Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) để các bạn cùng tham khảo.
Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọn và Đầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.
Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) ngắn gọn
Câu 1 (trang 155 sgk ngữ văn 12 tập 2)
a, – Giống nhau:
+ Cả hai đoạn đều có giọng điệu khẳng định chắc chắn: tội ác của thực dân Pháp, đối với đồng bào ta và tư tưởng yêu đời ham sống của Hàn Mặc Tử
+ Lời văn trang trạng, nghiêm túc, dứt khoát, giọng điệu khẳng định
– Khác nhau
+ Đoạn 1: giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn
+ Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha
b, Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt đối tượng nghị luận, nội dung nghị luận
Đoạn 1: lên án tội ác thực dân Pháp, khẳng định việc giành độc lập của dân tộc
Đoạn 2: viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải tên “thơ điên, thơ loạn” thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống
c, Cách sử dụng từ ngữ: kiểu câu, biện pháp tu từ
+ Đoạn 1: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ chính trị, xã hội, được sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, liệt kê
+ Đoạn 2: từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời
Câu 2 (trang 156 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn 1: được viết kêu gọi đồng bào toàn quốc, nên giọng điệu thích hợp. Giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục
Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh, sử dụng biện pháp lặp cú pháp
Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng “bụng phệ”. Người viết đã tạo ra được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm, sử dụng từ ngữ đa nghĩa lại ẩn ý
b, Đặc điểm văn nghị luận: trang trọng, nghiêm túc
– Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận trang trọng nghiêm túc
– Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu phù hợp với nội dung cụ thể, sôi nổi, trầm lặng
Câu 3 (Trang 156 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đặc điểm quan trọng của giọng điệu trong văn nghị luận: thể hiện được cảm xúc, thái độ, cách đánh giá thông qua từ ngữ, câu, các phép tu từ từ vựng, cú pháp
Luyện tập
Bài 1 (trang 157 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp tuyên bố độc lập.
+ Người sử dụng nhiều từ ngữ chính trị
+ Kiểu câu lặp cú pháp, kiểu câu song hành, với câu ngắn
→ Giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ
+ Đoạn 2: nói về thời thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả sử dụng nhiều kiểu câu điệp câu trúc, song hành cú pháp → giọng điệu riêng
+ Đoạn 3: Viết theo lối so sánh làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn của Kiều, Từ Hải
Đoạn văn sử dụng nhiều cặp tính từ tương phản, tạo điểm nhấn, giọng điệu nhẹ nhàng
Bài 2 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 2)
Đề 1: suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
Dàn ý
Mở bài: đặt vấn đề đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng tới tương lai
Mỗi người cần có có quan điểm, định hướng cho tương lai đúng đắn về nghề nghiệp để sống vui vẻ
Thân bài:
Nghề: khái niệm chỉ công việc, con người sẽ theo, được đào tạo, được học hỏi để tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân
– Luận bàn về việc chọn nghề nghiệp
– Dựa trên cơ sở về năng lực, sở thích của mỗi người để lựa chọn
+ Chọn đúng nghề sẽ mang lại niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực
+ Lựa chọn sai nghề mất cơ hội, công việc trở thành nỗi ám ảnh, gánh nặng
– Thuận lợi: xã hội phát triển, đa dạng nghề nghiệp, mở ra cho người lao động nhiều cơ hội nghề nghiệp
– Khó khăn: nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải cao,
+ Một số ngành nghề được mang lại nguồn thu nhập tốt thì một số ngành nghề lại mang lại nguồn thu nhập thấp
+ Nhiều ngành nghề xảy ra tình trạng thừa nhân lực, nhiều ngành nghề thiếu nhân lực
– Quan điểm chọn nghề:
+ Phù hợp với điều kiện bản thân, sức khỏe, tài chính, lý lịch…
+ Phải phản ánh năng lực, say mê, sở thích cá nhân
+ Không nên chạy theo những công việc được coi là thời thượng, vì nhu cầu xã hội luôn thay đổi
+ Khi chọn được nghề phải nuôi dưỡng, có ý thức nâng cao tay nghề
– Khi giỏi nghề, và sống với nghề bằng đam mê thì sẽ có cuộc sống sung túc, như mong muốn
– Bài học về nhận thức, hành động
+ Mỗi người nên nhận thức được khả năng thật sự của bản thân lựa chọn nghề
+ Lựa chọn nghề nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa năng lực, sở thích, trong đó năng lực quyết định
Kết bài: Nghề nghiệp không chỉ đảm bảo con đường mưu sinh mà còn hạnh phúc khiến con người sống ý nghĩa hơn
Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) đầy đủ chi tiết
Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
Bài 1. Tìm hiểu những ví dụ (SGK, tr.155) và thực hiện các yêu cầu.
a) Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn vẫn có điểm tương đồng: mạnh mẽ, sôi nổi, nhiệt tình, có sức biểu cảm lớn.
Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu trong từng đoạn có những nét đặc trưng, riêng biệt.
– Đoạn văn (1) có sự đanh thép, rắn rỏi, hùng hồn trong việc luận tội kẻ thù nhưng cũng có sự đau xót khi nhắc đến những tội ác mà dân ta phải gánh chịu.
– Đoạn văn (2) có giọng điệu thiết tha thể hiện niềm yêu mến đối với nhà thơ.
b) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là kiểu câu, cách diễn đạt, các biện pháp tu từ cú pháp… Chẳng hạn:
– Đoạn văn (1): Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
– Đoạn văn (2): những lời thơ, ỷ thơ của Hàn Mặc Tử, những bài thơ mà anh thích gọi là “thơ điên, thơ loạn”, thực ra không điên loạn chút nào! Những bài thơ đọc nghe như là “kình dị” thực ra không kinh dị chút nào.
c) Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng, kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn.
– Đoạn văn (1), tác giả sử dụng kiểu câu lập luận có các quan hệ từ “Thế mà…”, sử dụng phép lặp cú pháp câu đơn với cấu trúc “Chúng….”, sử dụng hình ảnh tu từ “tắm các cuộc khởi nghĩa”.
– Sử dụng kiểu câu có các từ lập luận: “… thực ra…”, “Trái lại…”, “Hơn nữa,..”; sử dụng phép lặp cấu trúc câu: “… thực ra…”.
Bài 2. Tim hiểu những ví dụ (SGK, tr. 156) và thực hiện các yêu cầu.
a) Giọng điệu của lời văn nghị luân trong đoạn (1) rất hùng hồn (khi kết tội kẻ thù) và tha thiết (khi kêu gọi đồng bào đứng lên kháng chiến). Tác giả đã sử dụng những phương tiện từ ngữ, kiểu câu để biểu hiện giọng điệu đó như: phép lặp từ “chúng ta”, “Nhất định…” sử dụng câu có quan hệ từ đối lập “Nhưng”, quan hệ từ tăng tiến “càng… càng…”, câu đặc biệt “Không!”, “Hỡi đồng bào”. Đoạn văn (2) có giọng điệu uyển chuyển, thể hiện sự da diết.
b) Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể.
– Ở đoạn (1), việc lặp từ “chúng ta” kết hợp câu có quan hệ từ “Nhưng” chỉ sự đối lập và câu đặc biệt “Không!”, rất dứt khoát, mạnh mẽ, sôi nổi tạo cho câu văn giọng điệu mạnh mẽ, hùng hồn. Câu đặc biệt “Hỡi đồng bào!” lại tạo giọng điệu hô – đáp rất tha thiết.
– Ớ đoạn (2), việc sử dụng nhiều cụm động từ, tính từ giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh và sinh động, gợi cảm. Giọng văn rất uyển chuyển, tha thiết. Người viết đã sử dụng linh hoạt rất nhiều cụm tính từ, cụm động từ: cái nao nức, cái xôn xao, sự đụng chạm, cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người,… Phép ẩn dụ được sử dụng nhiều khiến câu văn trở nên giàu hình ảnh: Sự đụng chạm với phương Tây đã làm tan rã bao nhiêu bức thành kiên cố, …
Bài 3. Giọng điệu cơ bản của văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở các phần trong bài văn, tuỳ vào mục đích nghị luận và nội dung cụ thể có thể thay đổi sao cho phù hợp.
Luyện tập
Bài 1. – Đoạn văn (1): sử dụng các từ ngữ tinh tế, dùng phép ẩn dụ; sử dụng câu có từ ngữ lập luận “Sự thật là… chứ không phải…”, vận dụng phép tu từ lặp cú pháp; giọng điệu hùng hồn, đanh thép thể hiện khả năng thuyết phục cao.
– Đoạn văn (2): sử dụng các từ ngữ có tính biểu cảm cao, giàu cảm xúc: đứng đắn, lưu đãng hão huyền, nhiều mối lụy,…, vận dụng phép tu từ lặp cú pháp: Con người thơ Tú Xương muốn đứng đắn mà đời sống lại thành ra lưu đãng hão huyền. Con nhà nho khát muốn thanh bần với đạo thánh hiền mà cuộc sống đặt cho nhiều mối lụy, giọng điệu tha thiết thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nhà thơ Tú Xương.
– Đoạn văn (3): sử dụng các cặp từ trái nghĩa: yếu đuối – hùng mạnh, tủi nhục – vinh quang,…; sử dụng câu ghép và vân’dụng phép tu từ lặp cú pháp: “…thì…”; giọng điệu nhịp nhàng cân xứng, thể hiện sự tương phản sóng đôi giữa hai nhân vật.
Bài 2. Gợi ý:
a) Lựa chọn nghề nghiệp là công việc có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của mỗi người.
– Thực tế đã có người lựa chọn sai và phải trả giá nhưng cũng có nhiều người lựa chọn đúng, phát huy được khả năng, đóng góp nhiều cho gia đình, xã hội.
– Lựa chọn nghề nghiệp cần suy nghĩ kĩ lưỡng, nên dựa vào khả năng của bản thân tránh bị chi phối quá nhiều từ đối tượng khác, tránh những mơ tưởng vượt quá khả năng,…
b) Con người cần biết sống cho bản thân nhưng nếu đề cao cá nhân quá mức sẽ dẫn đến tính ích kỉ. Có trách nhiệm với bản thân ngược lại hẳn với tính ích kỉ.
– Ích kỉ là chỉ biết lo cho mình, vì quyền lọi của mình mà bất chấp mọi hành động, dù hành động đó có gây ảnh hưởng xấu đến người khác.
– Có trách nhiệm với bản thân là biết làm những việc có tác dụng tốt đối với sự phát triển của bản thân: sức khoẻ, nhân cách đạo đức. Có trách nhiệm của bản thân thể hiện sự tự trọng của mỗi con người.
c) Con người luôn khao khát nhận thức được bản thân và thế giới, vì vậy, suốt đời con người mong mỏi đi tìm những giá trị cao đẹp của cuộc đời.
– Nếu con người bằng lòng với những giá trị mình sẵn có (sở hữu) nghĩa là con người đã dừng lại hành trình tìm kiếm, khi đó, con người thất bại.
– Phải biết không ngừng vượt qua gian khó trên hành trình gian lao kiếm tìm vẻ đẹp cuộc sống con người mới tiếp tục nhân ra được những vẻ đẹp, những chân lí mới của cuộc đời.
Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp