Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận – Ngữ Văn 12

0
113
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận để các bạn cùng tham khảo.

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnĐầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận ngắn gọn

I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 136 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về Chúng ta không thể nhắc tới
… trong lúc nhàn rỗi rãi… Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
Bác vốn chẳng thích làm thơ… Thơ không phải mục đích cao nhất
-… vẻ đẹp lung linh Nhưng vần thơ vang lên … nhà tù
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

– Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi

– Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn

– Sửa lỗi dùng từ:

+ Nhàn rỗi → thư thái

+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

Câu 2 (trang 135 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a, Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận: tâm hồn mang nỗi buồn nhân thế, sầu vạn kỉ, sầu vũ trụ

b, Sắc thái biểu cảm của từ ngữ in đậm phù hợp với đối tượng nghị luận

+ Người viết gọi Huy Cận là “chàng” vì tác giả Lửa thiêng lúc đó còn rất trẻ

– Những từ ngữ: “linh hồn Huy Cận”, “nỗi hắt hiu trong cõi trời”, “hơi gió nhớ thương” phù hợp với hồn thơ Huy Cận vốn nhạy cảm với không gian đặc biệt không gian vũ trụ vô bờ bến, với hình ảnh trăng, gió, mây…

– Từ chàng được thay bằng các từ: thi sĩ, nhà thơ, Huy Cận…

– Cụm từ “ nỗi hắt hiu cõi trời” bằng “nỗi buồn trong không gian”

– Cụm từ: “hơi gió nhớ thương” bằng “tình cảm nhớ thương”

Nếu thay như vậy, cách diễn đạt của đoạn văn thiếu cảm xúc

Câu 3 (trang 138 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Từ ngữ không phù hợp Từ ngữ thay thế
Vĩ đại Nổi tiếng
Kiệt tác Tác phẩm hay
Thân xác Thể xác
Chẳng là gì cả Không là gì
Anh chàng Nhân vật
Cũng thế thôi mà Cũng vậy
Tên hàng thịt anh hàng thịt

Câu 4 (trang 138 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Những điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:

– Chính xác đối tượng văn nghị luận, đúng phong cách

– Tránh dùng từ khuôn sáo, dùng ngôn ngữ nói

– Nên dùng từ ngữ gợi cảm, giàu hình tượng, phải hết sức thận trọng

– Sử dụng phép tu từ vựng hợp lí

II. Sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

Câu 1 (trang 140 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a, Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn

+ Đoạn 1: chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật, kết hợp câu ngắn, dài

+ Đoạn 2: dùng câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu cảm thán…

b, Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau trong đoạn văn nghị luận: diễn đạt linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hòa giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời

c, Đoạn 2: sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó tu từ, lặp cú pháp, sử dụng biện pháp tu từ làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ thái độ, tình cảm người viết

d, Trong bài văn nghị luận sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy kết hợp được nhiều kiểu cầu khiến, việc diễn đạt linh hoạt, sắc thái tình cảm

Các biện pháp tu từ thường sử dụng: lặp cú pháp “trời thu xanh ngắt những mấy tầng tre, cây tre thu lại chỉ còn có cành trúc, khói phủ thành tầng trên mặt nước, song cửa để mặc ánh trăng vào, hoa năm ngoái, tiếng ngỗng vang trong mơ hồ

+ Câu hỏi tu từ: “Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõ… Nhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không? (Chế Lan Viên- Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn)

– Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt kê, song hành…

Câu 2 (trang 140 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a, Trong đoạn văn, người viết dùng nhiều câu kể.

+ Kiểu câu này truyền đạt nội dung thông báo mang tính tự sự, tản mạn, cung cấp thông tin cho người đọc về kiến thức, đối tượng

b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)

Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận

Câu 3 (trang 140 ngữ văn 12 tập 2)

– Đoạn (1): thành phần trạng ngữ quá dài, diễn đạt thiếu linh hoạt, vẫn còn rườm rà. Nên để vị ngữ đảm nhiệm nội dung diễn đạt mạch lạc, rõ ràng hơn

– Đoạn (2): thành phần vị ngữ quá dài, nên tách thành nhiều câu đơn

Câu 4 (trang 140 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận, cần chú ý:

– Sử dụng nhiều kiểu câu để giọng văn linh hoạt

– Các thành phần cú pháp được dùng tạo sự hợp lí, mạch lạc cho đoạn văn

– Sử dụng phép tu từ cú pháp phù hợp để tạo nhịp điệu linh hoạt, nhấn mạnh

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận đầy đủ chi tiết

Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận

Câu 1. Tìm hiểu những ví dụ (SGK, tr. 136) và thực hiện các yêu cầu.

a) Đoạn vãn (1) dùng từ ngữ còn thô vụng, còn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày. Nhưng lại có ưu điểm là ngắn gọn, đi nhanh vào vấn đề cần nghị luân.

Đoạn vãn (2) việc dùng từ ngữ đôi khi không chính xác, cách vào vấn đề còn khá dài. Tuy nhiên, diễn đạt uyển chuyển, linh hoạt, nhờ đó, đoạn văn trở nên sinh động, có sức hấp dẫn: Nhưng những vần thơ vang lên trong cảnh tù đày, “tê tái gông cùm” lại là những “vần thơ thép” mà “vẫn mênh mông bát ngát tình”; người nghệ sĩ – chiến sĩ; những thi phẩm tiêu biểu,…

b) Những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ trên: hẳn ai cũng nghe nói, nhàn rỗi, (tâm hồn đẹp) lung linh, khổ sở, những bài được làm, tập thơ được viết, những thời khắc hiếm hoi, được thanh nhàn bất đắc dĩ, một cách thật khiêm tốn, vượt thoát.

Những từ ngữ đó thường chỉ được sử dụng trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc không chặt chẽ nên không phù hợp với đối tượng là văn nghị luận.

Có thể sửa lại những từ ngữ này để việc diễn đạt đảm bảo yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ nguyên được ý chính của câu văn, đoạn văn như sau: không thể không biết đến / (hẳn) ai cũng biết đến, nhàn rỗi bất đắc dĩ, trong sáng, khó khăn, những tác phẩm / thi phẩm được sáng tác, tập thơ ra đời, thời khắc trớ trêu, “được” thanh nhàn bất đắc dĩ, một cách khiêm tốn, vượt ngục,…

c) Hãy viết một đoạn văn có nội dung cơ bản tương tự như các đoạn trên nhưng dùng một số từ ngữ khác để thay đổi cách diễn đạt.

Có thể tham khảo đoạn văn sau:

Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ ra đời trong hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử: Bác bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch của Trung Quốc. Nhưng giữa chốn lao tù gian khó, hiểm nguy, những vần thơ của Bác thực sự là cuộc vượt ngục về tinh thần. Nội dung đó được thể hiện sâu sắc qua những bài thơ đặc sắc như Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi…

Câu 2. Tìm hiểu ví dụ (SGK, tr.137) và trả lời các câu hỏi.

a) Những từ in đậm trong đoạn trích biểu hiện niềm đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn, sầu trong thơ Huy Cân.

Những từ ngữ ấy gợi lên một ấn tượng sâu sắc về đối tượng nghị luận: nhà thơ Huy Cận, nhà thơ của những nỗi sầu ảo não, triền miên …

b) Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích là nhà thơ Huy Cận. Bởi Huy Cận là nhà thơ của những nỗi “sầu vạn kỉ”. Những từ ngữ đó gợi những nỗi buồn xa xưa theo suốt thời gian và lan rộng khắp không gian.

Câu 3. Chỉ ra những từ ngữ dùng không phù hợp trong đoạn văn sau, thay thế bằng các từ ngữ thích hợp với yêu cầu của văn nghị luận và vấn đề cần nghị luận. Viết lại đoạn văn sau khi sửa lại những từ ngữ không thích hợp.

Đề tài: Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích hồi VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).

Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề cố ý nghĩa sâu sắc: Sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng chẳng là gì cả khi không cố thể xác. Anh chàng Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thê’mà thôi. Anh ta không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm anh ta phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Gợi ỷ: Những từ ngữ không thích hợp đã được in đậm. Dưới đây là đoạn văn sau khi đã sửa chữa những từ ngữ đó.

Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm lớn trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: Sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, con người ai chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ đến đâu cũng trở nên vô nghĩa khi không có thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy. ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của sô’ phận, lại bị nhập vào xác của anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm nhân vật đau khổ, dằn vặt vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Câu 4. Khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý:

– Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.

– Kết hợp các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình để biểu lộ cảm xúc cho phù hợp.

Cách sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

Câu 1. Tìm hiểu những ví dụ (SGK, tr. 138 – 139) và thực hiện các yêu cầu.

a) So sánh cách sử dụng, kết hợp các kiểu câu của hai đoạn văn và chỉ ra hiệu quả diễn đạt của cách sử dụng này.

– Đoạn (1) chỉ sử dụng một kiểu câu, đó là kiểu câu trần thuật. Đoạn văn (2) sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau: câu trần thuật, câu cảm, câu hỏi. Điều đó tạo nên những hiệu quả diễn đạt khác nhau ở hai đoạn văn.

– Đoạn văn (1) đơn điệu, nhàm chán trong khi đoạn văn (2) rất sinh động, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc.

b) Vì sao trong một đoạn văn nghị luân nên sử dụng, kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau?

Trong một đoạn văn nghị luận nên sử dụng, kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau để tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc, người viết. Điều đó tạo cho đoạn văn sự sinh động, biểu cảm.

c) Đoạn văn nào trong hai đoạn văn sử dụng phép tu từ cú pháp? Đó là những phép tu từ nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của những phép tu từ đó trong việc trình bày đề tài và biểu hiện cảm xúc của người viết.

Đoạn văn (2) có sử dụng phép tu từ cú pháp. Đó là phép lặp cấu trúc cú pháp: “Cái chết….” (Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn mằn. Cái chết với khao khát được chuộc lại lỗi lẩm). Việc điệp cấu trúc ấy diễn tả nỗi ân hận, day dứt, mặc cảm tội lỗi như xoáy sâu vào lòng nhân vật Trọng Thuỷ. Từ đó, những câu văn trên giúp thể hiện thành công đề tài của đoạn văn, thể hiện được cảm xúc của người viết (đồng cảm với những nỗi dằn vật trong tâm hồn Trọng Thuỷ).

d) Vì sao trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số phép tu từ cú pháp? Các phép tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận là những phép tu từ nào? Nêu một số ví dụ và phân tích ngắn gọn.

Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số phép tu từ cú pháp để tạo nên những hiệu quả diễn đạt nhất định: thể hiện cảm xúc của người viết, gợi cảm xúc cho độc giả. Những phép tu từ cú pháp thường được sử dụng như: lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen. Chẳng hạn:

– Phép lặp cú pháp:

+ “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”.

“Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.

+ “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”.

“Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”.

– Phép liệt kê:

+ Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cấp ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sôhg chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.

+ Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, dể ngăn cán dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho giống nòi ta suy nhược”.

– Phép chêm xen:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Bạn đang xem: Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận – Ngữ Văn 12

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Câu 2. Tìm hiểu ví dụ (SGK, tr.139) và thực hiện các yêu cầu.

a) Trong đoạn trích, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu đom trần thuật của tiếng Việt. Ví dụ trên nhằm mục đích giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bính, bởi vậy, kiểu câu trần thuật với chức năng cơ bản của mình đã có hiệu quả trong việc truyền đạt nội dung thông báo.

b) Câu văn “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” khác với những câu khác trong đoạn trích. Đây là kiểu câu rút gọn, đồng thời cũng là một câu cảm thán (trong khi những câu khác phần lớn là câu đơn trần thuật). Việc câu khuyết chủ ngữ vừa tạo ra sự ngắn gọn cho câu, gợi sự chú ý đến nội dung của câu (cảm xúc về tình cảnh của thi nhân) vừa có ý khẳng định: tình cảnh đó của nhà thơ đều khiến tất cả mọi người se lòng. Câu văn khơi gợi sự đồng cảm từ tất cả độc giả của mình.

Câu 3. Chỉ rõ những nhược điểm trong việc sử dụng, kết hợp các kiểu câu của các đoạn văn (SGK, tr.140) và nêu cách khắc phục những nhược điểm đó để việc diễn đạt nôi dung sáng rõ và linh hoạt hơn.

– Đoạn văn (1) gồm ba câu, cả ba câu đều sử dụng kiểu câu có trạng ngữ cách thức vì vậy gây trùng lặp, nhàm chán. Chẳng những vậy, câu thứ nhất thành phần trạng ngữ được mở rộng quá nhiều gây rối loạn cho việc tiếp nhận.

Có thể khắc phục những nhược điểm đó như sau:

Có nhiều yếu tố tạo nên sự đặc sắc trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Đó là những thủ pháp nghệ thuật: xây dựng tình huống; khắc hoạ nhân vật; thể hiện tâm trạng kết hợp sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi những liên tưởng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật Nhĩ mang nặng những suy tư, trăn trở của con người trong thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua nhân vật này, tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời.

– Đoạn văn (2) sử dụng nhiều câu có thành phần câu được mở rộng (nhiều vị ngữ, nhiều bổ ngữ,…). Do vậy, gây rối loạn cho việc tiếp nhận văn bản.

Có thể khắc phục những lỗi trên như sau:

Kho tàng vãn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ. Đó gồm những tác phẩm của nhiều dân tộc trên khắp miền đất nước, với nhiều thể loại (thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca,…). Do vậy, văn học dân gian có giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ to lớn. Đây là cuốn “bách khoa thư” về cuộc sống, cung cấp cho nhân dân vốn hiểu biết phong phú, toàn diện về thế giới tự nhiên, con người và cuộc sống. Văn học dân gian cũng góp phần bảo tồn và nuôi dưỡng con người. Có điều đó bởi các tác phẩm văn học dân gian thường hướng tới chân, thiện, mĩ; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người phân biệt điều hay, điều dở, cái thiện, cái ác. Ngoài ra, văn học dân gian còn bảo tồn, gìn giữ tiếng nói chung, nền văn hoá dân tộc. Đồng thời là cơ sở, nguồn gốc của văn học viết trong suốt quá trình phát triển của văn học Việt Nam.

Câu 4. Khi sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu sau:

– Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.

– Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-dien-dat-trong-van-nghi-luan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp