Câu 1: Cách dùng số từ, danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu. Có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?
Trả lời:
– Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư: “Một mai, một cuốc, một cần câu”.
– Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung:
Bạn đang xem: Soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
– Soạn văn 10
+ Một mai, /một cuốc, / một cần câu (2/2/3).
+ Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3).
– Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn. Đó là sống ung dung trong những việc hàng ngày (lao động, vui chơi); cuộc sống nghèo, thanh đạm, nhàn nhã, và chan hoà cùng thiên nhiên. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn, bình dị.
Câu 2: Anh (chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lốn xao”? Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu 3 và 4?
Trả lời:
– Hai tiếng “ta dại, người khôn” khẳng định phương châm sống của tác giả, pha chút mỉa mai với người khác. Ta dại có nghĩa là ta ngu dại. Đây là cái ngu dại của bậc đại trí. Người xưa có câu “Đại trí như ngu” nghĩa là người có trí tuệ lớn thường không khoe khoang, bề ngoài xem rất vụng về, dại dột. Cho nên khi nói “ta dại” cũng là thể hiện nhà thơ rất kiêu ngạo với với cuộc đòi.
+ Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.
+ “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi.
– Đây là cách nói của đời thường, chưa phải quan niệm của tác giả. Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.
– Đối lập giữa “nơi vắng vẻ với chốn lao xao”, tác giả muốn khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật; xa lánh chốn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. Hai vế tương phản, làm nổi bật ý nghĩa của mỗi vế.
Câu 3: Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu 5 – 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ này cho thây cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu này?
Trả lời:
– Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hoà nhập cùng cỏ cây hoa lá.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao?
– Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy. Cách sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên.
– Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sông nhàn ấy là toả sáng nhân cách.
– Cái thú cảnh sông nhàn ẩn dật mang tính triết lí của các Nho sĩ là ở chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hoà mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.
Câu 4: Đọc chú thích 4 để hiểu tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Trả lời:
– Với điển tích Thuần Vu, ta thấy hai câu cuối của bài thơ thể hiện quan niệm sống mang tính triết lí của tác giả: sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời bon chen để giữ cho tâm hồn cốt cách được trong sạch: với “phú quý” (sự giàu sang) nhà nho chỉ thấy “tựa chiêm bao” (như trong giấc mộng) nghĩa là có mà cũng như không, rất phù phiếm, không có gì quan trọng…
– Đây là triết lí của đạo Nho: sự thịnh hay suy là quy luật của vũ trụ, đất nước, triều đại có lúc hưng, lúc vong. Nhà nho là người “hiểu được ý Trời” nên khi nào ra làm quan, khi nào về ở ẩn, tất thảy đều tuân theo “mệnh Trời” (với tư cách là hình ảnh của quy luật tự nhiên và xã hội). Trong cả hai trường hợp, nhà nho chân chính đều tự coi mình là cao quý, họ phải giữ cho tâm hồn, cốt cách trong sạch, không bị thói đòi làm hoen ố.
– Hai câu cuối cho thấy tâm hồn, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện rõ là một kẻ sĩ thanh cao và trong sạch.
Câu 5: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?
– Không vất vả, cực nhọc.
– Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
– Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
– Hoà hợp tự nhiên.
Quan niệm sống đó là tích cực hay tiêu cực? Vì sao?
Trả lời:
– Quan niệm nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là tìm đến sự nhà nhã để chẳng phải vất vả, cực nhọc. Nhàn cũng không phải để thỏa thú nhàn tản của bản thân, thây kệ cuộc đời, không bận tâm đến xã hội.
– Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhàn là sống hòa hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên; nhàn là xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
– Bản chất chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn thân mà không nhàn tâm. Nhàn mà vẫn lo âu việc nước, việc đời. Nhà thơ tìm đến “say” nhưng là để tỉnh: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”.
=> Quan niệm sống nhàn của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực khác với lối sống “độc thiện kì thân” (tốt cho riêng mình).
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp