Soạn bài Phát biểu tự do – Ngữ Văn 12

0
127
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Phát biểu tự do để các bạn cùng tham khảo.

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnĐầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

Kiến thức trọng tâm bài Phát biểu tự do

– Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống cần phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị sẩn như trong hình thức phát biểu theo chủ đề. Hình thức phát biểu như thế được gọi là phát biểu tự do.

– Muốn thành cồng, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do còn cần phải quan tâm đến nhu cầu của người nghe, để từ đó tìm được nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.

Soạn bài Phát biểu tự do ngắn gọn

Câu 1 (trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Các tình huống được phát biểu tự do:

– Khi được phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố, siêu thị, trung tâm thương mại…

– Khi trả lời các tiết học nhóm trên lớp

– Khi được bàn bạc, thảo luận kế hoạch đi chơi

– Khi trình bày quan điểm cá nhân trước cha mẹ, thầy cô

Câu 2 (Trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Trong quá trình sống, học tập, làm việc con người nhiều say mê (buộc phải tìm hiểu) kiến thức của mỗi người là có giới hạn nên việc chia sẻ và được chia sẻ vẫn thường thấy

– Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên phát biểu tự do là như cầu, muốn được nói và được nghe

+ Đây cũng là một yêu cầu

+ Từ việc phát biểu con người hiểu mình, hiểu đời, hiểu người hơn

Câu 3 (trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2): Đáp án đúng: a, b, c, e, g

Câu 4 (trang 163 sgk ngữ văn 12 tập 2):

Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số

Lên ý tưởng trình bày các ý:

Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách

– Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại

– Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế

– Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn

– Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau

– Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ

– Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè

– Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong

Luyện tập

Bài 1 (trang 164 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Những lời phát biểu tự do đặc sắc đáng học tập:

– Làm chủ bản thân nếu không muốn người khác làm chủ mình

– Ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua

Bài 2 (trang 164 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Phát biểu về hội thảo một cuốn sách:

– Tựa đề cuốn sách, tác giả, xuất xứ, nội dung

– Trình bày nội dung thông điệp cuốn sách gửi tới bạn đọc

– Trao đổi về tác động của cuốn sách với giới trẻ

– Nhận xét xu hướng của giới trẻ khi tìm đọc sách, những vấn đề mà giới trẻ quan tâm

Soạn bài Phát biểu tự do đầy đủ chi tiết

Tìm hiểu bài

Bài 1. Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ ở đời sống quanh mình, của chính bản thân mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình dã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.

Ví dụ: Trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu; được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một việc nào đó; được yêu cầu cho ý kiến trong một cuộc nói chuyện, …

Bài 2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do.

Gợi ý: Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Mặt khác, việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.

Bài 3. Những ví dụ trên đây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian đổ chuẩn bị cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây những câu trả lời đúng.

a) Không phát biểu những gì mình không hiểu và thích thú.

b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.

c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.

d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.

e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.

g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.

(Các phương án nêu trên đều hợp lí)

Bài 4. Anh (chị) hãy tưởng tượng tình huống sau:

Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè, mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện,…) đang được bàn cãi sôi’ nổi trong giới trẻ… Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề này khi nghe thảo luân và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn bè cùng nghe.

Hãy cho biết:

a) Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào?

Gợi ý: Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hình đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi – trường thi (đại học),…

b) Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề ấy.

Người phát biểu dựa váo hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp (đó là vấn đề bản thân quan tâm, vấn đề đang được sự chú ý của dư luận, vấn đề đang gây bức xúc,…).

c) Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào?

Gợi ý:

– Nêu thực trạng của vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Sự quan tâm của dư luận ra sao / tính cấp thiết của vấn đề như thế nào?

– Thực trạng đó cần được biểu dương / nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào? Tại sao?

– Phương pháp để nhân rộng / ngăn chặn những sự việc trên?

d) Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe.

– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.

– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.

– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.

– Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.

– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.

– Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.

(Nên áp dụng tất cả các phương án trên)

Luyện tập

Bài 1. Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng kể cho mình học tập

Tham khảo ý kiến của nhân vật An-đơ-rơ-súc (Thép đã tôi thế đấy – Ô-xtơ-rốp-ki) về cái chết của nhân vật Ruồi Trâu trong tác phẩm cùng tên.

Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm. Trong cái trường hợp ấy anh thấy mình có đủ sức mạnh để không sợ chết. Ta sẵn sàng đi đến cái chết một cách kiên nhẫn khi ta cảm thấy có chính nghĩa ở phía ta. Chính cái đó làm cho con người trở thành anh hùng đấy!

Bài 2. Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu của anh (chị) có những ưu điểm và hạn chế gì.

Gợi ý: Chú ý đến những khía cạnh sau trong bài phát biểu.

– Về nội dung: Đã đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện hết ý kiến của mình chưa? Có đóng góp mới mẻ gì cho cuộc trao đổi?, …

– Về hình thức: Cách nói đã đúng mực chưa? Cử chỉ, tác phong thế nào? Cách trình bày có biểu cảm, hấp dẫn không?, …

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Phát biểu tự do được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-phat-bieu-tu-do/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp