So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

0
66
Rate this post

Đề bài: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

so sanh dong chi va tay tien

Bạn đang xem: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

4 bài văn mẫu So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Bài mẫu số 1: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Quang Dũng và Chính Hữu đều là những nhà thơ cách mạng nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, những giá trị của các tác phẩm này mang một ý nghĩa to lớn trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sâu sắc và mang một tầng ý nghĩa to lớn, giá trị của nó không chỉ để lại cho người đọc nhiều cảm xúc và còn làm sống lên những tinh thần thiết yếu trong mỗi tác phẩm của người.

Đều là những người nghệ sĩ tài hoa, và có nhiều tài năng trong phép sử dụng ngôn ngữ và các nét điển hình trong phong cách nghệ thuật, Quang Dũng và Chính Hữu đã làm nên những giá trị to lớn trong những tác phẩm của mình, bài thơ có nhiều nét tương đồng khi chủ đề của nó đều hướng tới cách mạng hướng tới một nền đại chúng. Toàn bộ giá trị của tác phẩm đều muốn hướng tới những điều có giá trị to lớn và mang một tầm ý nghĩa qua trọng cho toàn bộ tác phẩm, các giá trị của nó làm nên những điều có ý nghĩa lớn lao và hạnh phúc nhất đối với mỗi con người.

Biệt tài sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng trong phong cách nghệ thuật của ông đã làm nên những giá trị to lớn trong phong cách của người, những giá trị của nó làm nên những giá trị to lớn về sự sống động trong những giây phút đang được sống lại trong những giây phút hào hùng, người chiến sĩ xuất hiện trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên với những người anh hùng, kiên trì bền bỉ để vượt qua mọi gian nan và nguy hiểm để có thể làm nên những điều có ý nghĩa và mang ý nghĩa mạnh mẽ nhất.

Với nghệ thuật sử dụng hình tượng nhân vật và ngôn ngữ, những điển hình về hình tượng và nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm được sử dụng một cách mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

so sanh dong chi va tay tien

Những bài So sánh Đồng Chí và Tây Tiến hay nhất

Với những ngôn ngữ tinh nghịch sắc xảo và ngập tràn giá trị màu sắc, mức độ nguy hiểm trong bài thơ đã được diễn tả với một mức độ cao nhất, và nó mang một mức độ trừu tượng hóa trong ngôn ngữ và biệt tài sử dụng ngôn ngữ trong những tác phẩm của người, giá trị đó đã tạo nên những màu sắc lung linh sống động trong những giây phút hào hùng và có ý nghĩa nhất.

Và đặc biệt đối với Chính Hữu bài thơ lạ mang một phong cách hoàn toàn khác lạ khi nghệ thuật chân thực và hiện thực xã hội hiện lên với những nét đặc sắc trong cuộc đời của tác giả, những tác phẩm đó không chỉ để lại những giá trị mạnh mẽ và đặc trưng nhất, những lời thơ mang chất chân chất và nó phản ánh được cuộc sống của những người chiến sĩ cách mạng khi phải xa quê hương người thân để đến những vùng đất mới, những người chiến sĩ của chúng ta đến từ khắp mọi nơi, và nó làm nên một gia đình lớn , mạnh mẽ và đang sống động trong từng khoảnh khắc, mỗi tác phẩm đều đem lại những lời thơ mang màu sắc tươi tắn và tạo nên nhịp sống của những người chiến sĩ cách mạng.

Qua bao nhiêu năm tháng chiến đấu kiên cường những người chiến sĩ của ta đã đứng lên làm nên những giá trị sống mạnh mẽ và ý nghĩa nhất cho mỗi con người, bao nhiêu niềm yêu thương được hồ khởi và sống trong những trang thơ ca của tác giả, với niềm tin và sự yêu thương khi hòa hợp dưới cùng một mái nhà, những người chiến sĩ tự phương trời xa xôi đã tụ họp về đây để cùng nhau làm nên những chiến công lịch sử.

Những người chiến sĩ đã đoàn kết và cùng với nhau làm nên những phút giây lịch sưt hào hùng, và đây là cuộc sống tươi vui và mang màu sắc nó tạo dựng những ý nghĩa mạnh mẽ và những cuộc đời hạnh phúc và giàu ý nghĩa nhất:

Súng bên sung đầu gác bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Những ngôn ngữ mang màu sắc nhưng lại vô cùng chân thực đã làm nên những cuộc đời có ý nghĩa và giá trị mạnh mẽ nhất đối với mỗi con người, khi ngôn ngữ tạo dựng đang tạo nên những điều có ý nghĩa mạnh mẽ và đang lan tỏa trong cuộc đời của mỗi người. Hoàn cảnh của những người chiến sĩ của bài thơ Đồng Chí đều xuất phát từ những người nông dân đang ngày đem phải đương đầu và cố gắng làm nên những thành quả to lớn đối với dân tộc, khi hoàn cảnh của họ khó khăn chỉ có những gian nhà lung lay, những ruộng lương thì để lại cho bạn thân cày. Hoàn cảnh của họ đã làm nên những giây phút thiêng liêng và đây chính là động lực để họ có thể cố gắng và làm nên những giây phút lịch sử hào hùng và có ý nghĩa nhất đối với dân tộc Việt Nam.

Cả hai bài thơ chúng ta đều thấy hiện lên những nét điển hình trong phong cách sử dụng ngôn ngữ để làm nổi bật lên toàn bộ tác phẩm, những giá trị của các tác phẩm này đều để cho nhân loại những đặc điểm điển hình và mạnh mẽ nhất. Ngôn ngữ trong hai tác phẩm này có thể thấy có sự khác nhau khi trong Tây Tiến ngôn ngữ của nó hào hùng bi tráng và mang nhiều màu sắc biểu tượng. Còn đối với bài thơ Đồng Chí ngôn ngữ chất phác, và mang giá trị về màu sắc đã làm nổi bật lên toàn bộ tác phẩm với hai nghệ thuật có thể thấy nó hoàn toàn khác nhau, và mục đích có thể thấy là giống nhau, nhưng trong biệt tài sử dụng ngôn ngữ của các nhân vật.

Với những nét điển hình và đặc sắc, nó tạo nên những phong phú trong nghệ thuật của tác giả đối với chính tác phẩm của mình. Những hình tượng nổi bật trong tác phẩm hiện lên hoàn toàn sâu sắc và mang màu sắc tươi tắn tạo nên những hình ảnh và giá trị có ý nghĩa nhất.

Sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ và tính chất biệt lập trong cách tạo hình nhân vật đã làm sống động lên những giây phút hân hoan, và biệt lập đối với cuộc sống của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm.

Những ngôn ngữ tạo lên sự biệt lập về ngôn ngữ để có giá trị ý nghĩa và mang ý nghũa biểu trưng mạnh mẽ, tác phẩm của Quang Dũng và Chính Hữu tạo nên những ý nghĩa biểu trưng về cuộc sống và giá trị mang tầm ý nghĩa sâu sắc đối với toàn bộ tác phẩm.

Những hình ảnh điển hình và sâu sắc đã tạo nên những đặc sắc trong mỗi tác phẩm và giá trị của nó để lại cho nhân loại những cái nhìn ý nghĩa và sâu sắc nhất.

——————–HẾT BÀI 1———————

Trên đây là phần So sánh Đồng Chí và Tây Tiến bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Đồng chí và cùng với phần Soạn bài Tây Tiến để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

2. Bài mẫu số 2: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Viết về đề tài người lính trong kháng chiến Pháp không biết đã có bao nhiêu bài thơ, tác phẩm truyện viết về đề tài này. Trong số những tác giả viết về đề tài này, ta có thể kể đến hai cái tên Quang Dũng và Chính Hữu. Hai tác phẩm Tây Tiến và Đồng Chí cho đến nay vẫn được bạn đọc rất yêu thích và được giới phê bình đánh giá cao. Cùng viết về đề tài người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp nhưng người lính trong hai bài thơ không chỉ có những điểm giống nhau mà có nhiều điểm khác nhau.

Điểm khác nhau thứ nhất là khác về xuất thân. Những người lính trong hai bài thơ có hoàn cảnh xuất thân khác nhau nên dẫn đến tính cách khác nhau.

Những người lính Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng phần lớn xuất thân từ những người thanh niên tri thức ở Hà Nội. Họ lên đường theo tiếng gọi của lòng yêu nước, hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho đất nước. Chính vì thế họ có một tâm hồn lãng mạn:

“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt gian nan nhưng sự lãng mạn trong những người lính trẻ không hề mất đi. Họ nhớ tới những người con gái mà họ yêu để thi vị hóa, cân bằng hóa thực tại. Họ đắm mình vào những cảnh sắc thiên nhiên, nhìn cảnh rừng núi Tây Bắc hùng vĩ trữ tình, ngòi súng chếch cao tưởng như súng đang ngửi trời. Không những thế những người lính ấy còn có một tâm hồn vui tươi, trẻ trung.

Những người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu không xuất thân là những người trí thức mà họ xuất thân từ những người nông dân ở những nơi làng quê mộc mạc chất phác:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Họ là những người nông dân từ những nơi quê nghèo, đất cày sỏi đá, nước mặn đồng chua. Họ vừa chất phát, vừa hồn hậu. Nếu ngày trước họ chỉ biết đi cày, làm lụng ruộng nương nhưng vì đất nước, vì căm thù giặc họ cũng “mặc kệ” ngôi nhà không cho gió lung lay để ra trận. Bỏ giếng nước gốc đa, bỏ tấm áo vải nâu trầm, người lính nông dân khoác lên mình màu áo xanh bộ đội, tay bỏ cày cầm súng giết giặc trả thù cho quê hương.

em hay so sanh bai tho tay tien va dong chi

Bài văn mẫu So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Sự khác nhau thứ hai của những người lính trong hai bài thơ là vẻ đẹp về ngoại hình.

Người lính Tây Tiến được nhà thơ Quang Dũng vẽ lên nét đẹp ngoại hình tuy ốm nhưng không yếu:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Do điều kiện chiến tranh thiếu thốn, do hoàn cảnh chiến đấu nơi rừng thiêng nước độc người lính Tây Tiến hiện liên với ngoại hình đầu không mọc tóc, quân xanh là lá cây ngụy trang hay cũng có thể màu quần áo bộ đội hoặc cũng có thể hiểu là mặt xanh vì thiếu chất. Thế nhưng người lính không hề yếu trái lại lại “dữ oai hùm”. Họ hiện lên với vẻ đẹp của ý chí “mắt trừng” thể hiện sự căm thù giặc hay cũng có thể là ngay cả trong khi ngủ người lính Tây Tiến cũng gửi mộng chiến thắng vùng biên giới.

Khác với người lính Tây Tiến, người lính nông dân của Chính Hữu có vẻ đẹp ngoại hình với những nét mộc mạc hồn hậu. Đó là những miếng áo rách, quần vá:

“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!”

Nét ngoại hình của người lính nông dân không được nhà thơ nhấn mạnh vào những đặc điểm trên gương mặt cơ thể mà nhấn mạnh vào những thiếu thốn của trang phục quần áo. Người lính nông dân phải mặc áo rách vai, quần vá chỗ này một miếng chỗ kia vài miếng. Trong làn sương sớm, những người lính đứng sát bên nhau, chân không có giày miệng cười với nhau trong buốt giá đêm khuya. Họ hiện lên không những giản dị mà chứa chan tình yêu thương. Ngoài dẫu dẫu có rét, quần áo dẫu có nát thì càng là cái cớ cho tình đồng chí trở nên keo sơn ấm áp hơn.

Cả hai bài thơ đều thể hiện được tình đồng chí đồng đội, nhưng ở mỗi bài cách mà các người lính thể hiện tình đồng chí đó lại khác nhau.

Người linh Tây Tiến là những người trí thức, họ không thể hiện tình cảm của mình một cách trực tiếp mà thể hiện rất kín đáo. Nhà thơ không có câu thơ nào nói về cách quan tâm chăm sóc nhau giữa những người đồng đội của mình nhưng cách nhà thơ diễn tả lại những kỉ niệm mà nhà thơ từng có với đồng đội của mình có thể thấy tình cảm keo sơn gắn kết ấy. Nó keo sơn đến mức người lính Tây Tiến nguyện:

“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Còn người lính nông dân được nhà thơ Chính Hữu miêu tả tình đồng chí một cách trực tiếp. Đối với họ tình đồng chí là những người không hẹn quen nhau, đều đến từ những nơi xa lạ nhưng:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”

Hay

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”

Từ đây ta có thể thấy được những vẻ đẹp khác nhau của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp qua hai bài thơ Tây Tiến và Đồng Chí. Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Quang Dũng và Chính Hữu đã xây dựng những vẻ đẹp riêng cho những người lính của mình. Tuy nhiên, chính những nét điểm riêng ấy lại làm nên một nét đẹp chung cho người lính thời kì kháng chiến chống Pháp nói riêng và người lính Việt Nam nói chung. Dù họ có là ai, ở đâu, xuất thân như thế nào thì họ ra đi đều với mục tiêu bảo vệ đất nước, chọn hi sinh để đổi lấy hạnh phúc cho dân tộc.

3. Bài mẫu số 3: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Người lính là hình tượng trung tâm trong văn học kháng chiến, ở mỗi thời kì lịch sử của mỗi cuộc chiến tranh, người lính trong đời sống thực tế cũng như trong thơ ca đều có những nét khác nhau. Đầu cuộc kháng chiến chống Pháp có hai loại người lính: một là người lính xuất thân từ nông dân như trong bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên, Cá, nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu; hai là người lính xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản thành thị (hồi đó có phong trào xếp bút nghiên lên đường tranh đấu) như Tây Tiến của Quang Dũng. Cả hai đều cùng chung lí tưởng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện tinh thần xảthân vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Người lính trong bài thơ Tây Tiến được xây dựng bằng cảm hứng lãng mạn. Bút pháp lãng mạn thường thể hiện bằng cái phi thường. Khung cảnh hoạt động của người lính là khung cảnh phi thường:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Những độ cao, những vực thẳm, những heo hút chỉ tăng vẻ hào hùng cho người lính chứ không đe dọa người lính. Thiên nhiên còn ẩn chứa cả những bí mật, những hiểm nguy:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.

Hình tượng người lính cũng thật là phi thường. Người lính Tây Tiến gần với người hiệp sĩ vì nghĩa lớn, nhưng họ là những con người bằng xương bằng thịt đang chiến đấu gian khổ trong những ngày đầu kháng chiến.

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

cam nghi ve bai tho dong chi va tay tien

Bài văn phân tích và So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Diễn tả những gian khổ của người lính ở rừng rất chân thật, thiếu ăn, thiếu thuốc sốt rét… đến nỗi rụng hết tóc. Nhưng bút pháp lãng mạn không lam yếu người lính mà càng oai hùng đầy tự hào.

Cái chết cũng bi hùng, đượm tinh thần hi sinh của hiệp sĩ:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Người lính Tây Tiến mang theo nét hào hoa của những thanh niên Hà Nội đi chiến đấu thời bấy giờ – trong đó có Quang Dũng. Tình quân dân cũng nhuốm màu sắc lãng mạn:

Doanh trại bừng lèn hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.

Con người như lạc vào thiên nhiên mơ mộng, lạc vào xứ lạ, phương xa thường thấy trong cảm hứng lãng mạn.

Giấc mơ của người lính cũng là giấc mơ của những thanh niên Hà Nội tràn đầy tinh thần lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được tác giả viết với bút pháp hiện thực. Người lính hiện lên với tất cả các dáng vẻ chất phác lam lũ của người nông dân mặc áo lính. Họ là người của tứ xứ, của những làng quê nghèo đói gặp nhau trong lí tưởng cứu nước:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Từ tình yêu giai cấp, họ đã nâng lên thành tình đồng chí, một tình cảm mới mẻ:

Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!

Tấm chăn đắp lại thì tâm tư họ mở ra, họ hiểu rõ hoàn cảnh của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.

Ở ngoài chiến trường mà nghe rõ gió lung lay từng gốc cột của ngôi nhà mình, người lính thương yêu gia đình, quê hương biết bao nhiêu, nhưng trước hết họ phải vì nghĩa lớn. Về tinh thần hiệp sĩ này họ lại rất gần với người lính Tây Tiến.

Họ sẵn sàng chịu đựng những gian khổ tột cùng của cuộc kháng chiến:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài miếng vá
Nụ cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Tình đồng chí đã nuôi dưỡng tâm hồn của những người lính và họ đã biến nó thành sức mạnh chiến đấu.

Bút pháp miêu tả cũng khác nhau. Một chi tiết trong thơ: Chiếc áo Quang Dũng nói là áo bào có tính chất hiệp sĩ còn Chính Hữu nói áo anh rách vai rất hiện thực.

Từ tình thương yêu giai cấp, họ đã cùng vươn lên đỉnh cao của tình đồng chí:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Chung nhau một cái chăn là một cặp đồng chí; áo anh rách vai, quần tôi có vài miếng vá là một cặp đồng chí; đêm nay giữa rừng hoang sương muối đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới là một cặp đồng chí. Lạ thay, súng và trăng cũng là một cặp đồng chí: Đầu súng trăng treo.

Cặp đồng chí này nói về cặp đồng chí kia, nói được cái cụ thể và gợi đến vô cùng. Súng và trăng, gần và xa, Tôi với anh hai người xa lạ, Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng và trăng cứng rắn và dịu hiền. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng là biểu hiện cao cả của tình đồng chí.

Sự kết hợp yếu tố hiện thực tươi rói với tinh thần lãng mạn cách mạng là vẻ đẹp riêng của hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

4. Bài mẫu số 4: So sánh Đồng Chí và Tây Tiến

Hình tượng anh Vệ quốc quân – Người lính Cụ Hồ – được khắc họa đậm nét trong nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hình tượng người lính trong mỗi bài thơ có sức hấp dẫn, cổ vũ và với vẻ đẹp riêng, nét riêng nổi bật thể hiện trong cảm hứng. “Đồng chí” của Chính Hữu, chủ yếu là cảm hứng hiện thực giữa cảnh và người; “Tây tiến” của Quang Dũng phát triển cảm hứng lãng mạn nhằm khắc họa nét phi thường, kỳ vĩ, hùng tráng của người lính.

“Tây tiến” quan niệm người anh hùng theo lý tưởng thẩm mỹ cổ điển, truyền thống; còn “Đồng chí” tô đậm nét hiện thực, bình dị, sự lam lũ, chất phác của người nông dân chân chất hiền lành, không có ý định làm anh hùng hoặc để được tôn vinh là anh hùng. Họ tìm thấy sức mạnh ở đồng chí, đồng đội, ở một tình cảm thiêng liêng, cao cả và mới mẻ trong những người nông dân được giác ngộ trở thành người lính.

Trong thơ Quang Dũng và thơ Chính Hữu nói riêng, có sự “đổi ngôi” của cái “Tôi” trữ tình. Cái “Tôi” trong thơ ca là một khái niệm “kép”, bao gồm 2 bình diện: một là cái “Tôi” với tư cách là chủ thể nhận thức, hoạt động tư duy, và hai là cái “Tôi” đối tượng cảm thụ với vai trò khách thể. Trong thơ kháng chiến nói chung, cái “Tôi” cơ bản ở bình diện quan sát, nhận thức, rung cảm với cuộc sống lớn. Điều đó tạo ra nét mới trong thơ, thơ rộng mở trong hơi thở cuộc sống, tắm mình trong không khí thời đại, sự giao hòa này tạo cho thơ thêm đa dạng, phong phú.

Chân dùng tinh thần người lính trong “Tây tiến” mang nét hoành tráng, kỳ vĩ, bí hiểm nổi bật trong bối cảnh hoang sơ, dữ dội, nghiệt ngã và cũng vô cùng mơ mộng trong không gian cụ thể của vùng núi Tây Bắc:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Bằng bốn câu thơ nhưng hiện lên một bức tranh toàn cảnh với đầy đủ nét hoang vu, heo hút, dữ dằn và vô cùng hiểm trở trên chặng đường hành quân của người lính Tây tiến. Một loạt những từ giàu giá trị tạo hình mang tính hội họa, với những mảng hình khối, đường nét, màu sắc “Dốc lên khúc khuỷu” rồi lại “Dốc thăm thẳm”; các từ láy “heo hút”, “thăm thẳm”, “khúc khuỷu” như những nét chạm khắc đặc sắc tạo nên những ấn tượng về dốc cao, vực sâu. Cả những thanh trắc tả chiều cao khi leo lên và những thanh bằng gợi khoảng không gian khi leo xuống: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

phan tich bai tho dong chi va tay tien

So sánh Đồng Chí và Tây Tiến, văn mẫu hay nhất

Trong gian nan thử thách không đè bẹp nổi ý chí, nghị lực, sức sống của người lính Tây tiến, nét đẹp của họ một phần cũng chính là chỗ đó. Vẫn sống mãi với thời gian ấn tượng mãnh liệt không phai bạc, mờ nhòa theo năm tháng:

Tây tiến những đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Quang Dũng khéo chọn cách nói, có tóc rụng, có da xanh của anh lính ốm (ốm nhưng không yếu) nhưng không mất đi dáng vẻ kiêu bạc, anh hùng, vẫn phong thái “dữ oai hùm” giữa chốn sơn cùng thủy tận. Ngay cả sự “ra đi” cũng rất nhẹ nhàng của những anh hùng hào hoa, mã thượng: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Ba lần nói về sự hy sinh trong những hoàn cảnh khác nhau của người lính “Tây tiến” nhưng không một lần như nhiều nhà thơ vẫn dùng từ “hy sinh” hoặc “chết”. Quang Dũng bằng ngòi bút tài hoa sử dụng những cụm từ “hồn về”, “bỏ quên đời”, “về đất” giản dị hơn, nhằm tự nhiên hóa, bình thường hóa cái chết, đúng theo quan niệm lý tưởng của học sinh, sinh viên cầm súng thời kỳ đầu kháng chiến, còn hừng hực hào khí.

Với bút pháp lãng mạn, cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của chiến sĩ – thi sĩ trên cả hai bình diện tác giả và tác phẩm, Quang Dũng đã tạc bằng ngôn ngữ thi ca vào lịch sử, hình tượng người lính Vệ quốc anh hùng.

Mang nét riêng, người lính Vệ quốc trong “Đồng chí” của Chính Hữu bình dị trong nghĩ suy mà “sâu sắc đến giật mình” (Xuân Diệu). Chất liệu hiện thực cuộc sống được đưa vào thơ vừa đủ tạo men say cảm xúc và nâng tầm khái quát.

Cách mạng Tháng Tám không chỉ phục sinh một dân tộc, khai sinh một thời đại, tân tạo những bảng thang giá trị tinh thần, mà còn trả lại cho mỗi người cuộc sống mới; kiến tạo những quan hệ mới, tình cảm mới chưa hề có trong lịch sử, trong văn hóa ứng xử của cộng đồng. Đó là tình đồng chí đồng đội. Chính quan hệ mới, tình cảm mới này tạo nên những vẻ đẹp khác trong chân dung tinh thần người lính Vệ quốc.

Không kỳ dị “đoàn binh không mọc tóc”, “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” như trong thơ Quang Dũng. Người lính Vệ quốc trong thơ Chính Hữu vô cùng bình dị, hiền lành, chất phác. Bức tranh về hai người vệ quốc được phác thảo bằng chất liệu cuộc sống đồng quê, trên nền “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” của những người có cùng cảnh ngộ; từ những vùng nông thôn khác nhau trên nhiều miền đất nước có chung cảnh nghèo. Những người nông dân đồng cảnh, đồng cảm nên đồng tâm, đồng chí trong chọn lựa mục đích cống hiến, chiến đấu. Mở đầu bài thơ là sự gặp gỡ của hai người đồng cảnh:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sự tương đồng về hoàn cảnh tạo nên cộng hưởng trong tình cảm gắn bó:

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Nhưng cái khốn khó, nghèo khổ của những con người ở những vùng miền khác nhau không vì vậy mà hèn kém (nghèo nhưng không hèn), nghĩa là không bị cái cảnh nghèo bó buộc, câu thúc, người nông dân vượt lên số phận, vượt lên cảnh ngộ, ở trên tầm khốn khó bước vào cuộc chiến.

Quân đội ta từ nhân dân mà ra, người lính Vệ quốc hầu hết thoát thai từ nông dân, trong hành trang người lính mang theo có cái nghèo đeo đẳng “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Cái rét trong rừng sâu, cái rét trong vùng địch hậu, cái rét được đề cập phản ánh trong nhiều bài thơ kháng chiến, không chỉ chuyển tải nét khắc nghiệt của khí hậu, mà còn đối sánh cảnh nồng ấm của nghĩa tình đồng chí – đồng đội, nghĩa tình quân – dân. Câu thơ của Chính Hữu vừa nói lên một thực tế về sự thiếu thốn của người lính Vệ quốc trong kháng chiến, nhưng cao hơn là một thực tế khác: Cái rét đã tạo nên tình tri kỷ giữa hai người chung chăn.

Thơ kháng chiến nói chung, thơ Chính Hữu nói riêng, cái “Tôi” trữ tình không đơn thuần là cái “Tôi” cá nhân, tâm trạng, cái “Tôi” phô diễn, cái “Tôi” giãi bày, mà là cái “Tôi” thế hệ, cái “Tôi” công dân, cái “Tôi” sử thi. Ở đây “Anh-Tôi” chuyển hóa trong biên độ cái “Ta” chung, cái “Ta” đa số đông đảo:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá

Nhưng không vì vậy mà người lính mất đi niềm tin, niềm lạc quan, vẫn yêu đời, yêu người trong tình đồng chí – đồng đội:

Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Hai người lính Vệ quốc trong tình đồng chí, trong nhiều câu thơ có hai vế nhưng một hoàn cảnh. Do vậy, có khi chỉ một hoàn cảnh nhưng người đọc liên tưởng cho cả hai. Có lúc câu thơ nói gia cảnh một người mà như cả hai:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Điều này cho thấy thêm một bình diện trong chân dung tinh thần người lính vệ quốc, đó là sự hy sinh âm thầm không so đo, mặc cả, không toan tính thiệt – hơn cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Chính vẻ đẹp này ánh xạ rực rỡ cái tình của những người “đồng chí” trong thơ.

Đóng góp của Quang Dũng và Chính Hữu cho nền thơ kháng chiến trên nhiều lĩnh vực thi pháp. Bằng chính cuộc đời với những trải nghiệm, kiểm chứng, bằng vốn sống phong phú của đời lính, các anh đã phản ánh được nhiều nét thẩm mỹ khác nhau về chân dung tinh thần của một thế hệ cầm súng trong “ba ngàn ngày không nghỉ”, góp phần quan trọng làm nên những trang sử vẻ vang nhất của dân tộc.

—————–HẾT——————–

Trong chương trình học Ngữ Văn lớp 12 phần bài phân tích bài Tây Tiến là một nội dung quan trọng các em cần chú ý phân tích bài Tây Tiến của tác giả Quang Dũng đầy đủ.

 

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-sanh-dong-chi-va-tay-tien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp