Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà
Bạn đang xem: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà
Bài văn mẫu Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà
Hoà bình, tự do hôm nay mà ta có được là bao xương máu đổ xuống của cha anh. Những năm tháng chiến tranh đầy khói lửa đã khiến cho bao nỗi mất mát nặng nề, nỗi xót xa đắng cay khi mất đi người thân, nỗi cô đơn trống trải nơi chiến trường của những cơn người xa quê, những giọt nước mắt của bao người vợ, người con tiễn chồng ra trận đều xót xa vô bờ. Và trong những khổ đau ấy, tình cảm gia đình, tình thân gắn bó bền chặt lại càng ngời sáng biết bao. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện lại một mảng màu của chiến tranh quá tình cha con thắm thiết sâu sắc, tiêu cho cuộc sống gia đình những năm chiến tranh bom đạn.
Ông Sáu- một chiến sĩ cách mạng dũng cảm nơi chiến trận. Xa con khi bé Thu mới lên một, ròng rã mấy năm không được gặp con, niềm ao ước thấy bóng hình con, được nghe tiếng con yêu gọi “ba” luôn là nỗi mong chờ khó tả trong ông. Nơi chiến trường, những lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi ngồi nhớ con, ông chỉ có thể ngắm nhìn bé quá tấm hình đã cũ, tấm hình mà ông luôn nâng niu trân trọng, gìn giữ. Bé Thu là một nguồn sống lớn lao, là một phần máu thịt của ông. Ngày nghỉ phép, ông Sáu cùng người bạn thân nơi chiến trường trở về quê hương. Nỗi nôn nóng, mong chờ gặp con pha lẫn niềm hạnh phúc, háo hức vô bờ. Thuyền chưa cập bến ông đã vội nhảy xuống, dang hai tay đón đợi đứa con bé nhỏ sà vào lòng mình, cất tiếng gọi ba thương mến. Nhưng đớn đau thay khi ông nhận lại được chỉ là nỗi sợ hãi phũ phàng của cô con gái chỉ vì vết thẹo dài trên má ông mà chiến tranh đã khiến hình hài ông Sáu trở nên dị dạng. Ông hụt hẫng và đắng cay xiết bao, khi nỗi mong chờ bấy lâu ấy lại chẳng được như điều ông đã nghĩ.
Những ngày bên con, ông luôn cố gắng để được gần con nhiều hơn, được sẻ chia, vỗ về, kể cho con nghe những câu chuyện nơi chiến trường xa xôi của bố. Nhưng sự xa lánh của bé Thu khiến ông nghẹn ngào, buồn bã. Còn điều gì đớn đau hơn khi giọt máu của mình lại chẳng nhận mình là cha.Trong bữa cơm gia đình, ông gắp cho con yêu món trứng cá nhưng bé Thu không chấp nhận, hất đi, trong nỗi đau tột cùng ôn đã lỡ đánh con, đó là điều luôn khiến cho ông ân hận.
Ngày ông Sáu phải trở lại chiến trường, khi mà Thủ được bà giải thích về nguyên nhân của vết thẹo trên má, bé ân hận vô cùng. Trong ánh mắt em không còn vẻ ngang bướng, cố chấp mà ánh mắt ấy đượm buồn, một nỗi buồn khôn tả. Em hiểu được mọi điều em càng thương và quý ba nhiều hơn. Tiếng ” Ba..a….a” thét lên trong buổi chia tay là mónq ùa tuyệt diệu của con gái dành cho ông Sáu. Đó là tiếng ba mà em đã dồn nén bấy lâu cũng là biết bao thời gian ông Sáu mong chờ được nghe điều ấy. Tình thương và quý trọng bà mạnh liệt đã thôi thúc em, em chạy đến ôm chặt lấy ba hôn lên tóc, lên má, lên cổ và hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ba. Còn điều gì hạnh phúc hơn đối với ông Sáu lúc bấy giờ, bé Thu đã nhận ra ông, lời hứa mùa cho bé chiếc lược ngà cũng là lời chia tay cuối, là lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.
Trở lại chiến trường ông dồn hết tình cảm của mình làm cho con gái chiếc lược như lời hứa. Chiến tranh cướp đi sinh mạng mình, trước khi nhắm mắt, ông không quên rút từ trong túi chiếc lược thay lời trăng trối trao tận nó cho bé Thu. Thu rồi lớn lên trở thành một cô giao liên đầy trưởng thành và bản lĩnh, bước tiếp con đường đầy chông gai mà ba cô đã cống hiến, hi sinh đời mình cho Tổ quốc thương yêu. Tình phụ tử ông Sáu -bé Thủ đã sáng ngời và đẹp đẽ như thế.
Chiến tranh đã khiến cho bao người thân phải xa cách, cho con phải mong ngóng từng ngày dáng bố, cho bố phải nhớ con. Chiến tranh đã cướp đi nhân hình của con người, thậm chí cướp đi mạng sống nhưng không giết chết được sợi dây máu thịt kết nối tình phụ tử. Bên cạnh tình phụ tử, tình cảm gia đình còn thể hiện ở tình cảm vợ chồng gắn bó. Những năm xa gia đình, dù hiểm nguy nhưng vợ ông Sáu vẫn không quản ngại lên thăm chồng khi có dịp, là một hậu phương vững chắc cho tiền tuyến khi ở nhà chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Vợ ông là một người phụ nữ bao dung và nghị lực, người vợ chịu khổ đau khi mất đi người chồng vẫn vững vàng nuôi con khôn lớn, chấp nhận cho bé Thu tham gia vào kháng chiến, dẫu biết rất hiểm nguy. Đó là một sự cao thượng và tình yêu đất nước, nỗi căm thù giặc trong lòng người phụ nữ. Bên cạnh đó ,tình mẹ con, tình bà cháu, tình bạn cũng hiện lên thật bình dị nhưng chứa chan tình người. Đó là những lời giải thích ân cần và thấu đáo của bà cho bé Thu. Đó là chú Ba-người bạn đồng hành của ông Sáu- người cha thứ hai của bé Thu đầy trách nhiệm, nhạy cảm và đầy yêu thương. Những tình cảm ấy thật tuyệt vời biết bao, dẫu trong bao hiểm nguy, thách thức, đau đớn thì tình thân, tình cảm gia đình vẫn luôn rạng ngời, toả sáng bất diệt.
Qua tác phẩm “Chiếc lược ngà” em cảm nhận được một tấm lòng trắc ẩn, lớn lao của một tác giả vùng đất Nam Bộ thân yêu. Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định được chân giá trị vững bền nhất trong đời sống, chân giá trị của tình thân.
——————–HẾT——————–
Viết về chủ đề gia đình, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã mở ra trước mắt người đọc một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh. Tìm hiểu về tác phẩm, bên cạnh bài Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích Chiếc lược ngà, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận về truyện ngắn Chiếc lược ngà, Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà, Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp