Thầy/cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin?

0
4278
Rate this post

Thầy/cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin? là câu hỏi trong Module 9 Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh. Để có câu trả lời chính xác, mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé.

Thầy/cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin?
Thầy/cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin?

Thầy/cô có suy nghĩ gì về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin?

Mẫu số 1:

Công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng trong dạy học, giáo dục, có thể phân tích một số vai trò cơ bản như sau:

1. Đảm bảo tính khoa học

– Ứng dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả của dạy học và giáo dục nói chung.

– Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng, sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và Công nghệ thông tin.

– Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số, thiết bị công nghệ và Công nghệ thông tin khi triển khai ứng dụng.

– Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và Công nghệ thông tin dù ở mức nào hay hình thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc dạy học và giáo dục, nhất là kĩ thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu số và Công nghệ thông tin phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục.

– Việc ứng dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan, liên ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo dục như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, có điểm đến.

2. Đảm bảo tính sư phạm

– Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan điểm về tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Trong đó, cần đảm bảo việc ứng dụng Công nghệ thông tin đáp ứng được mục tiêu, nội dung của hoạt động dạy học và giáo dục; phù hợp với hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Bên cạnh đó, cần tính đến việc phù hợp với điều kiện, môi trường tổ chức dạy học và giáo dục sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục, xa hơn là mục tiêu giáo dục theo quy định.

– Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình dạy học và giáo dục nhất là yêu cầu của dạy học phát triển PC, NL. Cụ thể, tuân thủ yêu cầu HS là trung tâm, thỏa mãn các lưu ý: không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì người học, đánh giá chú trọng sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL, PC hiện có của người học và phát triển một cách tích cực, hiệu quả…

– Đảm bảo tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức dạy học và giáo dục nhất là các pha của hoạt động dạy học, các bước và yêu cầu khi xây dựng và triển khai KHBD, KHGD… Những yêu cầu sư phạm về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ phát triển NL và PC HS của người GV cần đảm bảo thực thi một cách trọn vẹn.

– Việc ứng dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục đảm bảo hiệu quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được mục tiêu, YCCĐ hay chuẩn đầu ra nhưng cần được xem xét trong mối quan hệ với kinh phí, thời gian, công sức đầu tư trên bình diện hiệu suất tổng thể.

3. Đảm bảo tính pháp lí

– Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục của

– Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học, cụ thể là hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học.

– Tuân thủ Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

– Tuân thủ Công ước Berne năm 1886, Công ước Rome năm 1961, Luật Sở hữu trí tuệ và cần lưu ý đến những điều khoản trong Luật Hình sự và các văn bản pháp lí liên quan quyền tác giả.

4. Đảm bảo tính thực tiễn

– Dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát về điều kiện, kinh nghiệm sử dụng học liệu số, thiết bị công nghệ, Công nghệ thông tin của cơ sở, đội ngũ với các yêu cầu có liên quan về cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền,…

– Dựa trên các dữ liệu và các kết quả dự báo về năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV, cán bộ quản lí và nhất là thói quen, kĩ năng, ý tưởng sư phạm và định hướng đổi mới trong dạy học và giáo dục. Đặc biệt, những dữ liệu thực tiễn về điều kiện thiết bị công nghệ, phần mềm… ở từng địa phương cần được xem xét để tránh việc yêu cầu cao theo hướng chủ quan, cảm tính.

– Dựa vào khả năng của HS, thái độ và các kĩ năng liên quan khi tham gia vào quá trình triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV nhất là sự tương tác và phối hợp của HS và sự tự học, các thói quen tự học của HS cũng như hứng thú, nhu cầu của các em nhất là cần cẩn trọng khi sử dụng các hình thức dạy học có ứng dụng Công nghệ thông tin với HS tiểu học.

– Khéo léo khai thác, dựa trên đồng thuận của phụ huynh, dư luận xã hội về ứng dụng Công nghệ thông tin, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục theo hướng vừa tuyên truyền, vừa chia sẻ và khuyến khích ứng dụng một cách tích cực.

Mẫu số 2:

Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời những tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, điều đó mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của nền giáo dục. Thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò rất quan trọng:

– Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục: Nội dung dạy học; phương pháp và kĩ thuật dạy học; phương tiện dạy học và học liệu dạy học, giáo dục; quá trình kiểm tra, đánh giá

– Tạo điều kiện và kích thích GV tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, hiệu quả.

+ Thiết bị công nghệ và học liệu số tạo động lực, kích thích người dạy khai thác ý tưởng dạy học mới, thiết kế KHBD hiện đại với sự kết hợp giữa CNTT, học liệu số và yêu cầu khác có liên quan đến thiết bị công nghệ.

+ Thiết bị công nghệ còn hỗ trợ người dạy triển khai các ý tưởng sư phạm để tổ chức dạy học, giáo dục đa dạng theo hình thức dạy học trực tuyến, dạy học bán trực tuyến kết hợp.

+ Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần hỗ trợ, cải tiến các phương pháp dạy học, giáo dục truyền thống cũng như thay thế khi cần thiết, phù hợp nhất là trong điều kiện tự nhiên, các bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, các tác động khó kiểm soát khác từ bối cảnh ảnh hưởng đến việc dạy học, giáo dục để triển khai dạy học, giáo dục một cách chủ động.

– Giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt sự bùng nổ của Internet đã mở ra một kho tàng kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho cả người học và người dạy. Điều đó giúp việc tìm hiểu kiến thức trở nên đơn giản hơn rất nhiều đồng thời cải thiện chất lượng dạy và học.

– Công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở: Công nghệ thông tin và phần mềm hỗ trợ có vai trò thúc đẩy một nền giáo dục mở, điều đó có nghĩa con người hoàn toàn có thể tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách và thu hẹp mọi không gian và rút ngắn thời gian. Từ đó con người dễ dàng phát triển nhanh hơn về kiến thức, tư duy và nhận thức của mình.

– Kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên: Nếu như trước đây, thông qua giáo viên và sách vở để tiếp thu kiến thức thì ngày nay với nguồn kiến thức đa dạng từ Internet đã giúp chúng ta chủ động hơn. Điều này đóng góp vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục.

– Công nghệ thông tin tạo không gian và thời gian học linh động: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó mặc dù mỗi người đang ở một nơi rất xa nhau. Chính vì vậy khi nói đến vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục, chúng ta phải nhắc đến việc tạo nên không gian và thời gian học linh động.

Bên cạnh đó, với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi thì công nghệ thông tin cũng sẽ tạo ra cơ hội cho người học tiếp cận, lựa chọn vấn đề phù hợp với bản thân để từ đó phát triển theo thế mạnh của mình:

– Góp phần phát triển hứng thú học tập và kĩ năng của người học.

– Thiết bị công nghệ và học liệu số góp phần “trực quan hóa” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học.

– Thiết bị công nghệ và học liệu số còn góp phần làm đa dạng các hình thức tương tác trong hoạt động của HS.

***************

Trên đây là 2 mẫu trả lời cho câu hỏi về vai trò của thiết bị công nghệ và phần mềm hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin. Hy vọng sẽ giúp các giáo viên trả lời tốt câu hỏi trong module 9.

 

Hướng dẫn giáo viên

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vai-tro-cua-thiet-bi-cong-nghe-va-phan-mem-ho-tro-trong-hoat-dong-day-hoc-va-giao-duc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp