Cùng tìm hiểu các bài soạn văn 12 chi tiết đầy đủ do thầy cô trong trường biên soạn và tổng hợp.
Mục lục các bài soạn văn lớp 12 đầy đủ nhất
Mục lục Soạn văn lớp 12 Tập 1
Tuần 1
- Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX
- Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần 6
Tuần 10
Tuần 11
Tuần 12
Tuần 13
Tuần 14
Tuần 17
- Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)
- Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tuần 18
Mục lục Soạn văn lớp 12 Tập 2
Tuần 19
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
- Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
- Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học
Tuần 24
Tuần 25
- Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)
- Soạn bài Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
- Soạn bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
Tuần 26
Tuần 27
Tuần 28
Tuần 29
- Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
- Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
Tuần 33
- Soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
- Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Tuần 34
Những tác phẩm văn học 12 hay thi qua các năm
Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Việt Bắc (Tố Hữu)
Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
Tây tiến (Quang Dũng)
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Chí Phèo (Nam Cao)
Vợ nhặt (Kim Lân)
Theo tổng hợp của ban tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đây cũng là một trong những tác phẩm văn học thường xuyên được đưa vào đề thi môn Ngữ văn các năm như: đề thi THPT quốc gia năm 2016, đề thi đại học khối D năm 2012, đề thi đại học khối C năm 2009, thi tốt nghiệp THPT năm 2011…
Những câu hỏi xoay quanh tác phẩm này thường là phân tích tình huống truyện từ đó nói lên khát vọng của con người; cảm nhận về kết thúc của tác phẩm; cảm nhận vẻ đẹp lẩn khuất của người vợ nhặt cùng với một tác phẩm khác.
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Tác phẩm Rừng xà nu xuất hiện nhiều trong đề thi ở các năm 2012 trở về trước, những năm gần đây thì ít hơn. Các dạng đề thi quen thuộc là phân tích hình tượng cây xà nu và nhân vật Tnú.
Những tác phẩm văn học có khả năng thi THPT quốc gia 2023
Do 2 năm liên tiếp đã ra thơ (2020 là bài Việt Bắc, 2021 là bài Sóng), nên tới 80% năm 2023 sẽ ra vào các tác phẩm truyện ngắn, tùy bút, bút ký.
Tiêu biểu cho thể loại trên là các tác phẩm:
Vợ chồng A phủ
- Top 13 bài phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Top 30 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ siêu hay
Vợ nhặt
- Top 11 bài phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Top 8 bài phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
Người lái đò sông Đà
- Top 5 bài cảm nhận về hình tượng Người lái đò sông Đà siêu hay
- Top 10 mẫu phân tích hình tượng Người lái đò sông Đà hay nhất
- Top 11 bài phân tích hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà hay nhất
Ai đã đặt tên cho dòng sông
- 8 mẫu phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay chọn lọc
Đất Nước
- Top 5 mẫu phân tích 9 câu đầu bài Đất Nước hay chọn lọc
- Top 4 mẫu phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
Việt Bắc
- Top 6 mẫu cảm nhận bài thơ Việt Bắc hay chọn lọc
- Top 4 bài phân tích Việt Bắc đoạn 1 hay chọn lọc
Bí quyết làm bài thi Ngữ văn đạt điểm cao
Phân bố phù hợp thời gian làm bài cho từng phần
Thời gian làm bài môn thi Ngữ văn là 120 phút. Với cấu trúc đề quen thuộc 2 phần: Đọc – hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm), thí sinh cần có sự đầu tư đúng mức cho tất cả các phần, tránh mất thời gian quá nhiều cho riêng một nội dung nào.
Phần đọc – hiểu chỉ nên chiếm tối đa là 30 phút và để dành thời gian còn lại tập trung tập trung vào phần làm văn. Bên cạnh đó, thí sinh để dành 5 phút cuối giờ rà soát, sửa lỗi sai cho bài làm nhằm tránh những thiếu sót không đáng có.
Đọc nhiều loại sách khác nhau cũng giúp ích cho bài văn của bạn có chiều sâu, đa dạng kiến thức hơn
Đọc kỹ và phân tích đề thi
Các bạn nên dành khoảng 5 phút để đọc và kiểm tra nội dung đề, phát hiện sai sót (nếu có) của đề. Sĩ tử nên sử dụng một cách có hiệu quả thời gian này để đọc thật kỹ đề, xác định yêu cầu trọng tâm và phạm vi đề, đồng thời định hướng cách làm bài.
Đặc biệt, nếu không đọc kĩ đề, phân tích kĩ những từ khóa bạn sẽ dễ rơi vào những trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Ví dụ như phân tích sai hình tượng yêu cầu đề đưa ra, triển khai bài theo phương thức khác hoàn toàn đề nói đến, nhầm phân tính thành bình luận, chứng minh thành cảm nhận chẳng hạn…
Xác định đúng yêu cầu câu hỏi
Bạn cũng cần nắm vững các yêu cầu cụ thể của từng câu hỏi để làm bài hiệu quả, mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời. Với phần đọc hiểu: có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau, thí sinh cần đọc thật kỹ đề để tránh trả lời sai yêu cầu. Nếu đề hỏi “theo tác giả”, “theo văn bản” thì câu trả lời phải bám sát văn bản. Nếu đề hỏi “theo anh/chị” nghĩa là cần trình bày cách hiểu và quan điểm cá nhân mình về vấn đề. Độ dài từng câu trả lời vừa đủ, không nên viết dài, tránh cách trả lời dài dòng, lan man không trúng ý.
Hoàn thành nhanh các câu hỏi cơ bản
Trong đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây thường có mức độ phân hóa cao hơn so với năm trước. Cụ thể, theo đề minh họa phần làm văn có thêm một ý nâng cao chiếm từ 1 đến 2 điểm để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh vào các trường đại học. Các câu hỏi được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, bốn cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Vì vậy, các bạn cần phải phân bố thời gian làm bài hợp lý, tránh mất nhiều thời gian ở câu hỏi dễ và ngược lại, câu hỏi vận dụng sẽ cần nhiều thời gian làm bài hơn. Các câu hỏi cơ bản thường chỉ cần đúng ý, rõ ý là có thể đạt điểm tối đa.
Lập dàn ý để tránh bài làm thiếu ý, sót ý, lặp ý
Việc lập dàn ý sẽ không làm mất quá nhiều thời gian làm bài mà hiệu quả nó đem đến lại vô cùng lớn. Phần nghị luận văn học theo hướng ra đề minh họa của Bộ GD&ĐT sẽ không chỉ yêu cầu phân tích, cảm nhận một đoạn trích, một nhân vật mà còn có thêm yêu cầu đánh giá, bình luận, so sánh, liên hệ với một đối tượng liên quan. Để có thể sắp xếp tốt nhất các ý sao cho sáng tỏ yêu cầu của đề thì ngoài việc rèn luyện nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bạn còn cần đặc biệt chú ý đến cách sắp xếp luận điểm và sử dụng dẫn chứng liên hệ.
Không bỏ bất cứ câu nào
Với đặc thù của môn thi tự luận và cách thức đổi mới đề thi hiện tại, đề luôn khuyến khích thí sinh nêu ý kiến cá nhân, rèn luyện cho bạn cách nêu ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình. Do đó, bạn không nên bỏ bất cứ một câu hỏi hoặc một phần nào, bởi chỉ cần nêu rõ cách hiểu, cách nghĩ về vấn đề (hoặc nhận định, đánh giá về tác phẩm văn học) thì chắc chắn sẽ chạm được đến yêu cầu của đề, có thể giúp bạn lấy được điểm của phần đó.
Luyện viết thường xuyên là một trong những cách giúp bạn học tốt môn Văn
Có luận điểm rõ ràng khi viết bài
Với một bài văn rõ ràng luận điểm, ý tứ được hiện rõ trong các đoạn, giáo viên sẽ dễ dàng hài lòng và cho điểm cao hơn so với những câu văn lan man, không rõ ý.
Bạn không cần quá trau chuốt về từ ngữ, nhưng nhất thiết cần rõ ràng về mạch ý, ý phải bật lên được ở từng đoạn. Bài viết phải có hệ thống ý – luận điểm và triển khai thành đoạn văn, bài có thể thiếu ý, nhưng tuyệt đối không được viết toàn bộ thân bài chỉ trong một đoạn dài.
Một số điểm cần lưu ý để đạt điểm cao đối với môn Ngữ văn
- Về chữ viết, trình bày: Chữ viết cần đẹp, nếu không đẹp thì cần viết cẩn thận, rõ ràng. Chọn màu mực xanh sáng, không nên dùng màu mực đen vì chữ viết sẽ khó sáng sủa trên nền tờ giấy thi. Trình bày cẩn thận, hạn chế tối đa tẩy xóa. Các ý phải được trình bày tách biệt rõ ràng theo quy định viết đoạn.
- Ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ mạch lạc, còn cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. Khi bàn luận hoặc phân tích có đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tế và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.
- Khi nhận đề thi cần dành ít phút đọc kỹ xem đề yêu cầu gì, có mấy câu và mỗi câu mấy ý? Nhiều học sinh hay chủ quan chỉ đọc lướt đề, dẫn đến một câu có 2 – 3 ý nhưng chỉ làm một ý thì rõ ràng bài viết sẽ không được điểm cao.
- Lời văn cần tính hình tượng thì lời văn tha thiết, biểu cảm biết khai thác những điểm nhấn để lời văn được ngọt ngào, sắc bén và lập luận chặt chẽ, đưa vào những dẫn chứng cụ thể. Đồng thời, biết mở rộng vấn đề để liên lệ những câu văn, câu thơ cùng một chủ đề, một hình tượng văn học.
Làm sao để học tốt môn Văn lớp 12
Đọc nhiều sách
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc nhiều sách chính là cách để chúng ta tiếp thu những tinh hoa, nét đẹp ấy. Để học tốt môn Văn, bạn cần phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, để có thể vận dụng, liên hệ, tạo chiều sâu cho bài viết của mình. Hơn gì hết, đọc nhiều sách chính là phương pháp hữu hiệu giúp bạn làm được điều đó, và đó cũng chính là cách ôn tập môn Văn hiệu quả để bạn đạt kết quả cao trong kì thi Đại Học.
Việc đọc nhiều loại sách khác nhau sẽ giúp ích cho bạn tiếp cận được nhiều kiến thức hơn. Tốt nhất bạn không nên chú trọng vào riêng một loại sách chuyên môn về lĩnh vực nào đó, mà cần tìm hiểu nhiều lĩnh vực để tạo sự đa dạng, sâu rộng cho kiến thức của mình. Đọc sách có rất nhiều lợi ích: bạn học được cách thành lập bố cục và trình bày ý tứ, quan điểm của mình sao cho logic thông qua các bài viết khoa học; bạn học được cách trau chuốt câu văn, tạo được nhiều mỹ từ qua các tác phẩm văn học,… Tất cả đều sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở rộng kiến thức của mình, từ đó vận dụng vào bài văn sẽ làm tăng sự hấp dẫn, cũng như tạo được ấn tượng tốt với giám khảo chấm bài bởi vốn hiểu biết sâu rộng, độc đáo của mình.
Luyện viết văn
Luyện viết nhiều cũng là một trong số những phương pháp hữu hiệu giúp bạn ôn tập môn Văn chuẩn bị cho kì thi Đại Học. Học thì phải đi đôi với hành. Chúng ta học lý thuyết trên lớp, học cách tìm hiểu một đề văn thì chúng ta nên tập tự kiểm tra mình bằng cách luyện viết những dạng đề đó. Bạn có thể thực hành viết đoạn mở bài, kết bài sao cho chuẩn. Nếu đã ổn rồi thì chúng ta bắt đầu tự tính giờ cho mình và viết một bài văn hoàn chỉnh. Tốt nhất khi viết xong, bạn có thể trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô để cùng nhau góp ý, hoàn thiện hơn.
Chỉ cần một tuần dành ra ít thời gian luyện viết, chắc chắn kĩ năng viết của bạn sẽ ổn hơn đấy. Cố gắng tập trung và nghiêm túc làm bài, chắc chắn đến kì thi, bạn sẽ quen tay và hoàn thành tốt bài viết của mình mà không bị dư hay thiếu thời gian.
Áp dụng phương pháp học thuộc bài bằng sơ đồ tư duy
Đây là một trong số những cách học tốt, ôn tập tốt môn Văn cho kì thi Đại Học sắp đến cực kì hữu hiệu. Việc chuẩn bị cho kì thi quan trọng này đòi hỏi bạn phải trải đều thời gian cho nhiều môn và nhiều bài tập. Chính vì thế nên có đôi lúc bạn sẽ mệt mỏi khi phải nhớ rất nhiều kiến thức của các môn học. Hơn gì hết, học bằng sơ đồ tư duy sẽ cải thiện điều này.
Bằng cách tự mình hệ thống lại kiến thức đã học trên lớp bằng sơ đồ tư duy, sẽ là cách để bạn ghi nhớ bài học nhanh hơn rất nhiều. Bạn có thể vẽ sơ đồ vào cuốn sổ tay nhỏ, đem theo bên mình và xem khi rảnh rỗi, chắc chắn bạn sẽ nhớ lâu hơn. Việc nhớ kiến thức môn Ngữ Văn không hề khó, quan trọng là bạn phải kiên trì, tập trung và nghiêm túc học tập thì chắc chắn sẽ thành công.
Ghi nhớ nhiều dẫn chứng
Đây là một trong số những việc rất quan trọng và hữu ích, phục vụ bài viết của bạn, nhất là những dẫn chứng nghị luận xã hội. Một bài viết nghị luận xã hội khi đọc có nhiều sự liên hệ, dẫn chứng thực tế sẽ tạo thiện cảm, ấn tượng tốt với người đọc. Chúng ta không nên cứ mãi dùng một dẫn chứng cũ đã quá nhiều người biết trước đó thì sẽ tạo sự nhàm chán, đơn điệu. Thay vào đó, học thuộc nhiều dẫn chứng mới mẻ và vận dụng chúng một cách thuần thục, hợp lí, chắc chắn bài viết của bạn sẽ được đánh giá cao. Đó cũng là cách giúp bạn làm tốt môn Văn trong kì thi Đại Học.
Việc học thuộc nhiều dẫn chứng không đòi hỏi bạn quá nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần bạn chú ý những sự kiện mới trong xã hội thông qua báo đài, truyền hình, mạng internet. Thời gian chúng ta lướt facebook, zalo,…thì chúng ta xem qua một vài tin tức xã hội trong và ngoài nước để tìm hiểu thêm những thông tin mới mẻ, sẽ giúp ích cho bạn hơn rất nhiều.
Ôn tập kĩ phần Tiếng Việt
Phần Tiếng Việt (kĩ năng đọc – hiểu) là một phần khá quan trọng trong cấu trúc đề thi Ngữ Văn. Việc ôn tập tốt phần Tiếng Việt sẽ giúp bạn dễ dàng đạt tròn số điểm ở mục này. Để làm được điều đó không hề khó.
Điều trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc về phần Tiếng Việt. Các khái niệm, ví dụ, đặc điểm nhận dạng từ loại, biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt,..bạn cần phải nắm chắc và nắm rõ. Thêm vào đó, chúng ta phải luyện tập, làm bài tập thường xuyên để nâng cao sự nhạy bén, khả năng nhận dạng của mình. Điều đó đòi hỏi ở bạn sự cố gắng học tập, nghiêm túc học bài. Thành quả bạn đạt được sau những cố gắng đó chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Đây cũng chính là một trong những bí quyết ôn tập môn Văn hiệu quả cho kì thi Đại Học mà bạn có thể tham khảo.
Chuẩn bị nền tảng kiến thức lí luận văn học
Lí luận văn học vốn dĩ không được tính điểm trong thang điểm bài viết. Tuy nhiên, nó cũng hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc hình thành bài viết tốt. Phần kiến thức lí luận văn học không phải ai cũng có thể tiếp cận và học tốt một cách dễ dàng, vì vốn dĩ nó tương đối khó. Thế nhưng nếu nắm được những kiến thức cơ bản, nền tảng của lí luận văn học, bạn sẽ tạo được cơ sở vững chắc để làm tiền đề cho lập luận của mình. Chính vì thế nên phương pháp học tập này khá hữu hiệu cho bạn trong việc ôn tập môn Văn cho kì thi Đại Học sắp tới.
Trong chương trình Ngữ Văn 12 có một số văn bản dạy phần lí luận văn học, chúng ta nên tìm hiểu qua và nắm được trọng tâm của nó. Phần này không nhất thiết bạn phải sành sõi, nhuần nhuyễn học thuộc một cách máy móc. Hơn gì hết, nếu nắm được nhiều thì tốt, còn nếu bạn không đủ thời gian thì nắm những phần kiến thức nền tảng là ổn. Một bài viết có sự liên hệ, dùng lí luận văn học để gợi mở, dẫn dắt vấn đề thì sẽ tạo được ấn tượng tốt với người đọc. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên lạm dụng lí luận quá nhiều, vì nó sẽ như “con dao hai lưỡi”. Tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu kĩ và học tập nghiêm túc thì sẽ mang lại hiệu quả như ý muốn.
Tham khảo và luyện tập nhiều dạng đề khác nhau
Học trên lớp kết hợp xem bài giảng online
Chăm chỉ làm bài tập
Tránh lạm dụng quá nhiều sách tham khảo
Giải thích ngắn gọn
Đối với phần Nghị luận xã hội, không viết thành bài, dung lượng từ 2/3 đến 1 trang giấy thi. Đoạn văn phải đầy đủ các phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Vấn đề nghị luận được lấy từ văn bản phần đọc hiểu nên phải đọc kĩ và hiểu thấu đáo văn bản đọc hiểu. Trong đề thi, đối với câu viết đoạn, các bạn cần nắm được các dạng đoạn văn thường gặp như nghị luận về một đạo lý, hiện tượng xã hội, thông điệp rút ra từ văn bản đọc hiểu.
Chẳng hạn, đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội), chỉ cần trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Kết quả hoặc hậu quả của vấn đề? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển thêm hay không?
Đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, học sinh cần lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Mà trong một ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu có thể có nhiều thông điệp. Do vậy, học sinh cần giải thích ngắn gọn: Dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp đó trả lời câu hỏi Tại sao? Nếu ngược lại thì như thế nào? và rút ra bài học cho bản thân.
Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm
Với đề văn nghị luận văn học thường là nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ); Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi (nghị luận về một đoạn trích /nhân vật/chi tiết/tình huống truyện…); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để đạt kết quả tốt nhất ở câu nghị luận văn học, trong quá trình ôn tập, bạn cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi…), trào lưu, theo thể loại (trữ tình – tự sự – kịch – nghị luận)…
Cách ôn tập theo cách nhóm các tác phẩm không chỉ để phục vụ cho dạng đề liên hệ, so sánh mở rộng theo định hướng đề minh họa mà còn để làm tốt các dạng đề khác.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp