Soạn bài Người trong bao – Soạn văn 11

0
59
Rate this post

Câu 1. Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả như thế nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp. Lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân thành phố ra sao?

Trả lời:

* Chân dung Bê-li-cốp:

– Chân dung Bê-li-cốp được vẽ bằng những nét khá cụ thể và đặc biệt rất kỳ dị: Cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn, hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc, phục sức khác người: tất cả đều để trong bao, mang bao, cho vào bao (giày, ủng, kính, ô,…). Đến ý nghĩ của minh, y cũng cố giấu vào bao. Y không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề nhỏ, to nào,…

Bạn đang xem: Soạn bài Người trong bao
– Soạn văn 11

* Chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bê-li-cốp:

– Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ (hắn rất say mê tiếng Hi Lạp cổ).

– Bê-li-cốp chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều rập khuôn như cái máy vô hồn,… Tính cách kỳ quặc của Bê-li-cốp được tác giả đẩy lên cao hơn nữa với khá nhiều dẫn chứng sinh động trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày (buồng ngủ, quan hệ với đổng nghiệp, cả mối tình đầu muộn mằn của y với Va-ren-ca,…). Bê-li-cốp sống trong cô độc. Hắn luôn luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả.

– Câu nói cửa miệng cúa hắn là: “Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao!”. 

* Lối sống của Bê-li-cốp ảnh hướng đến mọi người:

– Các bà cô tối thứ 7 không dám tổ chức diễn kịch tại nhà nữa. 

– Giới tu hành không dám ăn thịt và đánh bài.

– Dưới ảnh hướng của Bê-li-cốp, dân chúng đâm ra sợ tất cả. Sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen, sợ đọc sách, giúp đỡ người nghèo, sợ học chữ,…

Câu 2. Vì sao Bê-li-cốp chết? Giải thích thái độ, tình cảm của mọi người đối với Bê-li-cốp lúc y còn sống và khi đã qua đời. Tình cảm và thái độ ấy nói lên điều gì?

Trả lời:

* Nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp:

– Bê-li-cốp bị đẩy ngã xuống cầu tháng, Va-ren-ca nhìn thấy, cười phá lên: Bê-li-cốp thấy mình biến thành trò cười của thiên hạ, trước tiếng cười của Va-ren-ca

Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài: cái bao bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt, kỳ dị của Bê-li-cốp

– Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.

* Thái độ, tình cảm của mọi người:

– Khi Bê-li-cốp chết mọi người thấy thoải mái, nhẹ nhàng nhưng chưa bao lâu thì cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng

– Muốn nói tới tác động dai dẳng, nặng nề, kiểu người Bê-li-cốp ám ảnh, đầu độc bầu không khí trong sạch, kìm hãm sự tiến bộ của xã hội nước Nga

=> Nhà văn thức tỉnh mọi người không thể sống như thế mãi

Câu 3. Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”; từ đó khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Người trong bao.

Trả lời:

a) Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:

– Nghĩa đen (nghĩa gốc): Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá,.. hình túi, hình hộp,…

– Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.

– Nghĩa tượng trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao – một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỷ XIX đấu thế kỷ XX mà còn có ý nghĩa phổ quát hơn nhiều.

b) Chủ đề tư tưởng của truyện

– Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kí, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.

– Truyện cũng bức thiết cảnh cáo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi!

Câu 4. Theo anh (chị), truyện ngắn Người trong bao có những đặc sắc gì về nghệ thuật? (cách kể chuyện; chọn ngôi kể, giọng kể; xây dựng nhân vật, biểu tượng,…)

Trả lời:

Những đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở:

– Cách chọn ngôi kể: Tác giả đồng thời sử dụng cả hai hình thức người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Nhân vật trong truyện đồng thời cũng là nhàn vật kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. Nhờ cách chọn ngôi kể như vậy, tác giả vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện.

– Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:

+ Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn.

+ Truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp.

– Giọng kể: Giọng mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bê-li-cốp được khắc hoạ một cách rất điển hình – một tính cách kỳ quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.

– Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược:

+ Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô.

+ Bê-li-cốp và cán bộ giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và mọi người trong thành phố.

– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh cái bao và lời nói “Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao?”. Hình ảnh và lời nói này đều vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.

– Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp phát biểu chủ đề qua một câu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ: Không thể sống như thế mãi được!) gây ấn tượng mạnh với người đọc.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-nguoi-trong-bao-soan-van-11/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp