Soạn bài Tây Tiến – Soạn văn 12

0
71
Rate this post

Câu 1: Theo văn bản, bài thơ chia thành 4 đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

* Bố cục:

– Đoạn 1: (14 dòng thơ dầu): Đoàn quân Tây Tiến hiện ra trong nỗi nhớ da diết của tác giả, với những đêm hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng.

Bạn đang xem: Soạn bài Tây Tiến
– Soạn văn 12

– Đoạn 2: (Từ dòng 15 đến dòng 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng.

– Đoạn 3: (Từ dòng 23 đến dòng 30): Khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng.

– Đoạn 4: (4 dòng thơ cuối): Nhà thơ đã phải xa đơn vị, gửi lòng mình mãi mãi gắn bó với Tây Tiến.

* Mạch cảm xúc: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỉ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định sẽ mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ thứ nhất và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?

Trả lời:

a. Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội là biểu tượng cho những chặng đường hành quân gian khổ.

– Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ của miền Tây: những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu) với các sự vật tiêu biểu của miền Tây: mây, mưa, thác, cọp… con đường gập ghềnh, hiểm trở, cuộc hành quân gian khổ và khắc nghiệt của những người lính Tây Tiến.

– Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây được mở ra trên chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến, cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày… liên tục xuất hiện trong bài thơ. 

– Vẻ hoang sơ, dữ dội, ác liệt của Tây Tiến càng thể hiện rõ nét hơn bằng những thủ pháp nhân hoá, cường điệu: “súng ngửi trời”… và:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người…

=> Với bức tranh thiên nhiên ấy, càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp kiêu hùng, vượt lên trên tất cả mọi gian khó, mọi mất mát đau thương của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.

b. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trên nền cảnh thiên nhiên ấy càng trở nên hào hùng:

– Có cái tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà Nội – Đó là sự chiến thắng thiên nhiên khi các anh đã “chạm” đến trời, đã lên đến đỉnh cao nhất của chiến trường miền Tây để đánh giặc

– Là sự gan góc, kiên dũng của những người lính trên nền dữ dội và bí ẩn của thiên nhiên.

–   Ngay đến cái chết, sự ra đi của các anh thanh thản, đẹp tuyệt vời: Anh bạn dãi dầu không bước nữa – Gục lên súng mủ bỏ quên đời.

– Là sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến.

Câu 3: Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy.

Trả lời:

– Bên cạnh bức tranh dữ dội, hoang sơ ở đoạn thơ thứ nhất. Tây Tiến còn được hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, mĩ lệ và đặc biệt rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, vẻ đẹp đó được nhìn qua con mắt hào hoa, yêu đời, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến.

– Đó là vẻ đẹp của một đêm hội với đuốc hoa, xiêm áo rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc, hồn thơ quấn quýt với tình người, tình quân dân kháng chiến tình nghĩa Việt – Lào… gắn bó thuỷ chung

– Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc má uyển chuyển với bông hoa “đong đưa” như làn duyên trên dòng nước lũ.

– Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương khiến cảnh vật có hồn (hồn lau) và đầy quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa). Bức tranh 4 vậy có nét đẹp hoang dã nên thơ… Nổi bật là hình ảnh “dáng người trên độc mộc” đem đến nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.

– Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với hai bức tranh, hai khung cảnh khác nhau, cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc tiễn đưa lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, sự cảm nhận tinh tế của những người lính: lãng mạn, hào hoa yêu đời… và trên hết, đó là tâm hồn thơ của nhà thơ Quang Dũng.

Câu 4: Hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc hoạ ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

Trả lời:

– Bức chân dung người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng:

+ “Không mọc tóc”: người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vì sốt rụng hết tóc.

+ “Quân xanh màu lá”: có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện.

+ “Dữ oai hùm” có oai phong dữ tợn như loài hổ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ.

– Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa:

+ “Dáng kiều thơm” là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây Tiến nhớ đến người yêu, hậu phương.

– Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách bi tráng.

“Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gàm lên khúc độc hành.”

Câu 5: Ở đoạn cuối, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về sầm Nứa chẳng về xuôi”?

Trả lời:

–  Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn cuối được thể hiện một cách sâu đậm:

+ “Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi” diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

+ Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

+ “Tây Tiến mùa xuân ấy” là thời của hào hùng, lãng mạn đã qua.

+ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” dường như là một sự khẳng định, nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng. Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-tay-tien-soan-van-12/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp