Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới cần phải chống biến đổi khí hậu?

0
115
Rate this post

Biến đổi khí hậu là gì?

“Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm. Nhưng có thể khác tùy theo mục đích sử dụng.” Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển.  Các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. Theo đó biến đổi khí hậu là những biến đổi theo chiều hướng xấu ở các môi trường tự nhiên môi trường sinh hoạt hoặc vật lí trên thục tế đời sống của con người.  Mang đến tác động tiêu cực cụ thể và trực tiếp tới thời tiết, gây ảnh hưởng xấu tới toàn sinh vật trên trái đất. Chúng ta có thể nhận thấy những biến đổi xấu của thời tiết hầu hết đều do thay đổi  khí hậu. Chúng khiến thời tiết dần trở nên khắc nghiệt hơn. Nên khi thấy tình trạng khí hậu đang theo chiều hướng cực đoan.  Đồng nghĩa chúng sẽ mang theo nhiều biểu hiện xấu hư lũ lụt, thiên tai, sóng thần,… mà thế giới buộc phải đối mặt.

Ngoài ra thì có thể hiểu sự biến đổi này là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định được tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Thông qua sự thay đổi thì có thể thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Ví dụ: ấm lên, lạnh đi… hay sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới biến đổi khí hậu . Biến đổi khí hậu sẽ có tác động hết sức lớn đến sự sống cũng như hoạt động của con người

Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu

Nguyên nhân và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Nguyên nhân

Khi khí nhà kính bao phủ Trái Đất, chúng sẽ giữ lại nhiệt của mặt trời. Hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Thế giới đang nóng lên với tốc độ nhanh hơn mọi thời điểm từng ghi nhận trong lịch sử.

Sản xuất năng lượng

Quá trình tạo điện và nhiệt từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. Phần lớn điện được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra cacbon dioxit và nitơ oxit – những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm Trái Đất và giữ lại nhiệt của mặt trời. Chỉ một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Trái ngược với nhiên liệu hoá thạch, năng lượng tái tạo thải ra rất ít hoặc không hề thải ra khí nhà kính hay các chất gây ô nhiễm không khí.

Sản xuất hàng hoá

Các ngành sản xuất và công nghiệp tạo ra khí thải, phần lớn là từ việc đốt cháy nhiên liệu hoá thạch để tạo ra năng lượng nhằm sản xuất xi măng, sắt, thép, điện, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Ngành khai khoáng, xây dựng và các quy trình công nghiệp khác cũng phát thải khí. Các loại máy móc dùng trong quá trình sản xuất thường hoạt động nhờ than, dầu hoặc khí đốt; trong khi đó, một số vật liệu như nhựa được làm từ hoá chất có nguồn gốc nhiên liệu hoá thạch. Ngành công nghiệp sản xuất là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.

Chặt phá rừng

Việc phá rừng để xây dựng nông trại hoặc đồng cỏ hay vì lý do nào khác cũng đều tạo ra khí thải do cây xanh khi bị chặt sẽ thải ra lượng cacbon tích trữ trong đó. Hằng năm, có khoảng 12 triệu hecta rừng bị huỷ diệt. Vì cây xanh hấp thụ cacbon dioxit, nên chặt chúng đi cũng có nghĩa là hạn chế khả năng của tự nhiên trong việc giảm khí thải trong bầu khí quyền. Phá rừng, cùng với hoạt động nông nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác, là nguyên nhân gây ra khoảng một phần tư lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu.

Sử dụng phương tiện giao thông

Hầu hết ô tô, xe tải, tàu thuyền và máy bay hoạt động bằng nhiên liệu hoá thạch. Theo đó, giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, đặc biệt là cacbon dioxit. Phương tiện đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất do phải đốt cháy các sản phẩm gốc dầu mỏ (như xăng) trong động cơ đốt trong. Trong khi đó, lượng khí thải từ tàu thuyền và máy bay vẫn tiếp tục tăng. Giao thông vận tải chiếm gần một phần tư lượng khí thải carbon dioxit toàn cầu liên quan đến năng lượng. Xu hướng này cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải trong những năm tới.

Sản xuất lương thực

Quá trình sản xuất lương thực thải ra khí cacbon dioxit, mê-tan và các loại khí nhà kính khác theo nhiều cách, chẳng hạn như phá rừng và khai khẩn đất trồng trọt và chăn thả, làm thức ăn cho gia súc, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt cũng như sử dụng năng lượng (thường là nhiên liệu hoá thạch) để chạy các thiết bị trong nông trại hay tàu cá. Tất cả những hoạt động này khiến ngành sản xuất lương thực trở thành một nguồn đáng kể gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, việc phát thải khí nhà kính còn đến từ hoạt động đóng gói và phân phối lương thực.

Cấp điện cho các toà nhà

Các toà nhà dân cư và trung tâm thương mại tiêu thụ hơn một nửa mức tiêu thụ điện trên toàn cầu. Do tình trạng không ngừng sử dụng than, dầu và khí tự nhiên để sưởi và làm mát, các toà nhà thải ra một lượng khí thải nhà kính đáng kể. Nhu cầu sưởi ấm và làm mát gia tăng, số người sở hữu máy điều hoà không khí gia tăng, đồng thời mức tiêu thụ điện cho mục đích chiếu sáng và sử dụng thiết bị gia dụng/thiết bị kết nối cũng gia tăng; tất cả cùng góp phần làm tăng lượng phát thải cacbon dioxit liên quan đến năng lượng từ các toà nhà trong những năm gần đây.

Tiêu thụ quá mức

Ngôi nhà của bạn, cách bạn sử dụng điện, cách bạn di chuyển, những thứ bạn ăn và những thứ bạn vứt bỏ, tất cả đều góp phần vào việc phát thải khí nhà kính. Việc tiêu thụ các hàng hoá như quần áo, đồ điện tử và đồ nhựa cũng vậy. Một lượng lớn khí thải nhà kính trên toàn cầu có kiên quan đến các hộ gia đình. Lối sống của chúng ta có tác động rất lớn đến hành tinh này. Những người giàu nhất chịu trách nhiệm lớn nhất: 1% dân số giàu nhất toàn cầu phát thải lượng khí nhà kính nhiều hơn so với mức của 50% dân số nghèo nhất.

Biến đổi khí hậu đang vô cùng nghiêm trọng
Biến đổi khí hậu đang vô cùng nghiêm trọng

Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới cần phải chống biến đổi khí hậu?

Tình trạng nhiệt độ nóng lên theo thời gian làm thay đổi đặc điểm thời tiết và phá vỡ sự cân bằng vốn có của tự nhiên. Tình trạng này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho con người cũng như các sinh vật sống trên Trái Đất.

Nhiệt độ nóng lên

Khi nồng độ khí nhà kính tăng lên, nhiệt độ trên bề mặt toàn cầu cũng tăng theo. Thập kỷ 2011-2020 vừa qua được ghi nhận là nóng nhất trong lịch sử. Kể từ những năm 1980, nhiệt độ của thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước đó. Gần như toàn bộ các khu vực trên đất liền đều ghi nhận thêm nhiều ngày nóng và đợt sóng nhiệt. Nhiệt độ tăng lên làm gia tăng các bệnh gây ra do nhiệt độ cao và khiến việc thực hiện các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Rủi ro cháy rừng cao hơn và lây lan nhanh hơn rất nhiều khi khí hậu nóng lên. Nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới.

Hình thành thêm nhiều cơn bão dữ dội

Những cơn bão lớn đang trở nên khốc liệt hơn và xuất hiện thường xuyên hơn ở nhiều khu vực. Do nhiệt độ tăng, nước bốc hơi càng nhiều khiến tình trạng mưa cực lớn và ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, kéo theo thêm nhiều cơn bão huỷ diệt. Tình trạng nước biển nóng lên cũng ảnh hưởng đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới. Các cơn lốc xoáy, cuồng phong và bão đều lớn mạnh thêm nhờ dòng nước nóng trên mặt đại dương. Những cơn bão như vậy có thể phá huỷ nhà cửa và các khu dân cư, gây ra thiệt hại về người cũng như mất mát lớn về kinh tế.

Khô hạn kéo dài

Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến nguồn nước hiện có, khiến nước càng trở nên khan hiếm ở thêm nhiều khu vực. Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến tình trạng thiếu nước ở nhiều khu vực càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm gia tăng nguy cơ hạn hán nông nghiệp và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ và khiến hệ sinh thái càng dễ bị tổn thương. Hạn hán còn gây ra những trận bão cát và bụi khắc nghiệt có thể di chuyển hàng tỷ tấn cát qua các châu lục. Các sa mạc ngày càng mở rộng, làm diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại. Nhiều người đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn nước sạch hàng ngày.

Nước biển nóng lên và ngày càng dâng cao

Đại đương hấp thụ phần lớn lượng nhiệt phát sinh từ tình trạng nóng lên toàn cầu. Trong vòng hai thập kỷ qua, tốc độ nước biển nóng lên đã tăng mạnh ở mọi độ sâu của đại dương. Khi đại dương nóng lên, thể tích đại dương cũng tăng lên do nước nở ra khi nóng lên. Các tảng băng tan cũng làm mực nước biển dâng, đe doạ các cộng đồng ven biển và hải đảo. Ngoài ra, đại dương hấp thụ cacbon dioxit, giữ cho chúng không bay vào khí quyển. Tuy nhiên quá nhiều cacbon dioxit lại làm tăng tính axit của đại dương và ảnh hưởng đến các sinh vật biển và rạn san hô.

Các loài sinh vật biến mất

Biến đổi khí hậu đe doạ đến sự tồn tại của các loài sinh vật cả trên cạn lẫn dưới biển. Nguy cơ ngày càng tăng khi nhiệt độ càng lên cao. Do biến đổi khí hậu, các sinh vật trên thế giới đang biến mất dần với tốc độ nhanh hơn gấp 1.000 lần so với mọi thời điểm từng được ghi nhận trong lịch sử loài người. Một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vòng vài thập kỷ tới. Cháy rừng, thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh xâm hại là một trong những mối nguy hại có liên quan đến biến đổi khí hậu. Một số giống loài có thể di cư và tiếp tục tồn tại, tuy nhiên không phải loài nào cũng làm được như vậy.

Thiếu thốn lương thực

Sự thay đổi về khí hậu cũng như sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan là một trong những lý do làm gia tăng nạn đói cũng như tình trạng thiếu thốn dinh dưỡng. Thuỷ sản, cây trồng và vật nuôi có thể bị huỷ hoại hoặc năng suất sẽ kém đi. Khi mà nồng độ axit trong nước biển tăng cao, nguồn hải sản đang nuôi sống hàng tỷ người đang bị đe doạ. Sự thay đổi của lớp băng tuyết ở nhiều vùng cực Bắc đã làm gián đoạn nguồn lương thực đến từ hoạt động chăn nuôi, săn bắn và đánh cá. Tình trạng nóng lên có thể làm giảm nguồn nước và mất đi những đồng cỏ để chăn thả, làm giảm năng suất mùa vụ và ảnh hưởng đến gia súc.

Thêm nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ

Biến đổi khí hậu là mối đe doạ về sức khoẻ lớn nhất mà con người phải đối mặt. Tác động đến khí hậu đã và đang gây hại cho sức khoẻ con người, từ những vấn đề như ô nhiễm không khí, bệnh dịch, hiện tượng thời tiết cực đoan, việc bắt buộc phải di dời, áp lực đến sức khoẻ tinh thần và sự gia tăng của nạn đói, cho đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở những khu vực mà con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực cần thiết. Mỗi năm, các yếu tố môi trường đã lấy đi sinh mạng của khoảng 13 triệu người. Những thay đổi về thời tiết đang làm gia tăng dịch bệnh và các hiện tượng thời tiết cực đoan, dẫn đến số người thiệt mạng ngày càng tăng và khiến cho hệ thống y tế không thể theo kịp.

Nghèo đói và di dân

Biến đổi khí hậu làm gia tăng các yếu tố khiến con người rơi vào đói nghèo. Lũ lụt quét trôi các khu ổ chuột ở đô thị, phá hoại nhà cửa và kế sinh nhai. Sức nóng có thể khiến các công việc ngoài trời trở nên khó khăn hơn. Tình trạng khan hiếm nước có thể ảnh hưởng mùa vụ. Thập kỷ vừa qua (2010-2019), các hiện tượng thời tiết đã khiến ước tính khoảng 23,1 triệu người phải di dời, khiến họ càng dễ lâm vào đói nghèo. Hầu hết người tị nạn đến từ những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu cũng như ít có khả năng sẵn sàng thích ứng.

Biến đổi khí hậu và những tác động tới sự sống
Biến đổi khí hậu và những tác động tới sự sống

Những giải pháp cần có đối với ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu

Nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và tận dụng những mặt tích cực của biến đổi khí hậu dựa trên cơ sở đánh giá khách quan và những dự báo có tính dài hạn để từ đó có những giải pháp phù hợp.

Tăng cường phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho mọi tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành nhất là những diễn biến trong bối cảnh mới. Sau đại dịch Covid-19, cần có cách thức mới để người dân thấy được biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân tác động tới sức khỏe và ảnh hưởng tới hệ sinh thái, con người gắn bó với hệ sinh thái và phải chống chịu, thích ứng.

Biến đổi khí hậu đã được khẳng định là một nhân tố ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu , do vậy về quan điểm chúng ta chấp nhận những ảnh hưởng này để có những giải pháp phù hợp, trong đó có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởng có tính tích cực, biến những thách thức của biến đổi khí hậu thành những cơ hội để chủ động giảm thiểu và thích ứng dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hòa, tính  hiệu quả, phù hợp với diễn thế của thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.

Xét trong bối cảnh mới, một trong những điểm nghẽn để giải quyết những vấn đề liên quan đến thể chế đó là “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Giải pháp phù hợp trong ứng phó với biến đổi khí hậu cần dựa vào tiếp cận thị trường trước hết là vai trò của doanh nghiệp và người dân nhằm tạo ra cơ chế tạo nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính. Hiện tại quỹ ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang vận hành ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như một số nước ở chấu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…, nếu doanh nghiệp và người dân tiếp cận quỹ này sẽ có được nguồn lực tài chính không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Thị trường Cac Bon là một cơ chế tài chính tốt trên thị trường, Việt Nam nên sớm hình thành và tham gia vào thị trường này.

Cần phải căn cứ vào kịch bản đưa ra do biến đổi khí hậu , nhất là kịch bản nước biển dâng thêm 1m từ nay đến cuối thế kỷ 21 để có những tính toán đầy đủ và phương án qui hoạch phù hợp đối với hoạt động sản xuất các ngành, lĩnh vực, phân bố dân cư và chuyển đổi phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ phù hợp.

Trong qui hoạch và xây dựng chính sách cần phải lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu để có biện pháp chủ động ứng phó phù hợp với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với từng ngành, lĩnh vực và từng vùng phù hợp với thực tiễn đang và sẽ diễn ra.

Cần có những giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực và từng vùng đối với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu xét trong bối cảnh mới. Trước hết chú trọng tới ngành nông nghiệp trong việc cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ chống chịu mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với từng vùng, ưu tiên hàng đầu là vùng đồng bằng sông cửu long, triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết 120 của Chính phủ để phát triển bền vững vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh biến đổi khí hậu . Những vùng khác phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi vùng để có những giải pháp phù hợp, đối với vùng ven biển, ưu tiên hàng đầu là ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới, đối với vùng miền núi là lũ lụt, lũ quét, hạn hán, lốc xoáy và thoái hóa đất.

Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chỉ một mình Việt Nam sẽ không giải quyết được, chính vì vậy cần có sự phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hơn nữa chúng ta đã cam kết cùng nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chính vì vậy cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-sao-hien-nay-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-can-phai-chong-bien-doi-khi-hau/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp