Tả lại một loại cây vào dịp Tết

0
62
Rate this post

Đề bài: Tả lại một loại cây vào dịp Tết

ta lai mot loai cay vao dip tet

Tả lại một loại cây vào dịp Tết

Bạn đang xem: Tả lại một loại cây vào dịp Tết

 

I. Dàn ý tả lại một loại cây vào dịp Tết

1. Mở bài

Giới thiệu cây sắp miêu tả:
– Cây đào
– Giới thiệu theo mùa (mùa xuân)

2. Thân bài
* Tả bao quát:
– Cây đào rất đẹp, chẳng khác nào ngọn đuốc đang bừng cháy
– Cây đào được đặt trong một chiếc bồn
* Tả chi tiết:
– Rễ: cắm sâu vào lòng đất
– Gốc: sần sùi, bong tróc những lớp vẩy…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết đầy đủ Dàn ý tả lại một loại cây vào dịp Tết tại đây
 

II. Bài văn mẫu Tả lại một loại cây vào dịp Tết

“Bông đào nho nhỏ
Cánh đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là Tết đến”

Trên mọi nẻo của dải đất hình chữ S đều rộn ràng chuẩn bị mừng xuân, đón Tết khi thấy hoa đào nở. Năm nay, cây đào ở trước nhà ông tôi cũng khoe sắc hồng tươi từ khá sớm với nắng mới ngày xuân.

Bước vào cổng, ai ai cũng trầm trồ khen cây đào đẹp quá. Cây đào chẳng khác nào ngọn đuốc đang bừng cháy. Ngọn đuốc đặc biệt này được đặt trong chiếc bồn gạch màu nâu đất. Hẳn là rễ đào đã cắm sâu vào lòng đất nên qua một mùa mưa bão, cây đào vẫn hiên ngang mọc thẳng trước sân. Năm ngoái, cây đào khá lớn. Ông tôi mua về khi nó được trồng trong chiếc chậu sứ tráng men màu xám. Ra Giêng, ông tiếc vì đào ra lá quá đẹp nên giữ lại trồng. Nắng mưa bốn mùa đã giúp cây đào lớn nhanh như thổi. Gốc đào giờ sần sùi, bong tróc những lớp vẩy nâu đen như thể nó là cây đào già. Thân đào chỉ ngắn chừng nửa mét, tròn tròn và vững chắc tựa chân của một chú voi nào đó. Từ thân, không biết bao nhiêu là cành mọc ra. Cành đào chỉ bằng ngón tay người lớn, thon dần về ngọn. Các cành mọc ra tứ phía nhưng rồi vẫn hướng lên trời. Ông tôi bảo các cành vươn lên trời để đón nắng, đón mưa. Hình như nhờ chúng chăm chỉ đón mưa nắng nên lá hoa của nó bao giờ cũng tốt tươi, thắm sắc. Cuối đông, lá đào gần như rụng hết. Mấy chiếc lá già còn sót lại cũng không đủ che ấm cho cây đào. Nó cứ thế trơ cành giữa cái buốt giá mùa đông.

Ấy vậy mà khi tôi ngắm nhìn những cành đào trơ trụi ấy, tôi mới biết muôn vàn nụ đào e ấp. Xuân về, chim én từ xa thánh thót gọi những nụ đào ngủ đông thức giấc. Những nụ đào bắt đầu xòe hoa. Sáng Mùng Một Tết, những bông đào nở rộ như ngày hội của chúng. Mỗi bông hoa nhỏ bằng hoa mơ. Nhưng không chỉ có năm cánh trắng như hoa mơ, hoa đào gồm nhiều cánh hồng mỏng xếp xen kẽ với nhau. Nhụy đào là những sợi tơ li ti điểm vàng. Dưới nắng xuân, hoa đào lung linh hơn bao giờ hết. Mẹ tôi đã sắm một chiếc đèn dây để trang trí cho cây đào. Tối tối, chiếc đèn nhấp nháy với đủ thứ sắc màu. Cây đào cũng đón Tết với những câu đối đỏ, những chiếc đèn lồng nhỏ xinh và những phong bao lì xì in hình chú chuột ngộ nghĩnh. Những ngày đầu năm, nắng ấm làm lộc đào ra nhiều lá non. Lá đào bé như lá tre, nhưng ngắn và dày hơn. Lá xanh tươi mơn mởn, đầy sức sống.

Mỗi lần ai đó khen cây đào, ông tôi chỉ cười.

Có cây đào, Tết nhà tôi dường như trở nên đầm ấm hơn. Hình ảnh cây đào thắm hồng đã quá quen với mỗi người con đất Việt. Cây đào là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, cũng là loài cây gửi gắm ước mong một năm mới bình an, no đủ, thắm sắc như hoa tươi, nụ xanh của nó.

———————–HẾT————————-

Tìm hiểu thêm về những loài hoa được coi là biểu tượng của ngày tết cổ truyền ở Việt Nam, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Tả cây hoa mai ngày Tết, Tả cây hoa đào hoặc cây hoa mai, Tả vẻ đẹp của cây hoa đào đang trổ bông vào những ngày sắp Tết tại Thuthuat.Taimienphi.vn.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ta-lai-mot-loai-cay-vao-dip-tet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp