Xin giới thiệu đến các bạn Thể lệ, nguyên tắc bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở được chúng tôi tổng hợp chi tiết đăng tải ngay sau đây. Hy vọng qua bài viết này các bạn nắm vững được thể lệ cũng như nguyên tắc bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở được chính xác. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN……………
Bạn đang xem: Thể lệ, nguyên tắc bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở
NGUYÊN TẮC, THỂ LỆ BẦU CỬ
BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN……………
Khóa………., nhiệm kỳ……………
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Ban bầu cử phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử để bầu uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn, như sau:
1. Việc bầu cử được tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Phiếu bầu do Ban bầu cử phát ra theo mẫu qui định, có dấu của Ban chấp hành Công đoàn……………khóa…………. đóng ở góc trái phía trên của phiếu.
3. Danh sách bầu cử được in sẵn trong phiếu bầu, có ghi rõ họ tên (xếp theo thứ tự vần a, b, c… trong bảng chữ cái tiếng việt), chức vụ, đơn vị công tác.
– Số lượng bầu đã được Đại hội biểu quyết là …đ/c.
4. Mỗi đại biểu chính thức được phát 01 phiếu bầu và phải tự tay mình ghi phiếu, bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu không đồng ý bầu ai trong danh sách bầu thì gạch ngang chính giữa dòng chữ họ và tên người ấy trong phiếu bầu.
Trường hợp ghi nhầm hoặc ghi không đúng quy định, đại biểu liên hệ với Ban kiểm phiếu để được đổi phiếu khác.
5. Phiếu bầu hợp lệ và phiếu bầu không hợp lệ:
a) Phiếu bầu hợp lệ:
– Phiếu bầu do Ban bầu cử phát ra.
– Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng đã được Đại hội biểu quyết thông qua.
b) Phiếu không hợp lệ gồm những trường hợp sau:
– Phiếu bầu cử không đúng thể thức được nêu trong nguyên tắc, thể lệ bầu cử của ban bầu cử và không do ban bầu cử phát ra.
– Phiếu không đóng dấu của ban chấp hành theo quy định.
– Phiếu gạch hết tên trong danh sách bầu ở phiếu in sẵn.
– Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội biểu quyết.
– Phiếu bầu ghi tên người ngoài danh sách bầu cử đã được hội nghị thông qua.
– Phiếu bầu có đánh dấu riêng, hoặc gạch từ hai màu mực trở lên.
– Phiếu bầu bị rách rời, nhàu nát.
6. Các trường hợp phiếu bầu sau đây khi kiểm phiếu được tính là phiếu không gạch:
– Phiếu bầu chỉ gạch họ, hoặc tên đệm, không gạch tên.
– Phiếu bầu chỉ gạch chức vụ, đơn vị công tác, không gạch họ và tên.
7. Người trúng cử phải đạt quá 1/2 (một phần hai) so với số phiếu ban bầu cử thu về.
BAN BẦU CỬ
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp