Soạn bài Hạnh phúc một tang gia – trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng – Soạn văn 11

0
80
Rate this post

Câu 1: Hạnh phúc của một tang gia là một phần của nhan đề chương XV tiểu thuyết Số đỏ do chính Vũ Trọng Phụng đặt. Anh (chị) co suy nghĩ gì về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích?

Trả lời:

– Cách đặt tên nhan đề rất lạ, gây cảm giác tò mò, chú ý cho người đọc và cũng thể hiện một nghịch lí nực cười: trong tang gia mà lại có hạnh phúc.

– Mâu thuẫn trào phúng cơ bản nằm ngay trong nhan đề. Đám con cháu vô cùng hạnh phúc trước cái chết của cụ Tổ vì họ đã phải chờ đợi quá lâu. Cụ cố Tổ mất đi đối với con cháu này lại là một niềm sung sướng vì chúng sẽ được hưởng gia tài.

Bạn đang xem: Soạn bài Hạnh phúc một tang gia – trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng
– Soạn văn 11

– Trong đoạn trích này, tác giả cũng dựng nên bối cảnh của một tang gia bối rối; chẳng những bối rối mà còn rất lo lắng và bận rộn. Nhưng nghịch lí lại tiếp tục được bộc lộ khi lo lắng, bận rộn không phải cho một đám ma mà là lo tổ chức cho chu đáo, linh đình một ngày vui, một đám hội. Như vậy, cách đặt tiêu đề vừa gây chú ý cho người đọc, vừa phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hào hước và tàn nhẫn.

Câu 2: Vì sao cái chết của cụ cố tổ lại là niềm hạnh phúc của mọi thành viên trong gia đình cụ? Phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của mỗi người trong đại gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đám ma do cái chết của cụ cố tổ đem lại.

Trả lời: 

– Cái chết của cụ cố tổ lại là niềm hạnh phúc của mọi thành viên trong gia đình cụ vì con cháu sẽ được hưởng gia tài. 

– Niềm hạnh phúc của mỗi thành viên:

+ Cụ cố Hồng mơ màng nghĩ đến cảnh mình mặc đồ xô gai chống gậy ho lụ khụ để thiên hạ bình phẩm ngợi khen.

+ Bà văn minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen..,

+ Cô Tuyết sẽ có dịp khoe thân thể nõn nà của mình, mặc một bộ áo thơ ngây để chứng tỏ mình còn trong trắng.

+ Những người đến dự tang thì như là cụ cố chết đi để có một buổi họp mặt và khoe đủ thứ trang phục hoặc phê bình đủ kiểu …

-> Mỗi người đều có những niềm hạnh phúc riêng, nhưng bọn chúng chỉ hành động như những kẻ bất hiếu. Qua đây phê phán những kẻ lố lăng đồi bại và có những hành động không có nhân tính và toàn những kẻ bất hiếu.

Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích cảnh “đám ma gương mẫu”.

Trả lời:

– Toàn cảnh đám tang khiến cho người đọc hình dung được sự nhốn nháo, pha tạp Tây Tàu của đám tang. Nó làm lộ rõ vẻ học đòi vô học và rởm đời của tang chủ:

+ Đủ cả kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu.

+ Hàng trăm câu đối, vòng hoa, bức trướng.

– Khi miêu tả cận cảnh, tác giả chú ý đến những hành động, những lời bàn tán thầm thì của những người đi đưa đám. Những câu chuyện chẳng liên quan gì đến người chết.

– Nhà văn đã lặp lại điệp húc “Đám cứ đi…”. Điệp khúc này có ý nghĩa châm biếm, hài hước.  Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung sướng của mình. Mỗi người một tâm lí, một mục đích khác nhau, hội tụ lại để thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với người chết. Điểm nổi bật nhất và chung nhất của đám người này là sự giả dối, thói đạo đức giả.

Câu 4: Từ niềm “hạnh phúc” của các nhân vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và cảnh tượng của cái “ đám ma gương mẫu”, anh chị nhận xét như thế nào về xã hội “ thượng lưu” thành thị đương thời? Thái độ của nhà văn đối với xã hội này ra sao?

Trả lời:

– Nhận xét: Đám ma diễn ra như một tấn đại hài kịch, tự nó phơi bày sự lố lăng, vô đạo đức của cái xã hội thượng lưu ngày trước.

– Thái độ của nhà văn đối với xã hội này: tác giả đã phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu thành thì”, đồng thời thể hiện niềm căm phẫn mảnh liệt đối với xã hội đen tối, thối nát đương thời. Ông “chửi” cái xã hội đó là xã hội khốn nạn, chó đểu.

Câu 5: Anh (chị) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?

Trả lời:

– Từ một tình huống trào phúng cơ bản – Hạnh phúc của một tang gia được tác giả triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch lớn, phong phú và biến hóa khôn lường gây nhiều thú vị cho người đọc. Một trong những thủ pháp quen thuộc được tác giả sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người để từ đó làm bật lên tiếng cười châm biếm.

– Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều thủ pháp cường điệu: nói ngược, nói mỉa mai… sử dụng đan xen linh hoạt trong đoạn trích và đều mang lại hiệu quả nhất định. Chẳng hạn, cái chết của cụ tổ khiến mọi người trong cái đại gia đình bất hiếu không ai giống ai. Đặc biệt, đám rước đưa ma được tổ chức nhố nhăng, lố bịch và nó trở thành cơ hội tốt để mọi người gặp gỡ, giao lưu, phô trương thanh thế và cười cợt, nói xấu, nói mỉa nhau…

– Tác giả còn có con mắt tinh đời để nhìn thấy và miêu tả đúng cái nét riêng của từng nhân vật xuất hiện trong đoạn trích. Ngòi bút miêu tả của Vũ Trọng Phụng linh hoạt, biến hóa, giàu yếu tố hài hước gây cười và sắc sảo tinh tế đến từng chi tiết nhỏ. Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một bậc thầy – một nhà văn hiện thực xuất sắc trong việc sử dụng nghệ thuật trào phúng.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-hanh-phuc-mot-tang-gia-trich-so-do-vu-trong-phung-soan-van-11/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp