SOẠN BÀI CẢNH NGÀY HÈ, ngắn 1
NGUYỄN TRÃI
SOẠN BÀI CẢNH NGÀY HÈ, ngắn 2
NGUYỄN TRÃI
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cuộc đời và sự nghiệp
Lê Lợi. Nhưng ông đã bị giết hại một cách thảm khốc trong vụ án Lệ Chi Viên năm 1442. Mãi tới năm 1464 mới được vua Lê Thánh Tông giải oan.
– Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự lớn mà còn là nhà văn hóa lớn của dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu của ông: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Bình Ngô đại cáo, Quận trung từ mệnh tập, Dư địa chí… Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới (1980).
2. Một số nội dung chính của Quốc âm thi tập
– Tập thơ gồm 254 bài và là tập thơ Nôm ra đời sớm nhất hiện nay vẫn còn được lưu giữ.
– Với tập thơ này Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
– Về nội dung: Quốc âm thi tập phản ánh vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Trãi, người mang lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; nhà thơ với tinh thần yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống.
– Về nghệ thuật, Nguyễn Trãi vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc như một thể thơ dân tộc, có khi ông chen vào một số câu thơ sáu chữ.
Bạn đang xem: Soạn bài Cảnh ngày hè
3. Xuất xứ của bài thơ Cảnh ngày hè
– Quốc âm thi tập được chia làm bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh (thời tiết), Môn hoa mộc (cây cỏ), Môn cầm thú (thú vật).
– Mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu răn mình) thuộc về phần Vô đề, bao gồm 61 bài. Bài Cảnh ngày hè là bài số 43.
4. Động từ và cách sử dụng động từ để diễn tả trạng thái cảnh vật
– Các động từ đó là: đùn đùn, rợp, phun, tiễn, lao xao, dắng dỏi, đàn.
– Các động từ giàu sức gợi hình và tồn tại trong tư thế đang chuyển động, tiếp diễn: đùn đùn (cái gì đó đang trồi lên), phun (tạo cảm giác màu đỏ đang phun ra)…
– Trạng thái của cảnh vật qua các động từ đó hiện lên đầy vẻ sống động, phong phú, đa dạng.
5. Sự hài hòa giữa đường nét, âm thanh, màu sắc, cảnh vật và con người
– Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu.
– Mùi hương của hoa sen trong ao hòa trong màu đỏ của thạch lựu, màu lục của lá hòe.
– Tiếng ve inh ỏi trong mùa hè hòa trong tiếng lao xao chợ cá làng chài hoặc một chốn quê bình yên.
– Tất cả các kiểu màu sắc (xanh, đỏ, hồng), âm thanh (lao xao, tiếng ve) và hương vị (sen hồng) hòa quyện trong ánh chiều tà, gợi lên một bức tranh sống động, thanh bình.
6. Cách ngắt nhịp của hai câu thơ 3 và 4
– Ngắt nhịp 3/4 khác với lối ngắt nhịp của thơ Đường luật 4/3.
Thạch lưu hiên/ còn phun thức đỏ
Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương.
– Cách ngắt nhịp này cho thấy sự sáng tạo, nhấn mạnh đến cảnh vật, gây được sự chú ý lớn ở độc giả.
7. Tìm trong Truyện Kiều câu thơ cùng miêu tả hoa thạch lựu:
– Đấy là câu: “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”.
– Cả hai câu thơ (của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du) đều rất tinh tế, độc đáo. Nguyễn Trãi nhấn mạnh sức sống của hoa lựu, Nguyễn Du lại thiên về tạo hình sắc của hoa.
8. Nhà thơ cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan
– Xúc giác (hóng mát)
– Thi giác (màu xanh của hòe, đỏ của lựu và hồng của sen)
– Khứu giác (mùi hoa sen).
– Thính giác (tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve).
9. Bố cục của bài thơ theo sự phân bố của giác quan
– Nếu chia bài thơ theo cấu trúc giác quan thì ta sẽ có bố cục như sau:
+ Câu đầu thể hiện xúc giác.
+ Hai cầu 2, 3 thể hiện thị giác.
+ Câu thứ tư vừa thị giác (sen hồng) vừa khứu giác (mùi hoa sen).
+ Hai câu 5, 6 thể hiện thính giác (tiếng chợ cá và tiếng ve).
+ Hai câu cuối 7, 8 là kết quả cảm xúc từ sự tổng hợp các giác quan.
10. Dụng ý của tác giả trong việc huy động nhiều giác quan để cảm nhận cảnh vật
– Sử dụng nhiều giác quan sẽ đem lại sự sống động cho bài thơ. Cảnh vật thiên nhiên sẽ hiện lên rõ ràng và có hồn hơn.
– Điều đó cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi, nhà thơ mở rộng hồn mình đến những chuyển biến, cảnh sắc tinh tế nhất của thiên nhiên.
11. Bức tranh thiên nhiên mùa hè
– Các chi tiết biểu hiện:
+ Nóng (hóng mát)
+ Hoa lựu, sen (nở vào màu hè)
+ Tiếng ve
– Bài thơ không đơn thuần miêu tả cảnh vật. Thông qua sự đắm say trước cảnh vật, bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc đời tha thiết của Nguyễn Trãi.
– Chỉ có tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết thì mới có thể trải rộng lòng mình, cảm nhận được nét tinh tế rất thần của cảnh vật.
– Bức tranh mùa hạ của bài thơ hiện lên đầy màu sắc và âm thanh của một miền quê trù phú, yên ả, hòa bình của Việt Nam.
12. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước của Nguyễn Trãi được thể hiện:
– Nguyễn Trãi yêu và am hiểu sâu sắc cảnh đẹp thiên nhiên nhưng tấm lòng của ông thì bao giờ cũng hướng nhiều hơn về cuộc sống của nhân dân.
– Bài thơ có sự vận động từ cảnh đẹp thiên nhiên đến cuộc sống con người (lao xao chợ cá) đến khát vọng của Nguyễn Trãi: ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong ngợi ca cảnh ấm no, hạnh phúc: “Dân giàu đủ, khắp đòi phương”.
– Như thế, câu đầu và câu cuối của bài thơ có sự liên ứng. Sự rỗi rãi ban đầu để “hóng mát” suốt “ngày trường” đó chỉ là một cách nói thi vị mà thôi, chứ thực chất Nguyễn Trãi đâu có rảnh rỗi. Bằng chứng là ngay trong lúc ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp, Nguyễn Trãi vẫn đau đáu một nỗi niềm vì dân, vì nước, mong cho dân được no đủ, yên ấm khắp nơi.
– Câu kết chỉ có sáu chữ, thể hiện sự dồn nén cảm xúc và cũng cho thấy chủ đề chính của bài thơ: khao khát sự no ấm cho muôn dân của Nguyễn Trãi.
—————-HẾT——————
Qua bài viết trên, các em cũng đã phần nào nắm được những chi tiết chính cho nội dung cần học. Tiếp theo, các em nên tìm hiểu Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè để học tốt ngữ văn hơn.
Chú ý tìm hiểu trước nội dung chi tiết phần Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè, một nội dung quan trọng mà các em cần nắm vững nếu muốn cải thiện kỹ năng làm văn của mình.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp