Thành ngữ là gì? Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ

0
426
Rate this post

Thành ngữ là gì?

Theo chương trình môn Ngữ Văn lớp 7, thành ngữ được định: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa nhất định hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…”

Xét về mặt ngữ pháp thì thành ngữ chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ: thành ngữ “Đục nước béo cò” có hai nghĩa: nghĩa bóng và nghĩa đen.

Nghĩa bóng: “Đục nước” ở đây có nghĩa chỉ cơ hội. Một điều thú vị hơn là tạo sao “đục nước” lại chỉ béo mỗi chú cò và chính cò là biểu hiện của kẻ cơ hội? Mỗi lần nước đục, cảnh đàn cá tranh ăn, cá lớn nuốt cá bé khuấy động cả một vùng chính vì thế vò trở thành kẻ được lợi, biểu trưng cho hạng người cơ hội, trở thành kẻ cướp công, được lợi sau cuộc chiến cá ăn cá ấy.

Nghĩa bóng: Cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm con ốc, bắt con tôm, con cá trên đồng ruộng. Phải nhọc nhằn lắm, may ra cò mới kiếm được miếng ăn hàng ngày. Thế những, trong các vụ cày bữa, ruộng nước đục ngầu, bùn, lấm làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất cả bao công, cứ thế cò chén những con vật xấu số do hoàn cảnh “đục nước” mà phải ngoi mình làm mồi cho nó. Biết lợi dụng vụ cày bừa, với những chân ruộng đục nước, cò có thể kiếm chác, nuôi thân béo mầm. Đó là ý mà câu thành ngữ muốn nói đến.

Thành ngữ là gì?
Thành ngữ là gì?

Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ

Thành ngữ có đặc điểm là tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Tuy nhiên nghĩa của chúng không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ thường mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ như sau:

– Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

  • Thành ngữ có kết cấu ba tiếng. Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,…
  • Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt. Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,…
  • Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,…

Ngoài ra, còn tồn tại một số kiểu kết cấu thành ngữ có bảy, tám, mười tiếng. Đó có thể là hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một thành ngữ dài cố định, ví dụ như: vén tay áo xô đốt nhà táng giày,…

– Dựa vào kết cấu ngữ pháp: Câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ): Nước đổ đầu vịt, chuột sa chĩnh gạo,…

Vai trò của thành ngữ

Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…

Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao nên có thể dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương đã sử dụng rất nhiều thành ngữ:

” Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không”

Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ này là thể hiện nỗi xót xa của nhà thơ trước sự vất vả của người vợ, từ đó thể hiện tình cảm và sự đồng cảm với nỗi vất vả của vợ nhiều hơn..

Một số thành ngữ thường gặp

“Dĩ hoà vi quý” là thành ngữ chỉ những người luôn lấy trọng tâm là sự hoà hợp, từ đó cho thấy cách đối nhân xử thế của con người đó trong xã hội.

“Đừng xem mặt mà bắt hình dong” dùng để phê phán những người không có kiến thức nhưng lại luôn cho mình là người có hiểu biết, bó mình trong một không gian nhỏ hẹp mà không chịu bước ra thế giới bên ngoài để khám phá và trải nghiệm những điều mới.

Ngoài ra còn có một số thành ngữ khác như: “Sức khoẻ là vàng”, ” Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”,…

Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ
Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ

Phân biệt thành ngữ với tục ngũ

Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.

Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng.

– Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau.

– Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.

– Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.

Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục)

Có hai hình thức tư duy mà đặc điểm và mối quan hệ giữa chúng với nhau có thể được coi là những cơ sở nhận thức luận cho việc xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa tục ngữ và thành ngữ. Đó là các hình thức khái niệm và phán đoán. Xét nội dung và cách diễn đạt của những câu mà ta vẫn gọi là thành ngữ và tục ngữ thì thấy: nội dung của thành ngữ là nội dung của những khái niệm, còn nội dung của tục ngữ là nội dung của những phán đoán. Quan hệ giữa thành ngữ và tục ngữ phản ánh quan hệ giữa các hình thức khái niệm và phán đoán. Chẳng hạn như khái niệm về “sự uổng công” có được cũng phải trải qua một quá trình khái quát rất nhiều hiện tượng như “nước đổ lá khoai”,“nước đổ đầu vịt”, “dã tràng xe cát”…

Theo cách miêu tả của các thành ngữ này thì đó là những hiện tượng riêng rẽ, được nhận thức bằng những tri giác của giác quan. Sự nhận thức này nhằm mục đích khẳng định một thuộc tính nhất định của những hiện tượng đó. Sự khẳng định ấy được thể hiện ra thành những phán đoán, có thể diễn đạt như sau: “Nước đổ đầu vịt thì nước lại trôi đi hết”, “Nước đổ lá khoai thì nước lại trôi đi hết”, “Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”…

Như vậy, sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là ở chỗ cả hai đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan. Sự khác nhau là ở chỗ những tri thức ấy khi được rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn khi được trình bày, diễn giải thành những phán đoán thì ta có tục ngữ.

Sự khác nhau về chức năng của các hình thức tư duy trên đây thể hiện ra ở sự khác nhau về chức năng của các hình thức ngôn ngữ dùng để hiện thực hoá chúng.

Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức khái niệm có chức năng định danh. Hình thức ngôn ngữ phù hợp với hình thức phán đoán có chức năng thông báo. Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ diễn tả các phán đoán nên tục ngữ có chức năng thông báo. Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bài các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho những sự vật, hiện tượng mới. Do đó, thành ngữ là một hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Còn tục ngữ khi thực hiện chức năng thông báo của nó thì có bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm trong lĩnh vực những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người như khoa học, nghệ thuật, văn học….

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Qua sự phân tích trên đây, ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý, song về cơ bản cần được nghiên cứu như là một hiện tượng ý thức xã hồi, một hiện tượng văn hoá, tinh thần của nhân dân lao động.

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/thanh-ngu-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp