào nhân vật để nói lên cái khát vọng sống của mình.

Qua sự đối lập giữa thiện và ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn, tác giả đã thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời. Đó cùng chính là cái gốc sâu xa làm nên sức hấp dẫn của toàn bộ tác phẩm này.

Tìm hiểu về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

I. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

1. Cuộc đời

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu.

– Quê cha ở Thừa Thiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định.

– Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau, bất hạnh

– Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích.

2. Sự nghiệp văn chương

– Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị.

II. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

1. Tìm hiểu chung

a. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”. Truyện kể về Vân Tiên và Tiểu đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do lòng đố kị và ghen ghét tài năng của Vân Tiên.

b. Bố cục: 2 phần

– Phần 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.

– Phần 2: Các câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.

c. Nội dung

Đoạn thơ nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.

d. Giá trị nội dung

* Giá trị hiện thực:

Vạch trần cái ác, cái xấu trong xã hội. Chửi thói gian ác, bất công, chửi những kẻ tráo trở, bội bạc, phản phúc như cha con Võ Công, chửi những kẻ bất nghĩa, bất nhân như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, chửi bọn người làm ăn bất lương chuyên nghề lừa bịp, bóp nặn nhân dân (bọn thầy bói, thầy pháp, bọn lang băm).

* Giá trị nhân đạo:

Đề cao đạo lý làm người:

– Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, mẹ con, nghĩa vợ chồng, tình bè bạn, tình yêu thương cưu mang những người gặp cơn hoạn nạn.

– Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khổ phò nguy.

– Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời (kết thúc có hậu của truyện; thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà).

– “Lục Vân Tiên là một tiếng chửi, một lời ca, một ước mơ” – Hoài Thanh.

e. Giá trị nghệ thuật

– Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.

– Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tội ác của Trịnh Hâm

– Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.

– Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.

– Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.

– Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.

– Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.

=> Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.

b. Việc làm nhân đức của Ngư Ông

– Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.

– Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.

– Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:

+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.

+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.

– Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.

– Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.

=> Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.

Tham khảo một số tài liệu ôn tập về đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn:

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn 9 bài Lục Vân Tiên gặp nạn
  • Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn

*******

Trên đây là sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn của Nguyễn Đình Chiểu, hệ thống kiến thức về bài Lục Vân Tiên gặp nạn ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-luc-van-tien-gap-nan-nguyen-dinh-chieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp