Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

0
219
Rate this post

Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào? là nội dung chính mà muốn truyền tải đến các em trong bài học hôm nay. Nếu các em chưa nắm vững kiến thức bài học thì hãy cùng thầy cô bắt đầu thôi.

Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu hỏi: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).

C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ.

Đáp án đúng: B – Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).

Giải thích: Năm 1942, trên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, Bác đã bị chính quyền bắt giữ rồi bị giải tới gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc Quảng Tây. Trong những ngày đó, Người đã viết tác phẩm Nhật kí trong tù.

Tập thơ Nhật kí trong tù gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào?

Câu hỏi: Tập thơ Nhật kí trong tù gồm bao nhiêu bài thơ và phần lớn được viết theo thể thơ nào?

A. Gồm 143 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

B. Gồm 133 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

C. Gồm 134 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ song thất lục bát.

D. Gồm 135 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Đáp án đúng:  B – Gồm 133 bài – được viết chủ yếu theo thể thơ tứ tuyệt.

Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ Nhật kí trong tù là gì?

Câu hỏi: Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ Nhật kí trong tù là gì?

A. Để tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.

B. Để giác ngộ cho các tầng lớp thanh niên, nâng cao trình độ hoạt động cách mạng cho họ.

C. Để lên án sự cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

D. Để giải khuây trong những ngày ở tù.

Đáp án đúng:  D – Để giải khuây trong những ngày ở tù.

Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì?

Câu hỏi: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ quốc ngữ

D. Chữ Pháp

Đáp án đúng:  A – Chữ Hán

Hoàn cảnh sáng tác Nhật kí trong tù

Tháng 1- 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác về nước để chỉ đạo cách mạng trong nước. Tháng 5 năm ấy Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Ðảng họp ở hang Pác Bó dưới sự chủ tọa của Người, quyết định thành lập Việt nam độc lập đồng minh tức là mặt trận Việt minh để đoàn kết đông đảo nhân dân đánh Pháp đuổi Nhật, giải phóng dân tộc

Cần tranh thủ thêm sự giúp đở của đồng minh, mà đồng minh gần ta nhất là Trung Quốc. Người hiểu biết trung Quốc hơn ai hết nên Trung ương cử Người đi Trùng Khánh nhằm mục đích tranh thủ sự viện trợ của chính phủ Tưởng Giới Thạch, bên trong thì đặt quan hệ với Ðảng Cộng Sản Trung Quốc. Bấy giờ Người đổi tên là Hồ Chí Minh.

Ði suốt trong 10 ngày 5 đêm, đến một thị trấn Túc Vinh thuộc tỉnh Quảng Tây, bị khám xét, đồng chí người Trung Quốc dẫn đường không có giấy tờ bị bắt theo. Bọn bộ hạ của Tưởng cho là Bác sang phá tổ chức Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội của Trương Công Bội và Nguyễn Hải Thần, do chúng đỡ đầu. Cũng bởi thế cho nên những bức điện của Bác gởi cho bọn cầm quyền trong chính phủ Tưởng đều không được trả lời.

Chúng giải Bác đi khắp nơi, tay bị trói cổ mang vòng xích, dầm mưa dãi nắng, trèo núi, vượt truông. Hơn một năm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Bác đã làm 134 bài thơ in trong cuốn Nhật ký trong tù trong đó có bài Mới ra tù tập leo núi làm sau khi Bác đã ra khỏi tù nhưng nhà xuất bản văn học vẫn in chung trong tập Nhật ký trong tù, xuất bản 1960.

Tháng 5- 1990, kỷ niệm ngày sinh 100 của Bác, người ta đã tìm được 20 bài thơ chữ Hán viết trong thời kỳ bác bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Như vậy, Nhật ký trong tù sẽ có 134 bài thơ bằng chữ Hán.

Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây ngày 29-8-1942 được trả tự do ngày 10-9-1943, một năm sau nữa, tháng 9-1944, nhà đương cục Trung Quốc mới để Bác về nước. Bác viết Ngục trung nhật ký trong hoàn cảnh ấy.

Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký ghi chú sự việc xảy ra trong những ngày Bác bị giam giữ. Nhật ký trong tù viết bằng thơ chữ Hán không phải là một bài thơ trường thiên liền mạch mà là nhiều bài, mỗi bài về một vấn đề, thể điệu có thay đổi nhưng phần lớn là thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Thơ văn trong tù xưa nay có nhiều bài nổi tiếng như Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, Xiềng Xích của Tố Hữu. Văn học thế giới có tác phẩm vĩ đại Viết dưới giá treo cổ của Phu Xích và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là một điều hiếm có.

Nội dung tập thơ “Nhật kí trong tù”

Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. Về phương diện này, có thể coi “Nhật kí trong tù” như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan.

Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người.

Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập “Nhật kí trong tù” bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn. Nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Bạn đang xem: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Nghệ thuật tác phẩm Nhật ký trong tù

a. Nhật ký trong tù đẹp một vẻ đẹp giản dị

Theo ý Xuân Diệu: “Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễî là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó”. Xuân Diệu viết tiếp:”Nếu ai đọc cứ quen theo thị hiếu thông thường, thích lời thơ phải hoa mỹ như cô gái đeo nhiều nữ trang, thích vị thơ phải chua cay, ngọt…thì người ấy sẽ thấy thơ này bình thường quá. Phải ở trong cái không khí cao sáng của trí tuệ này, phải nối liền mạch với trái tim rất nhân đạo này thí mới nhận hết được cái chất thơ cao quý này. Người xưa nói:” Ðối diện đàm tâm” nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau”. Ðọc Nhật ký trong tù cũng phải tế nhị như vậy. Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lê Nin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường…

Nếu nói đến tínnh chất nhật ký, đây là ngòi bút của một phóng viên ghi nhanh và sắc. Các nét dù là nhỏ nhất trong đời thường cũng không qua mắt được tác giả: từ giờ giấc trong một ngày:

“Sớm dậy người người đua bắt rận “

“Hai giờ ngục mở thông hơi”

“Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm”

Ðến cảnh đun nấu, mỗi người tù tự tìm cách cải thiện: “Hỏa lò ai cũng có riêng nồi”

Từ những lệ tục hủ lậu:

“Lệ thường tù mới đến

Phải nằm cạnh cầu tiêu”

(Quá trưa)

Ðến những thói ăn người trắn trợn.

“Hút thuốc nơi này cấm gắt gao

Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao”

(Cấm hút thuốc lá)

Gặp những nét ấy nếu một người có cái phương pháp suy nghĩ chỉ thiên về “vĩ đại”, “cao siêu” thì sẽ bỏ đi hết, làm gì có Nhật ký trong tù nữa. Mất cái tính chất nhật ký thì chùm thơ cũng mất đi cái đặc tính của nó, cái hương vị của nó sẽ trở thành ra một chùm thơ khác.

b. Nghệ thuật trào phúng

Nhật ký trong tù ta tìm thấy nghệ thuật trào phúng, nụ cười trào phúng lúc thì đau đớn lúc thì chua xót “cái cùm” và sự đới nhiều khi đến kỳ lạ:

“Ðược cùm chân mới yên bề ngủ

Không được cùm chân biết ngủ đâu”

Có khi nụ cười gắn với lời tố cáo, như bài “cờ bạc” mở đầu trình bày sự việc rất điềm tỉnh

“Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội

Trong tù đánh bạc được công khai”

Ðột nhiên ngòi bút sắc, mạnh đánh kẻ thù bật ngã mà vẫn cứ mát mẻ:

“Bị tù con bạc ăn năn mãi

Sau trước không vô quách chốn này”

Bác bị giải đi ba mươi huyện mười tám nhà lao, Bác đã quắc mắt hỏi tội bọn chúng:

“Phạm tội cái gì ? ta thử hỏi

Tội trung với nước, với dân à ?”

Giọng thơ trào phúng không đơn điệu vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Mỗi bài thơ mỗi vẻ. Có bài đanh thép như một cái tát vào mặt quân thù như bài kể chuyện “Nộp tiền đèn” có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra thì tràn đầy căn giận như bài “Ở Lai Tân”. Có bài xót xa chua chát:

“Biền biệt anh đi không trở lại

Buồng the, trơ trọi, thiếp ôm sầu

Quan trên sót nỗi em cô quạnh

Nên lại mời em tạm ở tù”

(Gia quyến người bị bắt lính)

Có bài thơ như một bài nói đùa về ghẻ lở “Ði Nam Ninh “, “Dây trói”, mỗi bài là một tiếng cười như để lấy thêm sức mạnh.

Tóm lại, bằng bút pháp vừa tả thực vừa trào phúng, những bài thơ trong Nhật ký trong tù đã nêu lên được nỗi cơ cực của người tù nhân và tập thơ lên án chế độ nhà tù phi nhân loại của Tưởng Giới Thạch.

c. Nghệ thuật triết lý

Nghệ thuật thơ Bác là nghệ thuật những bài thơ triết lý sâu sắc như bài “Nửa đêm”

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Hay bài “Nghe tiếng giã gạo”, bài “Học đánh cờ”. Mỗi bài thơ nêu lên một thái độ sống, hay sự nhìn nhận đúng, hoặc đề ra một cách giải quyết về những định đề đã nêu ra.

Chúng ta quán triệt toàn bộ thơ Bác là tư tưởng của một nhà yêu nước vĩ đại, một nhà Cách mạng vĩ đại. Thơ Bác không phải biểu hiện cuộc sống mà còn cải tạo cuộc sống, chỉ đạo cuộc sống. Ðó là tính Ðảng cộng sản lớn lao, đó chính là chất thép của thời đại.

Nói đến thơ Bác không thể không nói đến nghệ thuật. Vì thơ Bác là thơ của tâm hồn, thơ của tình cảm, thơ của tư tưởng, thơ của hành động, Bác đã sử dụng không biết bao nhiêu phương tiện biểu hiện thật hết sức phong phú đa dạng, nhiều lúc tưởng như trái ngược nhau mà lại có một sự nhất quán lạ lùng đó là sự bình dị tuyệt vời không có ai có thể bắt chước được.

Trong những bài thơ của Bác bên cạnh những vấn đề rất lớn lao cao cả, Bác có thể nói đến những vấn đề nhỏ nhặt hàng ngày mà ít ai có thể nói đến trong thơ: ai có thể ngờ được bên cạnh câu thơ mang ý nghĩa lớn:

“Ðau khổ chi bằng mất tự do”

Lại một câu khác :

“Ðến buồn đi ỉa cũng không cho“

Thế mà câu thơ đọc lên không chổi, trái lại làm tăng thêm sức tàn ác, làm cho việc mất tự do, cái tự do tối thiểu của con người cũng không có, càng được nhấn mạnh.

Bác không từ chối một đề tài nào. Bác không từ chối một từ nào không dùng miễn là từ ấy dùng đúng chỗ, dùng đắt. Bác đem rất nhiều những từ dùng hàng ngày vào trong thơ mà những từ ấy không làm cho thơ Bác tầm thường đi. Trái lại câu thơ của Bác càng sinh động, càng thực, càng xúc động lòng người.

Hay là cách nói tượng trưng ước lệ, chiết tự, nói nhại đến cách nói trực tiếp, cách nói hiện thực: rất thực, rất thẳng, rất sâu. Trong thơ Bác các yếu tố quan hệ rất hài hòa với nhau: tự sự và trữ tình, lãng mạng và hiện thực, cổ động và giáo dục, phản ánh và triết lý… đã kết hợp với nhau một cách chặt chẽ một cách nghệ thuật.

Trong Nhật ký trong tù, Bác thích dùng lối đối chọi giữa các mặt đối lập, tạo nên một sự châm biếm có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt nhưng cuối cùng gây một nụ cười sâu sắc.

“Ta thì người dắt, lợn người khiên”

“Uốn để pha trà đừng rửa mặt”

“Ðánh bạc ở ngoài quan bắt tội”

“Trong tù đánh bạc được công khai”

Sự đối lập ấy tạo nên một sự buồn cười. Bài thơ nói đến đau khổ mà vẫn trào lộng. Ðọc thơ Bác chúng ta luôn luôn gặp một nụ cười độ lượng và tế nhị gay gắt mà thấm thía, một nụ cười riêng của Bác.

Chúng ta đã nói sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Bác. Sự bình dị tuyệt diệu đó bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác. Bình dị mà không tầm thường, giản dị mà không đơn giản. Bác nhìn cuộc sống từ nhiều mặt đối lập của nó, nhìn hiện tại mà hướng về tương lai, coi trọng tư tưởng mà rất chú trọng đến nghệ thuật.

**********

Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy viết bằng chữ Hán nhưng về mặt nội dung và cả về mặt phong cách nghệ thuật rõ ràng là một tác phẩm văn học Việt nam đậm đà tính dân tộc. “Một tác phẩm văn học lớn có tác dụng giáo dục sâu sắc phầm chất đạo đức Cách mạng cho tất cả chúng ta ngày nay”. (Lời nói đầu khi xuất bản cuốn Nhật ký trong tù của Viện văn học ). Tập thơ đưa ta đi sâu vào những cảm xúc, những suy nghĩ , những băn khoăn của một con người cộng sản vĩ đại trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có cái may mắn được nghe những lời tâm sự của một vị lãnh tụ kính yêu vì thế tấm gương đạo đức cao cả của Người đối với ta vô cùng gần gũi. Tôi muốn nhắc lại ý thơ của Hoàng Trung Thông trong bài “đọc thơ Bác”

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình“

Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ biết được Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào? và những kiến thức hữu ích khác. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tap-tho-nhat-ki-trong-tu-duoc-sang-tac-trong-hoan-canh-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp