Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển?

0
115
Rate this post

Cùng tìm hiểu Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển?

Đặt một chiếc vỏ ốc hay vỏ sò lớn vào tai, bạn sẽ nghe thấy tiếng sóng dịu êm của biển. Tuy nhiên, đại dương mênh mông không thể nào chui vào được cái vỏ nhỏ bé ấy. Vậy âm thanh đó thực sự là gì?

Câu trả lời là bạn đang nghe chính những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi dựa trên một số nguyên tắc của vật lý học. 3 yếu tố dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn.

Thứ nhất, các loại vỏ hoạt động giống như một “thiết bị cộng hưởng” (thiết bị gây tiếng vang).

Bạn đang xem: Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển?

Đặt chiếc vỏ ốc vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của đại dương.
Đặt chiếc vỏ ốc vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của đại dương.

Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của một nốt nhạc được dội lại từ phía trong chai. Chúng ta thường gọi nôm na là “chai”, nhưng theo ngôn ngữ khoa học, nó gọi là “khoang cộng hưởng”. Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường vì vậy phản xạ âm thanh của nó sẽ xuất hiện ở nhiều tần số khác nhau.

Tiến hành nghiên cứu trong một căn phòng khá ồn ào, các chuyên gia đã đặt một cái cốc gần tai (vì cấu tạo bên trong cốc đơn giản hơn nhiều so với vỏ ốc) và gắn chiếc micro rất nhỏ ngay sau màng nhĩ. Micro đã thu lại một âm thanh có cường độ 15dB ở tần số cộng hưởng của chiếc cốc là 648 hertz. Và ở tần số gấp đôi (1296 hertz), âm thanh nghe được là 16dB.

Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thứ hai, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây, hình dung được khuôn mặt của Chúa Giêsu xuất hiện trong một miếng khoai tây, thậm chí cả Đức mẹ Maria trên bánh sandwich.

Thứ ba, con người sống trong một biển âm thanh nhưng hầu hết đều không để ý đến. Điều này tương tự như việc đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận được những chiếc tất hay đồ lót trong một thời gian ngắn sau khi mặc chúng vào. Và trong cả ngày hôm đó, ý thức về sự xuất hiện của chúng sẽ không còn. Cũng với cách này, bộ não của chúng ta thường bỏ qua các tạp âm.

Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng đại dương” vọng về.

Xem thêm Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển?

Đặt một chiếc vỏ ốc hay vỏ sò lớn vào tai, bạn sẽ nghe thấy tiếng sóng dịu êm của biển. Tuy nhiên, đại dương mênh mông không thể nào chui vào được cái vỏ nhỏ bé ấy. Vậy âm thanh đó thực sự là gì?

Câu trả lời là bạn đang nghe chính những tiếng động xung quanh nhưng đã được biến đổi dựa trên một số nguyên tắc của vật lý học. 3 yếu tố dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn.

Thứ nhất, các loại vỏ hoạt động giống như một “thiết bị cộng hưởng” (thiết bị gây tiếng vang).

Đặt chiếc vỏ ốc vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của đại dương.
Đặt chiếc vỏ ốc vào tai, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của đại dương.

Khi mím môi thổi qua miệng chai rỗng, bạn sẽ nghe thấy âm thanh của một nốt nhạc được dội lại từ phía trong chai. Chúng ta thường gọi nôm na là “chai”, nhưng theo ngôn ngữ khoa học, nó gọi là “khoang cộng hưởng”. Các loại vỏ đều có hình dạng lồi lõm, to nhỏ bất thường vì vậy phản xạ âm thanh của nó sẽ xuất hiện ở nhiều tần số khác nhau.

Tiến hành nghiên cứu trong một căn phòng khá ồn ào, các chuyên gia đã đặt một cái cốc gần tai (vì cấu tạo bên trong cốc đơn giản hơn nhiều so với vỏ ốc) và gắn chiếc micro rất nhỏ ngay sau màng nhĩ. Micro đã thu lại một âm thanh có cường độ 15dB ở tần số cộng hưởng của chiếc cốc là 648 hertz. Và ở tần số gấp đôi (1296 hertz), âm thanh nghe được là 16dB.

Tuy nhiên, để những chiếc vỏ có thể tạo ra âm thanh đại dương thì môi trường xung quanh đó phải có tiếng động. Nếu bạn đi vào một căn phòng cách âm và đặt vỏ ốc lên tai, chắc chắn bạn sẽ không nghe thấy gì.

Thứ hai, bộ não con người khá xuất sắc trong việc tưởng tượng. Chúng ta có thể nhìn thấy những con vật lấp ló trên các đám mây, hình dung được khuôn mặt của Chúa Giêsu xuất hiện trong một miếng khoai tây, thậm chí cả Đức mẹ Maria trên bánh sandwich.

Thứ ba, con người sống trong một biển âm thanh nhưng hầu hết đều không để ý đến. Điều này tương tự như việc đôi khi chúng ta chỉ cảm nhận được những chiếc tất hay đồ lót trong một thời gian ngắn sau khi mặc chúng vào. Và trong cả ngày hôm đó, ý thức về sự xuất hiện của chúng sẽ không còn. Cũng với cách này, bộ não của chúng ta thường bỏ qua các tạp âm.

Sự kết hợp của tai và não đã làm thay đổi âm thanh đi vào. Não cố gắng giải thích xuất xứ của tiếng động mới này là vì bạn đã hoặc đang ở gần biển, và vì vậy nó chính là “tiếng sóng đại dương” vọng về.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-sao-lai-co-tieng-song-trong-vo-oc-bien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp