Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

0
168
Rate this post

Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

suy nghi cua em ve nhan vat be thu trong chiec luoc nga

Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

Bạn đang xem: Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

I. Dàn ý Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

1. Mở bài

Giới thiệu Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà. giới thiệu nhân vật bé Thu trong tác phẩm.

2. Thân bài

-Tâm trạng bé Thu trong những ngày đầu khi gặp cha:
+ Giật mình, hoảng sợ, mặt tái đi khi bất ngờ được ông Sáu ôm vào lòng.
+ Vụt chạy vào trong nhà cầu cứu má
–>  Bất ngờ trước sự xuất hiện của người đàn ông lạ mặt, không chấp nhận người đó là ba của mình vì không giống bức hình ba má chụp cùng nhau.

– Tâm trạng bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà:
+ Xa lánh, coi ông Sáu như người xa lạ
+ Không chịu gọi ông Sáu là ba
+ Nói trổng khi phải nhờ ông Sáu chắt nước…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà chi tiết tại đây.

 

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng nhất. Trong đó, tình phụ tử lại là thứ tình cảm rất đặc biệt. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những đề tài được rất nhiều tác giả lựa chọn trong những sáng tác của mình. Nguyễn Quang Sáng đã vô cùng thành công khi thể hiện thứ tình cảm ấy qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”.

Bé Thu trong tác phẩm có hoàn cảnh sống thiếu thốn tình cha từ khi còn nhỏ. Bởi hoàn cảnh chiến tranh, em đã phải xa cha của mình khi cha đi công tác chiến đấu. Thế nhưng trong tâm trí của cô bé ấy, luôn luôn có hình bóng của người cha với những điều tốt đẹp nhất. Thu thương cha vô cùng. Tưởng chừng như khi gặp lại cha sau quãng thời gian dài xa cách, nó sẽ chạy vào ôm cha thật chặt với những cảm xúc dồn nén đã lâu. Thế nhưng, Thu đã khiến cho người đọc bất ngờ khi em đã xa lánh cha và quyết liệt không chịu nhận cha. Suốt ba ngày ở nhà, ông Sáu chẳng đi đâu xa, luôn muốn gần con nhưng Thu vẫn từ chối tình cảm ấy. Thu chỉ nói với ba bằng những lời nói trống không, khi dọa đánh thì nó cũng chỉ nói “Cơm chín rồi!” một cách gọn lỏn. Khi má bắt nó trông nồi cơm, nó không thể chắt nước được, phải như cầu cứu người lớn nhưng nó quyết không nhờ ba giúp. Nó thà tự mình làm còn hơn nhờ ba nó. Đỉnh điểm của sự việc là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá vào bát cơm, nó hắt ngay ra làm cơm văng tung tóe ra sàn nhà. Ông Sáu không chịu nổi vì tính ương bướng của con, đã nổi giận đánh con vào mông. Nó tức giận bỏ bữa sang nhà bà ngoại.

Bé Thu qua cách khắc họa của tác giả trước khi nhận ra cha là một đứa bé ương bướng, có cá tính mạnh, cảm xúc cá nhân cao. Qua đây, ta cũng thấy sự tinh tế của tác giả trong việc khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật vô cùng đặc sắc, tài tình. Chính ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng đã đem đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc khác nhau về tâm lý của một đứa trẻ. Phải thực sự là một người có lòng yêu trẻ và thấu hiểu tâm lý trẻ thơ mới có thể khắc họa tâm lí trẻ thơ một cách sống động như vậy. Thế nhưng, bé Thu có những hành động, suy nghĩ như vậy cũng là điều dễ hiểu. Bởi em vẫn là một cô bé, tâm trí của em luôn có hình bóng một người cha trong bức ảnh chụp chung với má không có vết thẹo dài trên mặt. Vì thế, khi nhìn thấy ngoại hình khác của ông Sáu, bé Thu không chấp nhận cũng thể hiện rõ tình yêu thương ba tuyệt đối của mình.

Tình yêu thương đối với người cha của mình được thể hiện rõ nhất có lẽ ở giây phút ông Sáu phải đi ra chiến trường. Thu đã có những sự thay đổi trong ánh mắt, trên gương mặt của mình. Em đã đến ôm chầm lấy ba khi ông Sáu cất tiếng nói “Thôi, ba đi nghe con”. Đúng lúc ấy, em cũng đủ thét lên một tiếng “Ba….a….a”. Tiếng thét ấy như xé tan bầu không khí trong căn phòng. Nó như xe cả ruột gan của những người chứng kiến điều ấy. Tiếng ba như kìm nén bao lâu, như chất chứa biết bao tâm trạng. Thu chạy nhanh đến ôm ba, dang chặt tay ôm lấy cổ, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc. Nó nhất định không cho ba đi. Lý do bé Thu thay đổi đột ngột cách suy nghĩ và hành động như vậy là bởi trong buổi tối sang ngủ nhà bà ngoại khi giận dỗi ba, nghe bà kể lại lí do về vết thẹo dài trên mặt của ba, Thu hiểu ra chuyện và hối hận vô cùng. Chính vì thế, ngày hôm chia tay ba, Thu mới có những hành động khác hẳn với những ngày khi ông Sáu ở nhà. Thu nhất quyết không cho ba đi nhưng khi nghe ba đi công việc kháng chiến, hứa mua cho em một chiếc lược làm quà nên Thu đã để cho ba đi. Em rất ương bướng nhưng cũng là cô gái giàu tình cảm, yêu thương ba và cũng rất hồn nhiên, vui tươi.

Bé Thu trong tác phẩm là một cô bé mang nhiều cảm xúc khác nhau. Diễn biến tâm lí của em cũng thể hiện rõ em là một đứa bé có lòng yêu thương cha vô bờ bến. Tác phẩm cũng ca ngợi tình cảm phụ tử, tình cảm gia đình thiêng liêng, đáng trân trọng trong thời kì chiến tranh.

——————-HẾT—————–

Để cảm nhận được tình cảm gia đình thiêng liêng được thể hiện qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà, Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/suy-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-be-thu-trong-chiec-luoc-nga/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp