Sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ – Ngô Sĩ Liên

0
99
Rate this post

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

****

Sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ

Sơ đồ tư duy phân tích Thái sư Trần Thủ Độ

Luận điểm 1: Thái sư Trần Thủ Độ đối với người hạch tội mình

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ – Ngô Sĩ Liên

Luận điểm 2: Sự kiện người quân hiệu giữ thềm cấm

Luận điểm 3: Sự kiện người xin chức câu đương

Sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ

Luận điểm 4: Thủ Độ chống lại việc đưa anh em, họ hàng vào nắm chức vụ quan trọng trong triều đình, kéo bè kết đảng

Qua bốn tình huống nêu trong bài, cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật của nhà viết sử hết sức tài tình, đắt giá. Những xung đột kịch tính được đưa lên đỉnh điểm, những cách giải quyết mang tính bước ngoặt đầy bất ngờ và thú vị làm nổi bật tính cách của Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là một người đầy bản lĩnh, có một nhân vật hết sức cao quý, ông luôn đặt việc nước lên trên hết, luôn là một vị quan thanh liêm, thẳng thắn, chính trực, chí công vô tư, vì dân, vì nước. Ông không để cho những người trong gia đình vì có người thân làm quan mà nhờ cậy rồi sách nhiễu dân chúng. Ý thức được trọng trách của mình nên ông luôn lấy mình là một tấm gương mẫu mực, khuôn phép để mọi người soi vào và hành xử sao cho đúng đắn.

Xem dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay: Phân tích Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên

Tìm hiểu về Ngô Sĩ Liên và bài Thái sư Trần Thủ Độ

I. Tác giả Ngô Sĩ Liên

– Ngô Sĩ Liên (khoảng đầu thế kỷ 15 – ?) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15.

– Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

– Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.

II. Tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ

1. Tóm tắt đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ

Đoạn trích là những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là những câu chuyện kể về cách ứng xử của Trần Thủ Độ trước những sự việc diễn ra như: việc có người tâu với vua rằng ông cậy quyền hơn vua, việc người quân hiệu ngăn xe của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ ông,… qua đó bộc lộ phẩm chất liêm khiết, chính trực, đáng ngợi ca của Trần Thủ Độ.

2. Tìm hiểu chung

a. Vị trí – nội dung của đọan trích:

– Đại Việt sử kí toàn thư do Ngô Sĩ Liên hoàn thành biên soạn, sửa chữa dựa trên cơ sở là cuốn Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu chấp bút và cuốn Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên.

– Đại Việt sử kí toàn thư gồm có hai phần chính:

+ Ngoại kỉ: Ghi chép lịch sử của Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thế kỉ X.

+ Bản kỉ: Tiếp tục ghi chép những sự kiện lịch sử từ nhà Đinh đến thời Hậu Lê.

– Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” là một trích đoạn từ quyển năm, phần bản kỉ của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư.

b. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua”:  Phần này thông báo về cái chết của Trần Thủ Độ và vài nét khái quát về nhân vật.

+ Phần 2: Tiếp đến “Vua hèn thôi”: Tác giả kể lại bốn sự kiện tiêu biểu trong quá trình làm quan của Trần Thủ Độ.

+ Phần 3: Còn lại: Tác giả đi đến khẳng định vai trò và vị trí của Trần Thủ Độ trong lịch sử.

Ôn tập: Soạn bài Thái sư Trần Thủ Độ

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Trần Thủ Độ – Bậc khai quốc công thần

– Có người mách vua về sự chuyên quyền của Trần Thủ Độ: ông không biện bạch cho bản thân, không thù oán, trách phạt mà thưởng cho người dám vạch lỗi của mình.

=> Người công minh, độ lượng, có bản lĩnh.

– Vợ ông khóc, mách việc tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, ông cho người điều tra rồi khen thưởng tên quân hiệu giữ đúng phép nước.

=> Ông là người chí công vô tư, trọng luật pháp.

– Có người chạy chọt nhờ vợ ông xin cho chức Câu Đương, ông bảo hắn chặt một ngón chân để phân biệt

=> Người chủ động giữ gìn sự công bằng phép nước, bài trừ nạn mua quan bán chức.

– Vua muốn phong chức cho anh Trần Thủ Độ, ông không đồng ý, thẳng thắn trình bày quan điểm nên lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai làm rối việc triều chính.

=> Tình tiết góp phần làm nổi bật bản lĩnh, nhân cách của Trần Thủ Độ: cương nghị, độ lượng, liêm khiết, đặt lợi ích dân tộc, quốc gia trên lợi ích cá nhân, gia đình.

b. Nghệ thuật viết sử

– Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.

– Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.

– Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.

>> Xem thêm: Dàn ý phân tích Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên

*****

Trên đây là sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Thái sư Trần Thủ Độ của Ngô Sĩ Liên, hệ thống kiến thức về bài Thái sư Trần Thủ Độ ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 10 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-thai-su-tran-thu-do-ngo-si-lien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp