Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)

0
130
Rate this post

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

*******

Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán

Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Luận điểm 1: Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Luận điểm 2: Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Sơ đồ tư duy phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục, có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng đã gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. Nàng gọi Thúc Sinh là “người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là “cố nhân” mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh.

Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa.

Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố “Sâm Thương” cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bò miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu; hành động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

>> Xem thêm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán

Luận điểm 1: Hoạn Thư là một người nham hiểm, lắm mưu nhiều kế

Luận điểm 2: Hoạn Thư là một người thông minh, lanh lợi và mưu trí

Luận điểm 3: Hoạn Thư cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến thối nát

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng nhân vật Hoạn Thư trong Thúy Kiều báo ân báo oán

Nếu như so sánh cái ghen của Hoạn Thư đối với thời đại ngày nay thì Hoạn Thư còn hiền so với cách đánh ghen của chị em phụ nữ bây giờ, bởi vì Hoạn Thư là một người có ăn có học, bà ta đánh ghen đều có tính toán, sắp xếp đâu ra đấy hết, chứng tỏ bà là một người thông minh, xảo quyệt. Qua những lời nói đối đáp với Kiều, đủ hiểu bà ta là người không phải nông cạn. Hoạn Thư đánh ghen phải để trả thù Thúy Kiều, chà đạp lên cái nhân phẩm của người con gái đó, mà bà ta làm như thế để trả thù Thúc Sinh. Trong truyện tác giả cũng có nhắc tới việc Hoạn Thư đã mở cửa cho Thúc Sinh đưa Kiều về ra mắt nhưng Thúc Sinh sợ lại không dám đưa nàng về. Hoạn Thư là một con người có hiểu biết, có trí tuệ và cách trả thù với người chồng bạc nghĩa không nông nổi, hồ đồ.

Tìm hiểu về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

I. Tác giả Nguyễn Du

Xem kiến thức về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

II. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

1. Tìm hiểu chung

a. Ví trị đoạn trích

– Nằm ở cuối phần thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).

– Trải qua “hết nạn nọ đến nạn kia”, Kiều đã nếm đủ mọi điều đắng cay. Có lúc tưởng chừng nàng buông xuôi trước số phận: “Biết thân chạy chẳng khỏi trời – Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”. Trong khi Kiều chới với, tuyệt vọng thì Từ Hải xuất hiện, Kiều gặp Từ Hải, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra trên hành trình số phận của cô gái tài sắc họ Vương. Người anh hùng “đội trời đạp đất” chẳng những cứu Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp mà còn đưa nàng từ thân phận “con ong cái kiến” bước lên địa vị một phu nhân quyền quý, cao hơn nữa là địa vị của một quan tòa.

– Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.

b. Bố cục: 2 phần

– Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân.

– Hai mươi hai câu còn lại: Thúy Kiều báo oán.

c. Giá trị nội dung

– Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.

– Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.

d. Giá trị nghệ thuật

– Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

– Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã).

– Những lí lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cũng bộc lộ rõ tính cách của con người “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Thúy Kiều báo ân

– Cảnh báo ân, diễn ra long trọng, Thúy Kiều cho người “mời” Thúc Sinh tới, hai người tâm sự và có gợi lại chuyện cũ.

– Thúy Kiều tuy có đôi chút tủi hờn, về những ngày tháng phải làm tôi tớ ở nhà Hoạn Thư nhưng nàng cũng hiểu được rằng Thúc Sinh rất nặng tình với nàng.

– Những từ “Nghĩa nặng tình non”, “Cố nhân”,” Người cũ” thể hiện Thúy Kiều là người trọng tình, trọng nghĩa, dù sao cũng một thời nàng làm “Vợ người ta” nên cũng có những kỷ niệm gắn bó, quên làm sao ngay được.

– Thúy Kiều ban tặng cho Thúc Sinh rất nhiều gấm lụa và tiền bạc, điều này thể hiện rằng Thúy Kiều là người chung thủy trước sau như một. Giàu sang, phú quý cũng không vì thế mà quên tình nghĩa xưa kia.

b. Thúy Kiều báo oán

– Thúy Kiều vẫn còn khá giận về Hoạn Thư nàng dùng những lời lẽ sâu cay, bình dân để nói về người phụ nữ nham hiểm này.

– Từ sau lần đánh ghen Thúy Kiều thành công đẩy được nàng tránh xa cuộc đời chồng mình là Thúc Sinh, Hoạn Thư hoan hỉ lắm, vì mang trong lòng sự chiến thắng, hả hê vì chồng phải ngoan ngoãn nghe lời mình.

– Thúy Kiều đã kiên nhẫn khuyên Hoạn Thư nên giữ chừng mực trong cách ăn nói của mình, đừng làm cho mọi chuyện trở nên căng thẳng.

– Hoạn Thư là người đàn bà xảo ngôn, nhưng giờ đang là thủ phạm bị báo oán, đứng trước nhiều binh linh gươm đao quanh mình, Hoạn Thư có chút run sợ. Hoạn Thư tự biết mình đã hành xử quá đáng với Thúy Kiều nên xuống nước cầu xin, dùng những lời lẽ khôn ngoan để biện hộ cho tội lỗi của mình.

– Những lời xin tội của Hoạn Thư ngẫm ra thì cũng có lý, có tình, chỉ vì khen quá nên Hoạn Thư mù quáng. Trong cuộc đời này cảnh chồng chung không ai thích và chẳng ai muốn chia sẻ chồng mình với người phụ nữ khác nên hành động của Hoạn Thư cũng có thể tha thứ được.

c. Kết thúc màn báo ân báo oán

– Diễn biến của cảnh báo ân, báo oán hết sức bất ngờ với người đọc. Lúc đầu ai cũng nghĩ Thúy Kiều sẽ phải hành hạ lại Hoạn Thư cho hả dạ những ngày nàng tủi nhục, cay đắng. Nhưng trước những lời cầu xin có tình, chí lý của Hoạn Thư, Thúy Kiều cảm thấy siêu lòng và nàng quyết định tha bổng cho Hoạn Thư trước sự ngỡ ngàng của người đọc.

– Qua đoạn trích này ta thấy Thúy Kiều là người có tấm lòng độ lượng, biết phân biệt đúng sai và không phải là người nhỏ nhen, chấp nhất. Nàng thật sự là một phụ nữ không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có trái tim nhân hậu, lương thiện, bao dung với lỗi lầm của người khác.

Tham khảo thêm một số tài liệu học tập về đoạn trích:

  • Đóng vai Thúy Kiều kể lại việc báo ân báo oán
  • Phân tích 2 tình tiết trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

*******

Trên đây là sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du) do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Thúy Kiều báo ân báo oán – trích Truyện Kiều (Nguyễn Du), hệ thống kiến thức về bài Thúy Kiều báo ân báo oán ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-thuy-kieu-bao-an-bao-oan-trich-truyen-kieu-nguyen-du/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp