Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

0
115
Rate this post

Đề bài: Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Xem thêm: Nhập vai nhân vật Vũ Nương kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương

I. Dàn ý Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và hình tượng nhân vật Vũ Nương.
– Nêu cảm nhận chung về ý nghĩa cái chết của nhân vật trong tác phẩm.

2. Thân bài

a. Khái quát những nét chính về chân dung nhân vật
– Trước khi kết hôn: sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo khó, tư dung tốt đẹp
– Sau khi kết hôn:
+ Là người vợ hiền, hết mực giữ gìn khuôn phép, chung thủy, giữ trọn phẩm tiết
+ Là người con dâu hiếu thảo, chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo
– Sau khi gieo mình xuống sông:
+ Được các nàng tiên cứu thoát và sống nơi cung nước.
+ Gặp lại Phan Lang – người quen cùng làng. Nàng quyết định trở về nhân gian gặp lại Trương Sinh trong thoáng chốc rồi nói lời từ biệt.

b. Cái chết của Vũ Nương phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
– Vũ Nương quyết tâm lấy cái chết để minh chứng sự trong sạch.
– Cái chết của nàng thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc không lối thoát.
– Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương
+ Sự ghen tuông đến mức mù quáng, u tối của Trương Sinh
+ Chế độ nam quyền với hệ tư tưởng trọng nam khinh nữ.
+ Cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến gia đình li tán, sự cách biệt chính là nguyên nhân là nảy sinh sự nghi ngờ và mâu thuẫn.
+ Lời nói ngây thơ, thật thà của bé Đản là chất xúc tác làm bùng phát cơn ghen của Trương Sinh.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa cái chết của nhân vật Vũ Nương.

II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Chuẩn)

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh kiệt tác “Truyện Kiều” tái hiện thành công số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều thì “Chuyện người con gái Nam Xương” cũng là một tác phẩm tiêu biểu khắc họa chân thực bi kịch của người phụ nữ. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua cái chết của nhân vật Vũ Nương. Đây là chi tiết cho thấy sự tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát của nhân vật trong xã hội đầy rẫy bất công.

Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, hiền dịu, có tư dung tốt đẹp, tính cách thùy mị, nết na khiến cho Trương Sinh đem lòng yêu mến. Sau khi kết hôn với Trương Sinh, nàng hết mực giữ gìn khuôn phép. Sau khi chồng đi lính, nàng một mình nuôi con nhỏ, hiếu thuận với mẹ chồng và một lòng một dạ chung thủy chờ chồng. Những tưởng với những vẻ đẹp đó, hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng. Tuy nhiên, khi Trương Sinh trở về cũng là nàng phải rơi vào bi kịch. Vì tin vào lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, ghen tuông và ruồng rẫy nàng. Trước sự ghen tuông mù quáng của chồng, Vũ Nương hết lời thanh minh nhưng không nhận được sự thấu hiểu, nàng phải tìm đến cái chết bi thảm.

Trước hết, cái chết là chi tiết phản ánh chân thực bi kịch của nhân vật Vũ Nương. Dù là người phụ nữ có tư dung tốt đẹp và có ý thức giữ gìn tiết hạnh nhưng nàng vẫn phải gánh chịu bi kịch bị ruồng rẫy, bị coi thường và chịu sự đánh giá bất công, hà khắc bởi chế độ phong kiến và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Khi bị chồng hiểu nhầm, nghi ngờ sự chung thủy và hắt hủi, nàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhảy sông tự vẫn.

Trước những lời buộc tội của Trương Sinh, Vũ Nương mượn bến Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời giãi bày của nàng thể hiện sự bất lực khi tìm đến cái chết sau những cố gắng không thành . Hành động tự vẫn thể hiện sự quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá . Đối với nàng phẩm giá và tiết hạnh quan trọng hơn sự sống . Cái chết là lựa chọn cuối cùng để nàng minh oan và bảo toàn danh dự . Cái chết của nàng thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc không lối thoát, đồng thời thể hiện rõ số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Cái chết oan uổng và đầy đau đớn của Vũ Nương đã gián tiếp lên án phê phán chế độ nam quyền, xem trọng quyền uy, tiếng nói của người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân giữa nàng và trương sinh vốn là cuộc hôn nhân không bình đẳng. Trương Sinh chỉ cần ” nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Trong những ngày tháng làm dâu nhà họ trương, nàng luôn phải giữ gìn khuôn phép trước sự đa nghi của chồng. Ngoài ra cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương khi nàng phải sống trong cảnh ly tán, xa chồng. Bởi vậy, lời nói ngây thơ của bé Đản vô tình trở thành chất xúc tác tạo nên nút thắt và sự hiểu nhầm của Trương Sinh sau những tháng ngày xa cách vợ con. Có thể nói, sống trong xã hội phong kiến bất công, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức là bi kịch không lối thoát. Qua đó, chúng ta có thể thấy được niềm thương cảm của tác giả Nguyễn Dữ với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Như vậy, qua cái chết đầy bi kịch của nhân vật Vũ Nương, chúng ta có thể thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng nam quyền. Chi tiết về cái chết của nàng đã tạo nên giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

———————-HẾT—————————

Tìm hiểu về cuộc đời và số phận của nàng Vũ Nương, bên cạnh bài Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu lớp 9 đặc sắc khác như: Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương, Suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương, Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương, Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/suy-nghi-ve-cai-chet-cua-nhan-vat-vu-nuong-trong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp