Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện?

0
158
Rate this post

Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện? Các cách để nối dây điện an toàn? Nếu bạn đang có những thắc mắc như vậy thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện?

  • Nên hàn mối nối trước khi bọc cách điện để tạo độ bền của các mối nối với nhau để có sự liên kết vững chắc nhất có thể.
  • Hàn mối nối còn một tác dụng là để tránh mối nối tiếp xúc với không khí, tránh bị quá trình oxi hóa, hạn chế han rỉ.
  • Tăng tính thẩm mỉ.
  • Tăng tuổi thọ của mối nối.
  • Giảm điện năng hao phí.

Cách nối dây điện an toàn, đúng kỹ thuật ngay tại nhà

1. Đấu nối dây điện là gì?

Đấu nối dây điện là kỹ thuật mắc nối các sợi dây điện lại với nhau tạo thành sự liên kết chắc chắn và đảm bảo an toàn về điện. Đấu nối dây điện thường được sử dụng khi thi công lắp đặt hệ thống điện trong gia đình.

Việc này đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật và quy tắc cơ bản như lựa chọn tiết diện dây phù hợp, mối nối phải chắc chắn và không bị đứt gãy, được bọc vỏ cách điện an toàn, lõi điện sạch,… để hệ thống điện được vận hành một cách hiệu quả.

Đấu nối dây điện đúng kỹ thuật ngoài mang lại tính thẩm mỹ cao còn tránh được việc dây không bị rò rỉ điện, làm các thiết bị điện trong nhà hoạt động chậm hơn bình thường hoặc thậm chí hư hỏng. Bên cạnh đó, việc rò rỉ điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của các thành viên trong gia đình.

Bạn đang xem: Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện?

2. Chuẩn bị dụng cụ để đấu nối dây điện

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết dưới đây để đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật cho việc đấu nối dây điện nhé:

  • Dao hoặc kìm tuốt vỏ dây điện
  • Băng keo cách điện
  • Bút thử điện
  • Đồng hồ vạn năng
  • Dụng cụ cách điện như găng tay cách điện, ủng cao su, ván cách điện
  • Hộp nối dây hoặc các thiết bị cần nối dây vào, tua vít, ốc vít,…

3. Cách đấu nối các loại mối nối thông dụng

Đối với tất cả các loại mối nối, bước đầu tiên bạn cần tuốt vỏ cách điện sao cho không được cắt vào phần lõi dây dẫn và làm sạch chúng.

Mối nối thẳng

Chúng ta có thể thực hiện trên 2 loại dây là dây dẫn lõi một sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi.

– Dây dẫn lõi 1 sợi

Mối nối thẳng dây dẫn lõi 1 sợi

  • Đầu tiên, bạn cần đặt hai lõi dây song song nhau, sau đó uốn gập phần lõi vuông góc và móc chúng lại với nhau. Tiếp theo, bạn xoắn một đầu lõi của dây này sang lõi dây kia và tiếp tục làm ngược lại.
  • Bạn cần quấn mỗi bên khoảng 5 – 6 vòng, sau đó dùng kìm để kẹp hai đầu của vòng ngoài cùng lại và vặn xoắn chúng để siết chặt các mối nối hơn.
  • Cuối cùng bạn cần kiểm tra các mối nối có chắc chắn chưa và tiến hành dùng keo cách điện quấn phần lõi dây vừa nối lại.

– Dây dẫn lõi nhiều sợi

Mối nối thẳng dây dẫn lõi nhiều sợi

  • Sau khi tuốt lớp vỏ của 2 sợi dây dẫn, bạn cần làm sạch phần lõi và tách những sợi lõi nhỏ xòe ra.
  • Tiếp theo, bạn đan xen chúng lại với nhau và tiến hành vặn xoắn lần lượt từng bên ngược chiều nhau khoảng 4 – 5 vòng thật chắc chắn.
  • Hãy kiểm tra lại lần cuối và đảm bảo chúng được lồng chặt vào nhau trước khi bọc keo cách điện.

Mối nối phân nhánh

Mối nối phân nhánh hay còn gọi là mối nối chữ T, kiểu mối nối này cũng có thể áp dụng với dây dẫn lõi 1 sợi và dây dẫn lõi nhiều sợi. Trước khi nối, bạn cần dùng kìm tuốt để bóc lớp bọc cách điện của một đầu dây nhánh. Sợi dây chính còn lại bóc lớp vỏ ở giữa dây tầm 5 – 6cm.

– Dây dẫn lõi 1 sợi

Mối nối phân nhánh dây dẫn lỗi 1 sợi

  • Sau khi bóc vỏ cách điện, bạn đặt 2 phần lõi dây dẫn thành hình dấu cộng (+) và xoắn ngược đầu lõi dây nhánh từ sau ra trước.
  • Sau đó bạn quấn ngược lại vòng qua phía sau lõi dây nhánh và tiếp tục dùng kìm xoắn chặt lõi dây nhánh vào lõi dây chính từ 6 – 7 vòng.
  • Bước cuối cùng, bạn kiểm tra lại mối nối và quấn keo cách điện.

– Dây dẫn lõi nhiều sợi

Mối nối phân nhánh dây dẫn lỗi nhiều sợi

  • Đầu tiên bạn chia các sợi lõi của dây nhánh thành 2 phần bằng nhau. Sau đó đặt phần lõi dây chính vào giữa.
  • Kế tiếp, xoắn lần lượt từng phần của dây nhánh lên sợi dây chính theo chiều ngược nhau. Phần lõi thừa bạn có thể dùng kéo để cắt bớt.
  • Cuối cùng kiểm tra mối nối xem có chắc chắn chưa và quấn keo cách điện lại.

Nối dây bằng ốc vít

Cách nối dây bằng ốc vít thường dùng để nối đầu dây dẫn với các thiết bị điện như chuôi đèn, ổ cắm, phích cắm,… Để nối dây bằng ốc vít, bạn thực hiện các bước sau:

  • Trước tiên bạn cần tuốt vỏ cách điện của đầu dây nối khoảng 3cm, đối với các dây có lõi nhỏ bạn cần tuốt dài hơn và gập đôi lõi lại.
  • Sau đó, bạn xoắn lõi lại với nhau và cho vào lỗ vít, dùng tua vít vặn ốc lại. Bạn chỉ nên vặn vừa tay, nếu siết quá chặt sẽ làm đứt lõi và khiến dây nhanh hỏng.

Nối dây bằng ốc vít

4. Những lưu ý quan trọng khi đấu nối dây điện

Để đảm bảo an toàn khi đấu nối dây điện, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cần ngắt nguồn điện hoặc sử dụng các dụng cụ cách điện để đảm bảo an toàn khi đấu nối dây điện.
  • Lựa chọn dây điện còn nguyên vỏ cách điện, không quá cũ. Dây điện phải có tiết diện và trọng lượng phù hợp để đảm bảo việc truyền tải điện cho các thiết bị.
  • Cần rà soát vị trí nối, đầu dây nối có chính xác chưa.
  • Tìm vị trí lắp đặt dây thông thoáng, ít vật cản và người qua lại gây ảnh hưởng đến việc nối dây và lắp đặt.
  • Sau khi nối dây điện xong, cần phải kiểm tra lõi dây có bị nhô ra quá nhiều gây mất thẩm mỹ hay không. Sau đó kiểm tra độ chắc của mối nối và dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để xem nó có hoạt động tốt hay không.
  • Sau khi nối dây, hãy tiến hành bảo vệ mối nối bằng băng keo cách điện để bảo đảm an toàn lao động, tránh cháy nổ.

Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện

1. Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng điện

Không thể phủ nhận những lợi ích mà điện mang lại nhưng nguy hiểm từ chúng thì cũng chẳng thể nào đo lường hết được. Nếu sử dụng điện không theo các quy trình an toàn người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều mối nguy hại ngầm vừa gây thiệt hại về của lại vừa gậy thiệt hại về người.

Theo các thông kê thì có đến 70% các tai nạn do điện gây ra bắt nguồn từ những quy trình sử dụng điện không an toàn tại điểm sinh hoạt gia đình và sản xuất. Chúng bắt nguồn từ những nguyên nhân chính như :

  • Sửa chữa điện khi chưa đóng hoặc ngắt nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
  • Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện
  • Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
  • Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
  • Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp.
  • Phóng điện hồ quang khi đóng ngắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với những người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị.

2. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần ghi nhớ

Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách

Bất kỳ một thiết bị điện nào thì nguyên tắc an toàn điện đầu tiên luôn cần phải được lưu ý chính là lắp đặt các mạch điện một cách chính xác. Cầu dao hay aptomat luôn phải được đặt ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ.

Bên cạnh đó, cầu chì cũng cần phải được lắp đặt ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hoả do điện. Thiết bị bảo vệ đóng cắt điện cần được lắp đặt trên dây pha, tốt nhất nên lắp đặt đồng thời cả dây pha và dây trung tính. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn khi có các hiện tượng chập điện xảy ra.

Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp

Lựa chọn các thiết bị đóng cắt bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện. Nên lắp thêm thiết bị chống rò điện để phòng tránh các sự cố điện nguy hiểm, đặc biệt là những vùng ngập nước.

Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện

Khi sử dụng điện thì vị trí đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm điện phải là nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện khi sử dụng. Đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước cần lưu ý đặt cao hơn nền và sàn nhà ít nhất 1,4 mét. Đồng thời, phải luôn đặt những thiết bị này tại nơi khô ráo, nhiệt độ không quá nóng.

Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình

Luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ như găng tay cách điện hạ thế để đảm bảo an toàn khi có tiếp xúc trực tiếp với các Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy, chỗ nối dây, dây điện trần… để không bị giật khi các công cụ này xảy ra các hiện tượng rò điện.

Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm

Giữ khoảng cách tiếp xúc xa, an toàn để tránh hiện tượng phóng điện cao áp, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tại những nơi điện cao thế nguy hiểm, cần sử dụng khóa liên động, đèn tín hiệu, biển báo nguy hiểm và hàng rào để đề phòng có người vô ý tiếp xúc.

Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc

Không vừa sử dụng vừa sạc điện thoại, khi sạc xong thì cần rút ra để tránh cháy nổ đồng thời gây nguy hiểm nếu gia đình nào có trẻ nhỏ khi con bạn vô tình nghịch tới.

Sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt

Tất cả dây điện sử dụng phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải dễ dẫn đến chập cháy. Đồng thời không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém và không đảm bảo về trọng tải.

Kiểm tra hệ thống đường điện

Trong quá trình sử dụng, cần phải thường xuyên kiểm tra đường dây; các thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện như: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm,…; các thiết bị sử dụng điện trong nhà. Bên cạnh đó, tốt nhất hãy ngắt nguồn điện các thiết bị khi không sử dụng để đề phòng cháy nổ, chập điện.

Bảo hành thiết bị điện định kỳ

Mọi vật dụng sử dụng điện năng đều được khuyến cáo kiểm tra định kỳ thường xuyên. Thời gian kiểm tra định kỳ phụ thuộc vào từng loại thiết bị, chúng thường được lưu ý trước từ nhà sản xuất. Với các thiết bị đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao, bạn không nên tự ý kiểm tra mà hãy tìm đến các chuyên gia để đảm bảo an toàn.

Trang bị bảo hộ đầy đủ 

Người lao động cần sử dụng các dụng cụ và phương tiện bảo vệ các nhân viên khi làm việc với các thiết bị điện. Người lao động khi tiếp xúc với hệ thống mạng dây điện, leo trèo cao hoặc trong phòng kín thì ít nhất cần phải có 2 người. Trong đó, 1 người làm việc còn 1 người theo dõi, kiểm tra, chỉ huy toàn bộ công việc. Đây được xem là một trong những biện pháp an toàn điện tối ưu nhất cho mỗi người khi tham gia vào các công việc tiếp xúc trực tiếp với điện năng.

Video về “Tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện?”

Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn biết được tại sao phải hàn mối nối trước khi bọc cách điện? Cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-sao-phai-han-moi-noi-truoc-khi-boc-cach-dien/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp