Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học – Soạn văn 12

0
77
Rate this post

Câu 1: Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học?

Trả lời:

– Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kì lịch sử.

– Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung:

Bạn đang xem: Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học
– Soạn văn 12

+ Thứ nhất: Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn hoá ấy, những chuyển biến của lịch sử xã hội thường kéo theo những biến động trong lịch sử phát triển của văn học.

+ Thứ hai: Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: Văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau kế thừa giá trị văn học của người trước và tạo nên giá trị mới.

+ Thứ ba: Văn học của một dân tộc tồn tại vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến, là một dòng chảy của văn học thế giới.

Câu 2: Xác định những đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.

Trả lời:

* Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là các trào lưu văn học.

Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc.

* Các trào lưu văn học chính trên thế giới:

–  Văn học thời Phục hưng (Châu Âu thế kỉ XV, XVI):

+ Đặc trưng: giải phóng con người, đề cao cá tính, chống lại sự khắc nghiệt của thời kì Trung cổ.

+Tác giả tiêu biểu: sếch-xpia (Anh), Xéc-van-tét (Tây Ban Nha),…

–  Chủ nghĩa cổ điển (Pháp, thế kỉ XVII):

+ Đặc trưng: coi văn hoá cổ đại là hình mẫu, lí tưởng, luôn đề cao lí trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ.

+ Tác giả tiêu biểu: Cooc-nây, Mô-li-e (Pháp).

–  Chủ nghĩa lãng mạn:

+ Hình thành từ các nước Tây Âu sau cách mạng Pháp 1789.

+ Đặc trưng: đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường.

+ Tác giả tiêu biểu: V. Huy-gô (Pháp), F. Sin-le (Đức).

–  Chủ nghĩa hiện thực phê phán (Châu Âu thế kỉ XIX):

+ Đặc trưng: thiên về những nguyên tắc tôn trọng khách quan, thường lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể, tính cách phát triển hợp logic cuộc sống

+ Tác giả tiêu biểu: H. Ban-dắc (Pháp), L. Tôn-xtôi (Nga).

– Chủ nghĩa hiện thực Xã hội chủ nghĩa:

+ Thời điểm ra đời: thế kỉ XX, sau Cách mạng tháng Mười Nga.

+ Đặc trưng: miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.

+ Người mở đầu: M. Gor-ki (Nga).

– Chủ nghĩa siêu thực: (Pháp – 1924) với đặc trưng quan niệm về thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ. Tác giả tiêu biểu: A. Brơ-tôn.

– Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (Mĩ La – Tinh, sau Thế chiến thứ hai), coi thực tại bao gồm cả thế giới tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết. Tác giả tiêu biểu: G. Mác-két.

* Ở Việt Nam các trào lưu xuất hiện khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XX:

– Trào lưu lãng mạn (1932 – 1945): (Thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn). Tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân.

– Trào lưu hiện thực phê phán (gồm các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện thực phê phán). Tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

– Trào lưu văn học hiện thực XHCN (Gồm nhiều thể loại, trước và sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt phát triển trong thời kì kháng chiến và xây dựng XHCN ở Miền Bắc).

Câu 3: Thế nào là phong cách văn học?

Trả lời:

– Khái niệm phong cách văn học: là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.

– Phong cách văn học nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những cái mới, những cái không lặp lại bao giờ, nảy sinh do nhu cầu của quá trình sáng tác văn học.

– Quan hệ giữa phong cách văn học và quá trình văn học: quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ; phong cách in đậm dấu ấn riêng biệt của tác giả.

– Phong cách in đậm dấu ấn thời đại, dân tộc.

Câu 4: Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học?

Trả lời:

Những biểu hiện của phong cách văn học:

– Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, sự cảm thụ có tính khám phá.

– Sự sáng tạo về mặt nội dung.

– Phương thức biểu hiện, thủ pháp nghệ thuật tạo ra dấu ấn riêng.

– Thống nhất cốt lõi, nhưng có sự triển khai đa dạng đổi mới.

– Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-qua-trinh-van-hoc-va-phong-cach-van-hoc-soan-van-12/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp