Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận để các bạn cùng tham khảo.
Kiến thức trọng tâm của bài học
1. Mở bài
– Yêu cầu của mở bài:
Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Ở phần mở bài, người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luân, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được đoạn mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ.
– Cách mở bài:
Người viết chủ động mở bài thật sáng tạo, để chẳng những khơi gợi hứng thú thưởng thức văn phong mà còn gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề sẽ viết.
Nhìn chung có hai cách chính: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp. Đối với cách thứ nhất, người viết nêu ngay vấn đề trọng tâm. Đối với cách thứ hai, người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một câu thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,… dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết.
2. Kết bài
– Kết bài là phần kết thúc bài viết vì vậy nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài. Một kết bài hay không chỉ làm nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải “mở ra” – đó là khơi gợi suy nghĩ, tình cảm của người đọc. Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn. Khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở hướng về nó.
– Một số cách kết bài thường gặp là:
+ Kết bài tóm tắt và nhận xét khái quát về nội dung, tư tưởng của người viết đã trình bày trước đó. Đây là cách thông thường và cũng là yêu cầu cơ bản nhất của kết bài, nhưng không đáp ứng tốt yêu cầu gợi dư ba cho bài viết.
+ Kết bài khái quát nội dung và kêu gọi hành động.
+ Kết bài khái quát nội dung và đặt ra câu hỏi nhằm khơi gợi suy nghĩ và tình cảm ở người đọc.
+ Kết bài khái quát nội dung và mở rộng, nâng cao vấn đề đã được bàn bạc trong các phần trên.
Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọn và Đầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.
Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận ngắn gọn
I. Viết phần mở bài
Câu 1 (trang 112 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Mở bài (1): Cấu tạo ổn nhưng đưa thông tin về lai lịch của tác giả không cần thiết
– Mở bài (2): Câu đầu đưa thông tin không chính xác, giới thiệu đề tài và định hướng nội dung làm bài
– Mở bài (3): Phần viết logic, hợp lí, cần học tập
Câu 2 (trang 113 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Mở bài 1:
+ Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945
+ Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam
– Mở bài 2:
+ Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm
+ Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu
– Mở bài 3:
+ Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao
Câu 3 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Mở bài: giới thiệu đối tượng, đề tài, vì vậy cần nêu ngắn gọn xuất xứ của đề tài, thông báo chính xác, ngắn gọn đề tài, cách hành văn tạo hứng thú cho người đọc
II. Viết phần kết bài
Câu 1 (trang 114 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Kết bài 1: nội dung tổng hợp chun chung, chưa khái quát và khẳng định được hình tượng ông lái đò tài hoa, điệu nghệ. Phần này liên kết lỏng lẻo với thân bài
– Kết bài 2: Hoàn chỉnh, khái quát nhận định, có phần mở rộng và phát triển đề tài. Tính liên kết chặt chẽ với thân bài
Câu 2 (Trang 115 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Kết bài 1: nêu khái quát, khẳng định ý nghĩa vấn đề trình bày: nước Việt có quyền hưởng tự do, độc lập, liên hệ, mở rộng khía cạnh quan trọng của vấn đề
– Kết bài 2: Nêu nhận định tổng quát bằng đoạn văn trước kết, phần kết chỉ nhấn mạnh khẳng định bằng một câu ngắn gọn, sau đó mở rộng và nêu được nhận định khái quát
→ Hai kết bài, đều dùng phương tiện thể hiện liên kết chặt chẽ giữa kết bài và các phần trước đó của văn bản, có dấu hiệu đánh dấu việc kết thúc trình bày vấn đề.
Câu 3 (Trang 115 sgk ngữ văn 12 tập 2)
C – Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn
Luyện tập
Bài 1 (Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Mở bài 1:
+ Giới thiệu trực tiếp ngắn gọn vấn đề, khái quát về tác phẩm, nội dung cần nghị luận
+ Ưu điểm: nhấn mạnh phạm vi vấn đề, nêu bật luận điểm quan trọng giúp người đọc tiếp nhận văn bản, nắm bắt cụ thể vấn đề
– Mở bài 2:
+ Gợi mở vấn đề liên quan nội dung chính qua luận cứ, luận chứng
+ Ưu: giới thiệu tự nhiên, sinh động, tạo hứng thú cho sự tiếp nhận
Bài 2 (Trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Mở bài chưa đạt yêu cầu: đưa thừa thông tin về tác giả. Đưa ra luận điểm: bi kịch của Mị tỉ mỉ quá, luận điểm về vẻ đẹp phẩm chất của Mị chỉ giới thiệu được sức sống tiềm tàng.
– Kết bài: Không đưa ra được nhận định, ý nghĩa vấn đề trùng lặp với mở bài. Lỗi lặp từ, lỗi liên kết
Bài 3 (trang 116 sgk ngữ văn 12 tập 2)
– Mở bài: Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường. Trong bài “sóng” tác giả lần đầu bộc lộ được những tâm tư thầm kín, những trạng thái, sự biến chuyển tinh tế của tâm hồn người thiếu nữ khi yêu gắn chặt với khát khao muôn đời của con người về hạnh phúc. Hình tượng sóng nhiều tầng nghĩa đã diễn tả được khát khao tình yêu hồn nhiên, mãnh liệt và luôn sôi nổi của người phụ nữ.
Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận đầy đủ chi tiết
Câu 1. Tìm hiểu các phần mở bài (SGK, tr. 112-113) và cho biết phần mở bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài. Giải thích vắn tắt lí do lựa chọn của anh (chị).
Gợi ý:
– Mở bài (1) không phù hợp vì vấn đề đặt ra là giá trị nghệ thuật của tình huống truyện nhưng mở bài chỉ đề cập đến tác giả và những tác phẩm chính.
– Mở bài (2) không phù hợp vì đề bài chỉ yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật (của tình huống truyện) nhưng người viết nêu cả giá trị về nội dung.
– Mở bài (3) phù hợp vì đã giới thiệu được đúng vấn đề của bài viết.
Câu 2. Đọc các phần mở bài (SGK, tr. 113 – 114) và thực hiện theo các yêu cầu.
a) Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản:
– Văn bản (1): quyền độc lập, tự do của mỗi con người.
– Văn bản (2): Tống biệt hành của Thâm Tâm – một thi phẩm độc đáo.
– Văn bản (3): Sự độc đáo và sâu sắc của Chí Phèo (Nam Cao),
b) Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên.
Điều hấp dẫn lớn nhất của các văn bản trên là có sự Ịiên hệ, đối chiếu giữa nhiều đối tượng cùng đề tài để giới thiệu vấn đề nghị luân của bài viết.
– Mở bài (1): Liên hê với Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.
– Mở bài (2): Liên hệ, đối chiếu Thâm Tâm với Thôi Hiệu, Tống biệt hành với Hoàng Hạc lâu.
– Mở bài (3): Liên hệ, đối chiếu Chí Phèo của Nam Cao với nhiều tác phẩm cùng đề tài trước đó.
Câu 3. Mở bài cần thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên và gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
Câu 4. Gợi ý:
– Kết bài (1) không phù họp vì không đi vào vấn đề chính là nhân vật ông lái đò mà chỉ tổng kết những vấn đề liên quan đến tác phẩm.
– Kết bài (2) phù hợp vì đã tổng kết được những vấn đề liên quan đến nhân vật ông lái đò – yêu cầu chính của đề bài.
Câu 5. Những phần kết bài (SGK, tr.114 – 115) đã nên được nội dung gì của văn bản và có khả năng tác động đến người đọc như thế nào? Tại sao?
Gợi ý:
– Kết bài (1) đã tổng kết lại vấn đề, rút ra nhận định từ những điều đã trình bày: Vì những lẽ trên… Hước Việt Ham có quyền hưởng tự do và độc lập đồng thời thể hiên những suy nghĩ, tình cảm của chủ thể: Toàn thể dân tộc Việt Ham quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.
Kết bài chẳng những làm sống dậy lòng tự hào dân tộc mà còn khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc giữ nước của con người Việt Nam.
– Kết bài (2) khẳng định giá trị của tác phẩm và nhẩn mạnh ấn tượng mà tác phẩm để lại trong người đọc. Kết bài gọi lên tình cảm thích thú, yêu mến đối với tác phẩm.
Câu 6. Đáp án c.
Luyện tập
Câu 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau của hai phần mở bài (SGK, tr.116) trong bài văn nghị luận về tác phẩm ông già và biển cả với đề bài: “Cảm nhận của anh (chị) về số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà vãn Hê-minh-uê”.
– Điểm giống nhau của hai mở bài: đều giới thiệu được vấn đề cần nghị luận số phận con người qua hình tượng ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô trong tác phẩm Ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê.
– Khác nhau:
+ Mở bài (1) đi từ tác giả, tác phẩm đến việc giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Các câu văn đều là câu trần thuật.
+ Mở bài (2) có sự dẫn dắt liên tưởng từ bài thơ Biển đêm của V. Huy-gô. Tác giả dẫn dắt từ vấn đề bi kịch của con người. Mặt khác, tác giả sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở, đặc biệt, vấn đề chính của bài viết cũng được diễn đạt dưới dạng một câu hỏi tạo sự tò mò.
Câu 2. Tại sao phần mở bài và kết bài (SGK, tr.l16 – 117) chưa đạt yêu cầu? Anh (chị) hãy viết lại để những phần này hay hơn, phù hợp hơn.
– Về mở bài và kết bài của đề bài: “Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài”.
+ Mở bài không đáp ứng yêu cầu vì chỉ tập trung giới thiệu về tác giả và những tác phẩm chính không có sự đề cập đến vấn đề cần nghị luận của bài viết.
+ Kết bài không đạt yêu cầu bởi không đánh giá về vấn đề trung tâm của bài viết, có sự lan man sang những chủ đề khác (“bi kịch của Mị”, “diễn biến nội tâm” của nhân vật).
– Để viết lại mở bài và kết bài cần chú ý:
+ Mở bài có thể giới thiệu khái quát về tác giả và phong cách sáng tác. Từ đó dẫn dắt đến tác phẩm (là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn) và giới thiệu hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm (là hình tượng trung tâm của tác phẩm).
+ Kết bài có thể giữ lại câu 1 của kết bài trên (làm nhiệm vụ khái quát lại vấn đề) nhưng cần có sự đánh giá về hình tượng nhân vật (tiêu biểu cho con người vùng cao, thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm, …).
Câu 3. Cách viết mở bài và kết bài cho các đề bài:
– Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
+ Mở bài: Có thể đi từ tác giả, tác phẩm để giới thiệu về hình tượng “sóng” và khát vọng tình yêu trong bài thơ (nội dung chính của tác phẩm). Hoặc đi từ đề tài tình yêu trong thi ca để giới thiệu vấn đề.
+ Kết bài: Khái quát về hình tượng “sóng”, nêu lên mối liên hệ giữa hình tượng “sóng” với khát vọng tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
– Đề 2: Anh (chị) hiểu thế nào về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ Tự do của p. Ê-luy-a?
+ Mở bài: Nên đi từ đề tài tự do trong thi ca (có thể có sự liên hệ với những bài thơ của Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng,…) để giới thiệu về tình yêu và khát vọng đối với tự do trong bài thơ.
+ Kết bài: Khái quát và đánh giá về tình yêu tha thiết và khát vọng cháy bỏng của nhà thơ đối với tự do (gây những niềm xúc cảm lớn lao, là tiếng nói chung của những người dân bị cầm tù, nô lệ…).
– Đề 3: Hãy lí giải nguyên nhân và ý nghĩa của hành động quyết liệt: Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.
+ Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và sức sống tiềm tàng, khao khát sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong tác phẩm. Từ đó, dẫn dắt đến giới thiệu hành động quyết liệt: Mị cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra.
+ Kết bài: Khái quát nguyên nhân và ý nghĩa của hành động đó (xuất phát từ sức sống tiềm tàng đồng thời khẳng định sức sống ấy trong con người nhân vật). Hành động của Mị thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với con người vùng cao; đây cũng là một khía cạnh thể hiện tinh thần nhân đạo của tác phẩm.
Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp