Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác – Viễn Phương

0
113
Rate this post

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác của Viễn Phương với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

*********

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Luận điểm 1 : Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Luận điểm 2 : Cảm xúc trước cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác

Luận điểm 3 : Cảm xúc khi tác giả vào lăng viếng Bác

Luận điểm 4 : Tâm trạng lưu luyến và ước nguyện của nhà thơ khi rời xa lăng Bác

Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong lăng gợi nhà thơ sự liên tưởng thật là thú vị “ánh trăng”. Tác giả đã thế hiện sự am hiểu của mình về Bác qua sự liên tường kì lạ đó. Bởi trăng với Bác từng là đôi bạn tri âm tri kỉ. Ánh trăng bát ngát ngoài trời đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để ru giấc ngủ ngàn thu cho Người. Với hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” dụng ý nhà thơ còn muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Bác của chúng là là vậy. “Mặt trời”, “vầng trăng”, “trời xanh” đó là những cái mênh mông bao la của vũ trụ được nhà thơ ví như cái bao la rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện sự vĩ đại, rực rỡ, cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác. Biết rằng Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng và tâm trí nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn trên cao. Nhưng nhà thơ vẫn không khỏi thấy nhói đau trong lòng khi đứng trước thi thể của Người: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức của tác giả. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.

Xem chi tiết: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác

Luận điểm 1: Cảm nhận về nội dung

+ Cảm nhận của nhà thơ trước khung cảnh bên ngoài lăng

+ Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn đoàn người vào lăng

+ Niềm thương nhớ, nỗi xót xa của nhà thơ khi đứng trước di hài Người.

+ Cảm xúc của nhà thơ khi từ biệt lăng.

Luận điểm 2: Cảm nhận về nghệ thuật

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác

Giây phút được gặp Bác quả thật quá ngắn ngủi, giờ phút chia tay lại một lần nữa khiến tác giả thổn thức, cảm xúc dâng trào, vỡ ra thành những giọt nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một tiếng khóc thổn thức, nức nở, dù đã cố kìm nén nhưng không thể, Viễn Phương bịn rịn, lưu luyến, không muốn rời xa. Ba câu thơ cuối là những nguyện ước giản dị mà hết sức chân thành của tác giả. Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc lại ba lần cùng phép liệt kê tạo âm hưởng dồn dập, thể hiện khát vọng chân thành, mãnh liệt của Viễn Phương. Ông muốn là con chim cất cao tiếng hót, làm đóa hoa tỏa hương thơm ngát và làm cây tre ngày ngày canh giữ giấc ngủ bình yên cho Bác.

Xem chi tiết: Cảm nhận bài thơ Viếng lăng Bác

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương

Luận điểm 1: Cảm xúc của người con miền Nam lần đầu ra viếng lăng Bác

Luận điểm 2: Cảm xúc của tác giả khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng

Luận điểm 3: Niềm xúc động, quyến luyến khi phải rời lăng Bác

Sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương

Với một tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ và kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc, tác giả mượn hình ảnh “mặt trời” để biểu tượng cho hình ảnh Bác trong lòng hàng triệu trái tim Việt Nam. Một hình ảnh thật đẹp và giàu sức sáng tạo. Nếu ở trên là mặt trời thiên nhiên soi sáng không gian và mang lại sự sống cho muôn loài, thì ở câu thơ dưới “mặt trời” là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác. Bác là nhà cách mạng tài ba mang đến ánh sáng cách mạng, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với chi tiết “rất đỏ” đã làm cho câu thơ thêm ấn tượng sâu sắc, cho ta thấy một trái tim đầy nhiệt huyết luôn khi hi sinh vì nước, vì dân và một trái tim ấm nóng luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho đồng bào cả nước. Màu đỏ ấy như xua tan đi nỗi đau mất mát, làm ấm lại khung cảnh đau thương.

Xem chi tiết: Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động, đẹp đẽ của nhà thơ Viễn Phương

Sơ đồ tư duy phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác

Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác (khổ 1)

Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng (khổ 2)

Sơ đồ tư duy phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác

Ta nhận thấy cụm từ “ngày ngày” được điệp lại một lần nữa. “Ngày ngày” là sự lặp đi lặp lại, không thay đổi. Điệp lại cụm từ này, có lẽ nhà thơ muốn nhấn mạnh một chân lý. Nếu mỗi ngày mặt trời đi qua trên lăng, tỏa ánh sáng sưởi ấm vạn vật là một điệp khúc không thay đổi của thời gian, thì công ơn của Bác ngự trị trong lòng người dân Việt Nam cũng không phai nhòa theo năm tháng, và hình ảnh dòng người ngày ngày vào viếng lăng Bác cũng đã trở thành một điệp khúc của lòng kính yêu Bác. “Tràng hoa” cũng là một hình ảnh ẩn dụ sáng tạo của nhà thơ. Mỗi người con Việt Nam là một đóa hoa tươi thắm, hàng triệu con người Việt Nam sẽ trở thành một tràng hoa rực rỡ sắc màu dâng lên Bác. Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” tượng trưng cho bảy mươi chín năm Bác đã cống hiến cuộc đời cho đất nước, cho cách mạng.

Xem chi tiết: Phân tích hai khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác

Sơ đồ tư duy phân tích khổ thơ thứ 2 bài Viếng lăng Bác

Luận điểm 1: Mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người

Luận điểm 2: Nỗi xúc động bồi hồi khi vào lăng viếng Bác.

Sơ đồ tư duy phân tích khổ thơ thứ 2 bài Viếng lăng Bác

Cách so sánh Bác như mặt trời đã thể hiện sự vĩnh hằng của Bác trong lòng người dân Việt Nam. Bác giống như mặt trời thiên nhiên ngày ngày vẫn soi sáng, vẫn trường tồn cùng dân tộc. Đem nguồn sáng đến cho nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện tấm lòng biết ơn, tôn kính với vị cha già dân tộc. Hòa vào dòng người vô tận với tấm lòng thành kính nhà thơ ví hình ảnh dòng người vô tận như tràng hoa đẹp đầy hương thơm và sắc thắm kính dâng lên Bác.

Xem chi tiết: Phân tích khổ thơ thứ 2 bài Viếng lăng Bác

Sơ đồ tư duy cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác

Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng

Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà thơ khi phải từ biệt về miền Nam.

Sơ đồ tư duy cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác

Nếu ở khổ thơ đầu là một hàng tre như những tầng lớp nhân dân đang vây quần bên Bác, cùng Bác sống, cùng Bác đấu tranh để gìn giữ cho nền hòa bình, độc lập của dân tộc thì khổ thơ cuối chỉ là “cây tre” biểu trưng cho nhà thơ, cho nhân cách nhà thơ, cho ý chí kiên trung, bất khuất của đân tộc.

Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta đối với Bác.

Tham khảo thêm: Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn đối với Bác khi rời lăng của nhà thơ Viễn Phương

Nhà thơ Viễn Phương và bài Viếng lăng Bác

I. Tác giả Viễn Phương

– Viễn Phương ( 1928-2005) tên thật là Phan Thanh Viễn

– Quê quán: An Giang

– Sự nghiệp sáng tác:

+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mĩ cứu nước

+ Năm 1952, trường ca “ Chiến thắng Hòa Bình” của ông được giải nhì khi Nam Bộ tổ chức giải thưởng tổng kết văn học nghệ thuật

+ Khi Chi hội văn nghệ Nam Bộ được tổ chức ông được bầu làm Ban chấp hành.

+ Tác phẩm tiêu biểu: “Anh hùng mìn gạt”, “Như mây mùa xuân”, “Lòng mẹ”,…

– Phong cách sáng tác: Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc nhưng không bi lụy, thơ ông nền nã, thì thầm, bâng khuâng

II. Bài thơ Viếng lăng Bác

A. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

2. Bố cục

– Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

– Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

– Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

– Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác

4. Giá trị nghệ thuật

– Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm

B. Tìm hiểu chi tiết

1. Niềm xúc động nghẹn ngào khi đến thăm lăng Bác (khổ 1)

– “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” : nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ

– Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau , mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi

– Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng

– Hình ảnh hàng tre mang nghĩa thựclà những khóm tre quanh lăng nhưng còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đùm bọc

⇒ Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…

2. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2)

– Ẩn dụ “mặt trời “ : Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác

– Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác

– Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” : chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ

– “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác

⇒ Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc

3. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (Khổ 3)

– “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

– “vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người

– “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước

– Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau cứ nhức nhối như cắt cứa trong tim mình

⇒ Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động

4. Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về (Khổ 4)

– “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa

– Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác

– Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng

⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

Xem thêm một số tài liệu tham khảo về bài thơ Viếng lăng Bác:

  • Các đề văn về bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
  • Tuyển tập đề đọc hiểu Viếng lăng Bác
  • Đề cương môn Ngữ văn 9 học kì 2 bài Viếng lăng Bác

*********

Trên đây là sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác của Viễn Phương do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 9 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Viếng lăng Bác của Viễn Phương, hệ thống kiến thức về bài thơ Viếng lăng Bác ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 9 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-vieng-lang-bac-vien-phuong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp