Soạn bài Tổng kết văn học

0
83
Rate this post

Soạn bài Tổng kết văn học
 

Câu 1 (SGK Ngữ văn tập 2 trang 146)

– Văn học dân gian Việt Nam được hình thành bởi 2 bộ phận chính:

+ Văn học dân gian
+ Văn học viết
–> Mỗi bộ phận văn học lại có những đặc trưng riêng biệt.

Bạn đang xem: Soạn bài Tổng kết văn học

Câu 2 (SGK Ngữ văn tập 2 trang 146)

a. Đặc trưng của văn học dân gian:
– Về phương thức sáng tác, văn học dân gian có tính tập thể
– Về phương thức lưu truyền, văn học dân gian có tính truyền miệng
– Về hình thức biểu diễn, văn học dân gian có tính thực hành (diễn xướng)

b. Hệ thống thể loại của văn học dân gian bao gồm 12 thể loại: Thần thoại, Truyền thuyết, Sử thi, Truyện cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn. Tục ngữ, Ca dao, Vè, Câu đố, truyện thơ, các loại hình sân khấu khác ( Chèo, tuồng, dân ca…).

c. Giá trị của văn học dân gian:
– Văn học dân gian là kho tàng tri thức khổng lồ về đời sống xã hội của con người
– Mỗi tác phẩm văn học dân gian đều có giá trị giáo dục, khuyên bảo về đạo làm người.
– Văn học mang giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần hình thành nên bản sắc, nét đa dạng trong nền văn học Việt Nam.

d. Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy (Truyền thuyết), Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh (Truyện cổ tích), Tiễn dặn người yêu (Truyện thơ), Nỗi oan hại chồng (Chèo)….

Câu 3 (SGK Ngữ văn tập 2 trang 147)

a. Trong quá trình phát triển, văn học Việt Nam có 3 nội dung lớn:
+ Chủ nghĩa yêu nước
+ Chủ nghĩa nhân đạo
+ Cảm hứng thế sự

b. Văn học viết Việt Nam phát triển trong sự ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các yếu tố:
+ Hình thành và phát triển trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, “trung quân ái quốc” của Trung Quốc.
+ Ảnh hưởng từ văn học Phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp (trong giai đoạn chuyển từ văn học Trung đại –> hiện đại).

b. Những thể loại văn học trung đại đã học: Chiếu, Cáo, Hịch, phú, thơ đường, ngâm khúc, hát nói.

c. Những tác gia, tác phẩm văn học tiêu biểu:

 

TT

Tác giả

Tác phẩm

(Đoạn trích)

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Phạm Ngũ Lão

Thuật hoài

Thể hiện khát vọng lập công vì nước trả nợ nam nhi.

2

Nguyễn Trãi

Cảnh ngày hè

Miêu tả cảnh ngày hè để ca ngợi cuộc sống thái bình.

3

Nguyễn Trãi

Bình Ngô đại cáo

Thay mặt Lê Lợi viết bài cáo, tuyên bố đại thắng quân Minh – một áng “thiên cổ hùng văn”.

4

Trưng Hán Siêu

Bạch Đằng giang phú

Hoài niệm về lịch sử oanh liệt, qua đó thể hiện tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc…

5

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhàn

Thể hiện thú nhàn, quan niệm sống của người ẩn sĩ.

6

Nguyễn Du

Độc Tiểu Thanh kí

Nỗi đau trước số phận kẻ tài hoa bị vùi dập.

7

 

Truyện Kiều ị trích)

Nỗi đau vì nhân phẩm bị chà đạp.

8

Hoàng Đức Lương

Tựa “Trích diễm thi tập”

Lời tựa Trích diễm thi tập, nêu cao tư tưởng độc lập dân tộc về văn hóa, văn học.

9

Ngô Sĩ Liên

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Ca ngợi Trần Hưng Đạo văn võ toàn tài, trung quân ái quốc được muôn đời tôn vinh. Nghệ thuật sử kí đầy sáng tạo.

10

Nguyễn Dữ

 

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (trích Truyền kì mạn lục)

Dưới hình thức kì ảo ma quái, tác giả kể lại chuyện một thời quan lại tham nhũng, đục khoét nhân dân.

11

Đặng Trần Côn -Đoàn Thị Điểm

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Nỗi khổ của người vợ lính có người chồng ngoài chiến địa – Nguyên tác thơ chữ Hán tinh tế, uyển chuyển. Bản dịch Nôm cũng được nhiều người khen ngợi.

 

Câu 5: (SGK Ngữ văn tập 2 trang 147)

a. Qua các tác phẩm thơ văn yêu nước, có thể rút ra một số nhận xét về nội dung yêu nước như:
– Các tác phẩm đều mang cảm hứng yêu nước sâu sắc, gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc, ca ngợi triều đại, sức mạnh đoàn kết của dân tộc.
– Bộc lộ ý thức tự lập, tự chủ
– Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức quyết chiến, quyết thắng trước các thế lực ngoại xâm.
– Tự hào trước những chiến công của thời đại
– Thể hiện tình yêu thiên nhiên, cảnh đẹp đất nước.

b. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam tập trung thể hiện:
– Mối đồng cảm, xót xa cho số phận con người, đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội xưa.
– Lên án xã hội phong kiến đen tối đã tước đoạt tự do, hạnh phúc, đẩy con người vào bước đường bi kịch.
– Ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của con người.
– Đề cao giá trị đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa con người với con người.

Câu 6 (SGK Ngữ văn tập 2 trang 148)

a. So sánh điểm giống và khác nhau giữa nội dung và hình thức của sử thi Đăm Săn, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-n

Phương diện so sánh

Đăm Săn (Chiến thắng Mtao Mxây)

Ô-đỉ-xê

(Uy-lít-xơ trở về)

Ra-ma-ya-na

(Ra-ma buộc tội)

Đề tài

Chiến tranh mở rộng bộ lạc, bộ tộc.

Ngày hội ngộ sau hai mươi năm xa cách do chiến tranh và lưu lac.

Danh dự và tình yêu.

Chủ đề

Ca ngợi người tù trưởng anh hùng.

Ca ngợi sự thông minh, lòng chung thuỷ của người vợ Pê-lê-nốp.

Đề cao danh dự con người.

Đặc điểm hình tượng

Người anh hùng có sức mạnh phi thường.

Nhân vật có mâu thuẫn nội tâm, nhưng nổi bật là lòng chung thuỷ và sự thông minh.

Nhân vật có vẻ đẹp rực rỡ vì lòng tự trọng.

Vai trò của yếu tô kì ảo

Có yếu tố thần linh (Ông trời) phù trợ.

Có thần linh nhưng không xuất hiện trực tiếp.

Thần lửa phù trợ

 

b. Những đặc sắc của thơ Đường và thơ Hai-cư

 

Nội dung

Hình thức

Thơ Đường

Quan tâm đến hai đề tài chính là thiên nhiên và thế sự, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đạo, sự ưu thời mẫn thế, tư tưởng trung quân ái quốc, cùng những tấm lòng vì nước vì dân, …
 

Thơ Đường có những quy định nghiêm ngặt về niêm, luật; nghệ thuật đối đã được đẩy lên mức độ cao nhất; thi pháp thơ Đường cũng đạt đến trình độ phát triển rất cao, từng là mẫu mực cho thơ phương Đông trong nhiều thế kỉ.

Thơ Hai-cư

Chỉ ghi lại một cảnh, vật đơn sơ, nhưng qua đó gợi cho người đọc liên tưởng, suy tư để tìm thấy một triết lí nào đấy, …
 

Thơ hai-cư dùng rất ít ngôn từ (khoảng 17 chữ), không tả mà chỉ gợi, dựa trên các phạm trù thẩm mĩ như vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng, …(Thấm đẫm chất Thiền tông)

c. Nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.
– Lối kể chuyện: Tự nhiên, hấp dẫn, kịch tính với những tình tiết bất ngờ.
– Nghệ thuật xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật: Mỗi nhân vật được xây dựng với một nét tính cách tiêu biểu, tính cách nhân vật được đặt trong những tình huống cụ thể, được đẩy lên những thái cực để tự bộc lộ.

Câu 7 (SGK Ngữ văn tập 2 trang 148)

a. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
– Phải hướng đến phản ánh, khám phá cuộc sống của con người; bồi dưỡng đời sống tình cảm, tâm hồn, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
– Ngôn ngữ cần có sự sáng tạo, tìm tòi.
– Văn bản văn học thường được biết theo những thể loại nhất định, cùng với đó là những quy ước thẩm mĩ cần tuân thủ.

b. Những tầng cấu trúc của văn bản văn học: Gồm nhiều tầng: ngôn ngữ, hình tượng, hàm nghĩa.

c. Các khái niệm thuộc nội dung của văn bản văn học:
+ Đề tài: Phạm vi hiện thực cuộc sống mà tác phẩm đề cập tới. Ví dụ: đề tài nông thôn, đề tài thành thị…
+ Chủ đề (hay tư tưởng – chủ đề): là vấn đề mà tác phẩm trực tiếp đặt ra trong tác phẩm, cũng tức là cái mà các hình tượng phải tập trung biểu hiện. Ví dụ: Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có chủ đề là “ca ngợi cuộc sống thái bình”.
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng xuyên suốt bài thơ, nhất là những bài thơ trực tiếp biểu cảm. Ví dụ: bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có cảm hứng chủ đạo là “khát vọng lập công vì nước, trả nợ tang bồng”.

– Những khái niệm thuộc hình thức:
+ Ngôn từ: Là lớp vỏ bên ngoài của tác phẩm. Ngôn từ bạo gồm các đơn vị, âm thanh, từ, ngữ và câu. Ý nghĩa do các đơn vị ngôn từ trực tiếp biểu thị hay gợi ra là chất liệu quan trọng nhất để xây dựng hình tượng trong tác phẩm.
+ Kết cấu: Là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tác phẩm, các yếu tố đó thường được sắp xếp một cách nghệ thuật. Chẳng hạn: các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường kết cấu theo mẫu: Đề – Thực – Luận – Kết.
+ Thể loại: Là những thể thức sáng tạo mang những đặc điểm riêng của mỗi loại. Ví dụ: thể thơ thất ngôn Đường luật, thể lục bát, thể phú, hịch, cáo… Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thuộc thể cáo, bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu thuộc thể phú.

d. Nội dung và hình thức của văn bản có mối quan hệ gắn bó mật thiết, thống nhất để cùng biểu đạt tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-tong-ket-van-hoc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp